Thuật Phong Thủy
Thuật phong thuỷ đã chia xẻ sự phát triển của nó cùng với khoa thiên văn và khoa dự án (quẻ dịch) của Trung Quốc cổ. Nó đã có từ thời đại truyền thuyết. Dù rằng không có những dữ kiện xác thực cho chúng ta biết ai đã hình thành nó và vào thời điểm nào. Tuy thế, nó rất gần gũi với la bàn từ truờng của nguời Trung Quốc cổ, làm cho nguời ta liên tuởng đến việc nó có thể bắt đầu vào khoảng thời gian la bàn đuợc phát minh, thành quả này đuợc nguời đời tin rằng Hoàng đế Vàng-một nhà vua theo truyền thống cổ của Trung Quốc đã sống khoảng năm 2700 truớc công nguyên. Nguời ta không đưa ra một chứng cứ lịch sử nào về sự đóng góp này, nhưng một điều chắc chắn là việc sử dụng thật sự có từ thời đại cổ xưa
Có rất ít tài liệu lịch sử xa xa liên quan đến môn phong thuỷ, nhưng trong những vụ khai quật kho cổ hơn tám mươi năm qua ở Trung Quốc đã tìm thấy những tài liệu dưới lòng đất có ngày tháng vào khoảng thế kỷ thứ ba, thậm chí từ trước công nguyên với một số thông tin gián tiếp có liên quan đến phong thuỷ. Một số học giả cho rằng, các kiến thức và sự sử dụng nó có thể vào mùa xuân hay thu, hoặc thời kỳ chiến tranh các nước (770 - 221) trước Công nguyên, khi có khoa dự đoán, kinh dịch và vũ trụ học dựa trên năm yếu tố Ngũ hành đầu tiên được soạn thảo công phu và viết thành văn bản.
Ðây có thể là một hệ thống mà môn phong thuỷ rất gần gũi, đặc biệt là kinh dịch, nguời ta cho rằng đuợc biên soạn bởi Lão Tử khoảng năm 600 truớc Công nguyên, nguời đã sáng lập nên đạo Lão. Nhưng ngoài những dữ kiện mỏng manh và ký hoạ này, người ta có rất ít nguồn thông tin liên quan đến phong thuỷ cũng như sự co' mật của nó. Nguời ta hy vọng rằng các vụ khai quật trong tuơng lai sẽ có một ít tia sáng cho vấn đề này.
Chưa đến thời kỳ đầu của triều đại nhà Hán, một học giả nổi tiếng và cũng là một nhà chiến luợc quân sự Zhang Liang (230 - 185 trớc Công nguyên) xuất hiện trong các tài liệu lịch sử là một nhà phong thuỷ. Theo truyền thuyết ông được một đạo sĩ truyền lại kiến thức này, tên là Chisongzi (Red pine Masterrl, một số người khác cho rằng Zhang cũng là môn đệ của một nguời lão luyện khác là Shigong. C hai Hồng Phạm và Thạch Hoàng đều đuợc xem là cha đẻ của thuật phong thuỷ vào thời cổ Trung Quốc (dù rằng các sử gia có thể phần bác điều này, họ tin rằng thuật phong thuỷ đã có truớc đó).
Thuật phong thuỷ của Hồng Phạm đóng góp một phần đặc biệt quan trọng cho chúng ta ở cuốn sách này. Ông ta đuợc cho là nguời sáng tạo ra của phần Cửu tinh (9 sao) Bát môn (8cửa) và Bát quái phong thuỷ mà chúng ta sẽ tham khảo và nghiên cứu. Cửu tinh nói đến chòm sao (7 ngôi) đợc gọi là Ðại hùng tinh có thêm hai ngôi sao thần linh tưởng tuợng ra. Bát môn đề cập đến 8 điểm chính của La bàn Bát quái và tám cung cơ bản đuợc sử dụng trong kinh dịch dự đoán ( sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần II).
Trong suốt thời ký Tam Quốc một thiên tài chiến lược nổi tiếng Gia Cát Lượng (Khổng Minh) (181 - 234 sau Công nguyên) xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ông ta sử dụng các chiến thuật dựa trên bát quái đồ để du địch tiêu diệt quân Tào. Khổng Minh là một nhà chiến luợc quân sự đại tài cũng như về thuật phong thuỷ và đuợc tôn kính là nguời sáng lập môn phái phong thuỷ.
Các truyền thuyết về ba vị thầy vĩ đại, Hồng Phạm, Thạch Hoàng và Khổng Minh đã đặt nền tảng cho tất cả những bậc thầy phong thuỷ cho hai ngàn năm kế tiếp. Một số người tin rằng Yellow Stone cũng là nguời đa thuật này vào văn hoá dân gian, do kết quả của nỗ lực này, khoa phong thuỷ không còn là một công cụ bí mật quý giá của một số nguời có đặc quyền và các vị vua có quyến lực trị vì thiên hạ. Ông ta chọn lựa những môn đồ có tài năng để truyền bá kiến thức này cho quần chúng.
Trong suốt thời kỳ đầu nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên) một tác gi có tên là Oing Wu đã viết ba tập về phong thuỷ. Một vị khác tên là Guo Pu (năm 276 - 324 sau Công nguyên) đã xuất hiện suốt thời ký Tây
Hán. Ông ta đuợc công nhận tác giả cuốn sách truyền thuyết về phong thuỷ gọi là Zang Shu (cuốn sách bàn về việc Chôn Cất). Tiếc thay, chỉ còn lại những tựa đề của những tác phẩm đầu tiên về phong thuỷ truyền lại cho chúng ta, các văn bản để thất thoát và lẫn lộn vào các tác phẩm khác. Những công cuộc khai quật kho cổ trong tuơng lai có thể tì thấy những phần của các tài liệu gốc nhưng hiện nay tất cả các bản còn lại này là các bản sửa đổi lại, có lẽ được ghi chép (năm 960 - 1279 sau Công nguyên). Ngay các bản in hiện đại của các bản sửa chữa đều khó hiểu và đuợc viết bằng loại chữ cổ điển Trung Quốc mà ngày nay hiếm nguời có thể đọc đuợc.
Vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, đã có một số văn bản viết về khoa phong thuỷ. Một lần nữa, chúng chẳng tồn tại đuợc bao nhiêu và một số ít bản sửa đổi sau này lại do những nguời viết không đạt chất luợng.
Một số nguời cho rằng sự khan hiếm các tài liệu đuợc viết từ xa do bởi tập quán truyền lại các thông tin qua sự truyền khẩu hoặc nhớ bằng ký ức cũng như tập quán bí truyền từ thầy cho môn đệ, một phương pháp cho phép các sư phụ giữ lại các phần thực hành và sự hiểu biết quá tầm tay của các nhà học thuật bình thường, các nhà phê bình và các tầng lớp có thế lực. Phong thuỷ là một môn nghệ thuật kín mà những học giả có khuynh hướng về nghệ thuật, lịch sử Trung Quốc không quan tâm đến, những người này đã xem nó là một bộ sưu tập văn hoá dân gian và là một sự mê tín. Nhưng nó vẫn tồn tại mãi trong lòng của những người thường dân.
Nghệ thuật phong thuỷ đã đạt tới đỉnh cao của nó trong một triều đại nhà Tang (Tần) (năm 618 - 906 sau công nguyên) nhiều người hành nghề này phát triển hưng thịnh. Tám người nổi tiếng nhất là Yang Junsong, You Yanhan, Li Chungfeng, thiếu sư Yi Hang, nhà sư Phật giáo Shima Touto, Riu Baitou, Chen Yahe Va Futu Hồng cùng là phật tử. Trong những pháp sư đời Tang (Tần) Yang Jungsong (khoảng 650 sau công nguyên) có ảnh huởng to lớn nhất và qua ông ta cũng như các môn phái phong thuỷ khác đã truyền bá lại cho chúng ta.
Sự quan tâm đến phong thuỷ và cách áp dụng đã đuợc hồi phục lại một thời đại nhà Song (960 - 1279 sau công nguyên) và nhiều vị thầy nổi tiếng đã xuất hiện. Trontg các vị là Wu Aixian (thế kỷ 11 sau công nguyên) và các môn đệ của ông ta Liu Qiwan và You Gounghang, Wu Aixian nguời sáng lập môn phái đuợc gọi là 36 kinh tuyến đã viết một luận thuyết và các hình thể của núi (sn) dùng cho thế đất mai táng và nhà ở. Từ các vị thầu Liu You, đã hình thành nhiều nhánh phong thuỷ khác nhau đuợc sử dụng trong suốt đời nhà Minh (1368 - 1643 sau công nguyên) và đời nhà Quing (1644 - 1911 sau công nguyên).
Nguời ta ghi nhận rằng, suốt 500 năm kéo dài từ đời nhà Tang đến nhà Song, hơn một trăm môn phái phong thuỷ đã đối địch và tranh giành ảnh huởng lẫn nhau. Tất cả các môn này đều khởi đầu cùng một quan niệm thần học vũ trụ học và các lý thuyết. Ðể rồi sau đó phát triển thành nhiều sự diễn giải khác nhau, mỗi một môn phái đặc biệt quan tâm đến hoặc tập trung vào những khuynh huớng nào đó của phong thuỷ. Sau đó, một số môn phái đồng hoá lẫn nhau. Ðây là một danh sách bởi môn phái chính đuợc công nhận kể từ thời kỳ nhà Tang Song, tất cả các môn phái này tiếp tục có ảnh huởng đến những nguời hành nghề ngày nay.
Cửu tinh (chín sao), Bát môn (tám cửu), Bát quái đồ.
Những kinh môn - Sanh môn
Ngũ hành chính thống
Luỡng sơn, Tam hợp và Ngũ hành
Bát quái, Ngũ hành
Huyền Không Ngũ hành
Hồng Phạm Ngũ hành.
Lý thuyết phong thuỷ thuộc vũ trụ học và dựa trên các khái niệm của Ðạo Gia Nhân (con người và Vũ trụ). Mục đích của nó là sự thống nhất của Thiên, Ðịa, Nhân và Vật thể qua một lực đuợc gọi là Thái hư (Taijia), cơ bản tối cao (nguyên khí của Vũ trụ khi cha hình thành âm dương).
Nguời Trung Quốc cổ tin rằng khi sự kết hợp như thế được tạo nên, qi (các khí lực) của sự sống chy chan hoà khắp tất cả sinh vật, vật chất, những sự kiện tốt đẹp và hữu ích sẽ đuợc tạo nên. Sự tắc nghẽn khí lực của sự sống sẽ tạo ra một sự đối nghịch: bất hạnh và tai hoạ.
Các lý thuyết kết hợp Trời, Ðất (thiên, địa), con nguời (nhân) là cốt lõi của thuật phong thuỷ, từ đó nảy sinh ra nhiều truyến thuyết và các câu chuyện dân gian. Các hệ thống tư tưởng to lớn trừu tượng về vũ trụ sau đó hoà lẫn vào các tính ngưỡng dân gian khi người Trung Quốc cổ cố gắng giải thích về những mãnh lực hữu hình cũng như vô hình trên thế gian và các ảnh huởng bí ẩn lẫn phức tạp của những mãnh lực này tác động vào thái độ của con người.
Việc đối phó với những sự kiện không thể tiên đoán đuợc trong cuộc đời không phi mục đích chính của phong thuỷ. Ðiều hấp dẫn nhất là giúp họ củng cố tinh thần trong thời gian gặp khó khăn hoặc bi kịch. Ðối với nguời Trung Quốc cổ, sự hoà hợp giữa con nguời và thiên nhiên là một sự chuẩn bị cần thiết và đúng đắn cho lĩnh vực tinh thần, trong đo con nguời và vũ trụ có thể là một. Sự hiểu biết về văn hoá dân gian đã dạy họ khả năng chấp nhận một sự nghiệp khó có thể giải thích đuợc và cùng lúc thiết lập một nền tảng vững chắc một cuộc sống cho hòa bình, hy vọng, những uớc momg thịnh vuợng lâu dài. Ðối với nguời Trung Quốc, thái độ này thật ý nghĩa, thoải mái và thực tiễn. Tuy nhiên, nó cũng tạo nên nguồn gốc hài hoà giữa con nguời và thiên nhiên , tạo nên một bản đồng ca đặc biệt đượm tình nguời. Những khuynh huớng chủ yếu về vũ trụ học của thuật phong thuỷ đuợc hình thành theo những sự liên hệ sau đây:
Trời (Thiên) là khái niệm bao gồm:Thần thánh, ma quỷ, tinh tú (với tư tưởng thần học và thiên văn học); thời gian (gồm chu kỳ các mùa và những ảnh huởng của chúng) và tất cả biểu thị những sức mạnh vô hình lẫn hữu hình cũng như sức mạnh của vũ trụ. Những nghệ thuật dự đoán, số học và các hình thức tiên tri kết hợp với trời.
Ðất (địa) và vật thể là các thuật ngữ đuợc dùng để mô tả các vật thể trần tục và các điều kiện hữu hình lẫn vô hình. Môi truờng dịa lý, phuơng hướng, vị trí và nơi toạ lạc; Ngũ hành, quyền lực và sức mạnh của thiên nhiên; sự cân bằng và đối nghịch về trật tự của thiên nhiên, cái vô hình kết chặt với ảnh huởng của sông núi, cây cối, thú vật, đất đá, con nguời, nhà cửa, đồ vật v.v...Tất cả các thần này thuộc lĩnh vực đất (địa) và vật thể. Nó cũng bao gồm những yếu tố của siêu nhiên như ma quỷ, thần thánh hổ tng với con nguời trên trên trái đất này. những khía cạnh về lĩnh vực vô hình thì không có thời gian, không gian hoặc những giới hạn. Nguời Trung Hoa cổ cho rằng tất cả mọi con nguời chúng ta với thế giới này cùng nhau chia xẻ điều thân ái, an vui, nguy hại hoặc phiền toái.
Nhân (con nguời) biểu hiện trí tuệ và tinh thần nhưng phải kết hợp cùng Trời, Ðất, Vật thể sao cho có sự hoà hợp và cân bằng các nhận thức. Ðiều này có thể đạt được qua một sự quan hệ được thiết lập chính xác giữa tất cả các sức mạnh trong thiên nhiên, cho phép chúng trôi chảy thông thuờng và nuôi sống cuộc đời.
Thái hu và trung cung là những thuật ngữ độc quyền của ngành vũ trụ học Trung Quốc và thuờng đuợc dịch sang với nghĩa "Tối thuợng" và "Mãnh lực của cuộc sống". Nguời Trung Hoa ngày xưa tin rằng Bí mật của Thái hư là nguồn tối thượng của lực sống trong cuộc đời này, nó đi qua "Thái hư" và tất cả sự vật có thể kết hợp lại thành một.
QI (Trung cung không có dạng, hình hoặc kích cỡ), nhưng qua nó tất cả mọi vật trong vũ trụ chứng tỏ cả hai lĩnh vực vô hình lẫn hữu hình. Sự hư hao của vật chất là sự bào mòn của qi và sự chết của vật chất là sự biến mất của nó. QI là một khái niệm trừu tuợng to lớn của sự hài hoà và hợp nhất của tất cả mọi vật. Vì thế cho nên, tất cả những nguời Trung Quốc luôn luôn nghĩ rằng con nguời phải bảo vệ và nuôi duỡng (qi) khí lực của cuộc sống để đảm bảo nó liên tục phát triển và trôi chảy. Ðạo Gia dạy rằng việc nuôi duỡng ?Sức sống? từ bên trong có thể bổ sung sức khoẻ và truờng thọ. Tuơng tự, sự bảo vệ "sức sống" "qi" trong căn nhà có thể dẫn đến sự an vui và hoà thuận. Các quan niệm đặc biệt của "Sức sống/qi" và sự tồn tại của nó xâm nhập vào tất cả các ngành nghệ thuật Trung Quốc từ triết học, thi ca, hội họa cho đến điêu khắc, thiên dịch, dược thảo, võ thuật và phong thuỷ.
Monday, May 19, 2008
Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ
Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ
Nội dung cơ bản của thuyết Bát Trạch là việc phối hợp mệnh của từng người với các phương vị để luận đoán tốt xấu cho nhà ở. Trước hết chúng ta cần xác đinh mệnh cung của chủ nhà, nếu nhà có cả nam và nữ giới thì phải xác định theo tuổi nam giới, nếu nhà chỉ có nữ thì khi đó mới lấy mệnh nữ làm chủ nhà.
Lưu ý là cần xác định mệnh cung theo tuổi Âm Lịch, vì có nhiều người năm sinh Dương lịch và Âm lịch khác nhau. Thường trước ngày 6/2 năm Dương lịch thì tuổi Âm lịch vẫn thuộc năm cũ. Sau khi xác định được mệnh cung cần xác định được hướng của căn nhàCăn nhà có thể có hướng cửa chính trùng với hướng nhà, trong thực tế, nhiều nhà có hướng cửa chính không trùng với hướng nhà
Căn cứ theo phương vị của Bát Quái theo Hậu Thiên Bát Quái ta xác định được Quẻ Hướng. Để tiện tra cứu, quý vị dùng bảng sau đây :
Phương hướng
Quẻ
Bắc
Khảm
Tây Bắc
Càn
Tây
Đoài
Tây Nam
Khôn
Nam
Ly
Đông Nam
Tốn
Đông
Chấn
Đông Bắc
Cấn
Sau khi xác định được mệnh cung của gia chủ và hướng nhà, hướng cửa thì dùng phép Bát Trạch phối hợp giữa mệnh cung chủ nhà với Toạ hoặc hướng nhà (thực tế người ta thường chỉ xác định hướng nhà rồi phối với mệnh cung của chủ nhà do việc xác định toạ của nhà tương đối khó khăn) tạo thành 1 trong 8 sao sau đây sắp xếp theo thứ tự từ tốt nhất đến xấu nhất :1. Tham Lang thuộc Mộc - Sinh KhíPhối hợp mệnh cung và hướng :Càn với ĐoàiKhảm với TốnCấn với KhônChấn với LyTốt chủ phú quý, giàu sang, an khang thịnh vượng2. Cự Môn thuộc Thổ - Thiên YCàn với CấnKhảm với ChấnTốn với LyKhôn với ĐoàiTốt chủ phúc lộc, giàu sang, con cháu thông minh hiếu thảo3. Vũ Khúc thuộc Kim - Phúc ĐứcCàn với KhônKhảm với LyCấn với ĐoàiChấn với TốnTốt chủ phúc lộc, gia đạo an khang thịnh vượng4. Phụ Bật thuộc Thuỷ - Phục VịCàn với CànĐoài với ĐoàiLy với LyChấn với ChấnTốn với TốnKhảm với KhảmCấn với CấnKhôn với KhônTốt chủ yên ổn, an khang thịnh vượng5. Lộc Tồn thuộc Thổ - Hoạ HạiCàn với TốnKhảm với ĐoàiCấn với LyChấn với KhônXấu chủ bệnh tật, bất hoà, gia đạo suy bại6. Văn Khúc thuộc Thuỷ - Lục SátCàn với KhảmCấn với ChấnTốn với ĐoàiLy với Khôn Xấu chủ kiện tụng, thị phi, gia đạo bất hoà7. Phá Quân thuộc Kim - Tuyệt MệnhCàn với LyKhảm với KhônCấn với TốnChấn với ĐoàiXấu chủ bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại8. Liêm Trinh thuộc Hoả - Ngũ QuỷCàn với ChấnKhảm với CấnLy với ĐoàiKhôn với TốnRất xấu, chủ bệnh tật, suy bại, con cái phá tán sản nghiệpNếu sự phối hợp giữa bản mệnh chủ nhà và Toạ của nhà không tốt thì có thể dùng hướng của chính phối với mệnh cung chủ nhà được sao tốt để bổ cứu.Ví dụ : Người chủ nhà nam sinh năm 1955 - Ất Mùi, tra bảng mệnh cung ta thấy mệnh cung người này là Ly.Nếu nhà Toạ Bắc hướng Nam, tức Khảm Trạch (Phương Bắc là Khảm) thì phối Ly với Khảm ta được sao Vũ Khúc tức là được Sinh Khí rất tốt. Nếu hướng cửa chính là Nam tức là Ly (Phương Nam là Ly) thì phối hướng cửa với mệnh cung là Ly với Ly ta được Phục Vị cũng tốt.Ngoài việc phối hướng được sao tốt, cần phải xét đoán đến sự sinh khắc Ngũ Hành giữa Sao và Cung. Cũng trong ví dụ trên, chủ nhà mệnh Ly ở nhà Khảm Trạch được sao Tham Lang tốt. Sao Tham Lang thuộc Mộc ở cung Khảm thuộc Thuỷ nên được Cung sinh trợ nên đã tốt lại càng tốt hơn.Ví dụ khác : Chủ nhà mệnh cung là Càn, ở nhà hướng Chính Tây tức là hướng Đoài. Phối hợp mệnh cung với hướng nhà ta được sao Tham Lang tức Sinh Khí thuộc Mộc. Nhưng sao này lại nằm ở cung Đoài thuộc Kim nên bị Cung khắc. Vì vậy, trong cái tốt lại ẩn chứa cái xấu và quá trình sinh sống sẽ ngày càng giảm sự tốt đẹp
Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ
Hướng cửa chính :Hướng cửa chính của căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất, nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà. Nếu hướng cửa đặt ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng. Nếu phạm phải hướng xấu sẽ thu nạp hung khí gây tổn hại cho sự thành công của gia đình. Vì vậy, hướng của chính đặt phải đặt ở hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị). Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1968 - Mậu Thân. Ở nhà cửa chính hướng Đông Nam cửa chính hướng Bắc. Công việc nhiều bế tắc cản trở, hay bị ốm đau. Tra bảng trên ta thấy mệnh cung chủ nhà là Khôn, kết hợp với hướng cửa chính Bắc là Khảm phạm phải Tuyệt Mệnh nên rất xấu. Sau khi xem xét đổi hướng cửa chính thành hướng Tây Bắc - Càn được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó một thời gian được thăng chức, mọi sự hanh thông.Hướng bàn thờ :Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà còn theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.Tác dụng của hướng bàn thờ bạn đọc có thể tự chiêm nghiệm, song theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì tác động của nó tương đối rõ rệt. Chỉ sau khi áp dụng trong vòng từ 3 đến 4 tuần là có thể ứng nghiệm.Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng Tây thì bàn thờ là hướng Đông.Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị)Ví dụ : Chủ nhà nam sinh năm 1954 - Giáp Ngọ, lập bàn thờ trong nhà hướng Tây Bắc. Trong vài năm gần đây, tuy rất tài giỏi song không được thăng chức, quan vận bế tắc. Tra bảng ta thấy tuổi này mệnh cung Khảm, hướng bàn thờ là hướng Tây Bắc tức là cung Càn. Phối hợp Khảm với Cần thì phạm Lục Sát xấu. Sau khi xem xét đổi hướng bàn thờ về hướng Chính Nam là cung Ly được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó 3 tuần có tin vui được thăng chức.Hướng bếp :Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tật cũng từ bếp mà ra. Ngày xưa, khi con người dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì bếp được coi là nguồn tài lộc. Vì vậy, việc đặt bếp là vô cùng quan trọng, nó chi phối nguồn tài lộc của cả gia đình cũng như bệnh tật.Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu.Ví dụ : Người đứng nấu quay về hướng Tây Nam thì hướng bếp chính là hướng Đông Bắc.
Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong Phong Thuỷ. Nếu nhà có nhà bếp riêng biệt và tương đối rộng thì vị trí của bếp được xác định trong phạm vi của nhà bếp. Nếu nhà hẹp và không có nhà bếp riêng thì vị trí của bếp được xác định theo toàn bộ diện tích căn nhà. Để xác định chính xác vị trí của bếp cần xác định trước tâm nhà bếp hoặc tâm nhà sau đó xác định cung đặt bếp.- Mệnh Cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc hoặc Toạ Đông, hướng Tây.- Mệnh cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn đặt bếp Toạ Tây hướng Đông hoặc Toạ Tây Bắc hướng Đông Nam
Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ (Phần III)
Hướng giường ngủ :Ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng. Có đến hơn 1/3 thời gian sống của con người dành cho việc ngủ. Ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và thu nạp sinh khí cần thiết cho quá trình tái vận động. Theo quan niệm Phong Thuỷ thì ngủ là lúc tiếp nạp sinh khí nhiều nhất. Chính vì vậy, cần xác định hướng giường ngủ cho hợp lý để tăng sự may mắn và sức khoẻ cho bản mệnh mỗi người. Nếu hướng giường không tốt sẽ tổn hại đến thần kinh và sức khoẻ, dễ mang lại rủi ro và bệnh tật. Hướng giường ngủ được xác định riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình. Nguyên tắc là phối giữa mệnh cung của người nằm với hướng giường để được các sao tốt Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Phúc Đức.Hướng giường được xác định là hướng từ đầu giường đến cuối giường.Quý vị áp dụng quy tắc tra cứu như hướng của chính cho mỗi người trong gia đình.Ví dụ : Người nam sinh năm 1977 - Đinh Tỵ , mệnh cung Khôn thì nên đặt hướng giường Tây Bắc hoặc Chính Tây.Hướng nhà vệ sinh :Nhà vệ sinh là nơi thải các uế khí của căn nhà ra bên ngoài. Nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí nhất, vì vậy một nguyên tắc là nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm của căn nhà.Nhà vệ sinh phải toạ ở các vị trí phối với mệnh cung là xấu : Ngũ Quỷ,Tuyệt Mệnh, Hoạ Hại, Lục Sát .Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1977 – Đinh Tỵ, mệnh cung là Khôn, thì phải đặt nhà vệ sinh ở vị trí góc phía Bắc hoặc phía Đông. Vì phia Bắc là Khảm phối với Khôn là Tuyệt Mệnh, phía Đông là Chấn phối với Khôn là Hoạ Hại.
Nội dung cơ bản của thuyết Bát Trạch là việc phối hợp mệnh của từng người với các phương vị để luận đoán tốt xấu cho nhà ở. Trước hết chúng ta cần xác đinh mệnh cung của chủ nhà, nếu nhà có cả nam và nữ giới thì phải xác định theo tuổi nam giới, nếu nhà chỉ có nữ thì khi đó mới lấy mệnh nữ làm chủ nhà.
Lưu ý là cần xác định mệnh cung theo tuổi Âm Lịch, vì có nhiều người năm sinh Dương lịch và Âm lịch khác nhau. Thường trước ngày 6/2 năm Dương lịch thì tuổi Âm lịch vẫn thuộc năm cũ. Sau khi xác định được mệnh cung cần xác định được hướng của căn nhàCăn nhà có thể có hướng cửa chính trùng với hướng nhà, trong thực tế, nhiều nhà có hướng cửa chính không trùng với hướng nhà
Căn cứ theo phương vị của Bát Quái theo Hậu Thiên Bát Quái ta xác định được Quẻ Hướng. Để tiện tra cứu, quý vị dùng bảng sau đây :
Phương hướng
Quẻ
Bắc
Khảm
Tây Bắc
Càn
Tây
Đoài
Tây Nam
Khôn
Nam
Ly
Đông Nam
Tốn
Đông
Chấn
Đông Bắc
Cấn
Sau khi xác định được mệnh cung của gia chủ và hướng nhà, hướng cửa thì dùng phép Bát Trạch phối hợp giữa mệnh cung chủ nhà với Toạ hoặc hướng nhà (thực tế người ta thường chỉ xác định hướng nhà rồi phối với mệnh cung của chủ nhà do việc xác định toạ của nhà tương đối khó khăn) tạo thành 1 trong 8 sao sau đây sắp xếp theo thứ tự từ tốt nhất đến xấu nhất :1. Tham Lang thuộc Mộc - Sinh KhíPhối hợp mệnh cung và hướng :Càn với ĐoàiKhảm với TốnCấn với KhônChấn với LyTốt chủ phú quý, giàu sang, an khang thịnh vượng2. Cự Môn thuộc Thổ - Thiên YCàn với CấnKhảm với ChấnTốn với LyKhôn với ĐoàiTốt chủ phúc lộc, giàu sang, con cháu thông minh hiếu thảo3. Vũ Khúc thuộc Kim - Phúc ĐứcCàn với KhônKhảm với LyCấn với ĐoàiChấn với TốnTốt chủ phúc lộc, gia đạo an khang thịnh vượng4. Phụ Bật thuộc Thuỷ - Phục VịCàn với CànĐoài với ĐoàiLy với LyChấn với ChấnTốn với TốnKhảm với KhảmCấn với CấnKhôn với KhônTốt chủ yên ổn, an khang thịnh vượng5. Lộc Tồn thuộc Thổ - Hoạ HạiCàn với TốnKhảm với ĐoàiCấn với LyChấn với KhônXấu chủ bệnh tật, bất hoà, gia đạo suy bại6. Văn Khúc thuộc Thuỷ - Lục SátCàn với KhảmCấn với ChấnTốn với ĐoàiLy với Khôn Xấu chủ kiện tụng, thị phi, gia đạo bất hoà7. Phá Quân thuộc Kim - Tuyệt MệnhCàn với LyKhảm với KhônCấn với TốnChấn với ĐoàiXấu chủ bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại8. Liêm Trinh thuộc Hoả - Ngũ QuỷCàn với ChấnKhảm với CấnLy với ĐoàiKhôn với TốnRất xấu, chủ bệnh tật, suy bại, con cái phá tán sản nghiệpNếu sự phối hợp giữa bản mệnh chủ nhà và Toạ của nhà không tốt thì có thể dùng hướng của chính phối với mệnh cung chủ nhà được sao tốt để bổ cứu.Ví dụ : Người chủ nhà nam sinh năm 1955 - Ất Mùi, tra bảng mệnh cung ta thấy mệnh cung người này là Ly.Nếu nhà Toạ Bắc hướng Nam, tức Khảm Trạch (Phương Bắc là Khảm) thì phối Ly với Khảm ta được sao Vũ Khúc tức là được Sinh Khí rất tốt. Nếu hướng cửa chính là Nam tức là Ly (Phương Nam là Ly) thì phối hướng cửa với mệnh cung là Ly với Ly ta được Phục Vị cũng tốt.Ngoài việc phối hướng được sao tốt, cần phải xét đoán đến sự sinh khắc Ngũ Hành giữa Sao và Cung. Cũng trong ví dụ trên, chủ nhà mệnh Ly ở nhà Khảm Trạch được sao Tham Lang tốt. Sao Tham Lang thuộc Mộc ở cung Khảm thuộc Thuỷ nên được Cung sinh trợ nên đã tốt lại càng tốt hơn.Ví dụ khác : Chủ nhà mệnh cung là Càn, ở nhà hướng Chính Tây tức là hướng Đoài. Phối hợp mệnh cung với hướng nhà ta được sao Tham Lang tức Sinh Khí thuộc Mộc. Nhưng sao này lại nằm ở cung Đoài thuộc Kim nên bị Cung khắc. Vì vậy, trong cái tốt lại ẩn chứa cái xấu và quá trình sinh sống sẽ ngày càng giảm sự tốt đẹp
Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ
Hướng cửa chính :Hướng cửa chính của căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất, nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà. Nếu hướng cửa đặt ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng. Nếu phạm phải hướng xấu sẽ thu nạp hung khí gây tổn hại cho sự thành công của gia đình. Vì vậy, hướng của chính đặt phải đặt ở hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị). Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1968 - Mậu Thân. Ở nhà cửa chính hướng Đông Nam cửa chính hướng Bắc. Công việc nhiều bế tắc cản trở, hay bị ốm đau. Tra bảng trên ta thấy mệnh cung chủ nhà là Khôn, kết hợp với hướng cửa chính Bắc là Khảm phạm phải Tuyệt Mệnh nên rất xấu. Sau khi xem xét đổi hướng cửa chính thành hướng Tây Bắc - Càn được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó một thời gian được thăng chức, mọi sự hanh thông.Hướng bàn thờ :Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà còn theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.Tác dụng của hướng bàn thờ bạn đọc có thể tự chiêm nghiệm, song theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì tác động của nó tương đối rõ rệt. Chỉ sau khi áp dụng trong vòng từ 3 đến 4 tuần là có thể ứng nghiệm.Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng Tây thì bàn thờ là hướng Đông.Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị)Ví dụ : Chủ nhà nam sinh năm 1954 - Giáp Ngọ, lập bàn thờ trong nhà hướng Tây Bắc. Trong vài năm gần đây, tuy rất tài giỏi song không được thăng chức, quan vận bế tắc. Tra bảng ta thấy tuổi này mệnh cung Khảm, hướng bàn thờ là hướng Tây Bắc tức là cung Càn. Phối hợp Khảm với Cần thì phạm Lục Sát xấu. Sau khi xem xét đổi hướng bàn thờ về hướng Chính Nam là cung Ly được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó 3 tuần có tin vui được thăng chức.Hướng bếp :Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tật cũng từ bếp mà ra. Ngày xưa, khi con người dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì bếp được coi là nguồn tài lộc. Vì vậy, việc đặt bếp là vô cùng quan trọng, nó chi phối nguồn tài lộc của cả gia đình cũng như bệnh tật.Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu.Ví dụ : Người đứng nấu quay về hướng Tây Nam thì hướng bếp chính là hướng Đông Bắc.
Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong Phong Thuỷ. Nếu nhà có nhà bếp riêng biệt và tương đối rộng thì vị trí của bếp được xác định trong phạm vi của nhà bếp. Nếu nhà hẹp và không có nhà bếp riêng thì vị trí của bếp được xác định theo toàn bộ diện tích căn nhà. Để xác định chính xác vị trí của bếp cần xác định trước tâm nhà bếp hoặc tâm nhà sau đó xác định cung đặt bếp.- Mệnh Cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc hoặc Toạ Đông, hướng Tây.- Mệnh cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn đặt bếp Toạ Tây hướng Đông hoặc Toạ Tây Bắc hướng Đông Nam
Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ (Phần III)
Hướng giường ngủ :Ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng. Có đến hơn 1/3 thời gian sống của con người dành cho việc ngủ. Ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và thu nạp sinh khí cần thiết cho quá trình tái vận động. Theo quan niệm Phong Thuỷ thì ngủ là lúc tiếp nạp sinh khí nhiều nhất. Chính vì vậy, cần xác định hướng giường ngủ cho hợp lý để tăng sự may mắn và sức khoẻ cho bản mệnh mỗi người. Nếu hướng giường không tốt sẽ tổn hại đến thần kinh và sức khoẻ, dễ mang lại rủi ro và bệnh tật. Hướng giường ngủ được xác định riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình. Nguyên tắc là phối giữa mệnh cung của người nằm với hướng giường để được các sao tốt Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Phúc Đức.Hướng giường được xác định là hướng từ đầu giường đến cuối giường.Quý vị áp dụng quy tắc tra cứu như hướng của chính cho mỗi người trong gia đình.Ví dụ : Người nam sinh năm 1977 - Đinh Tỵ , mệnh cung Khôn thì nên đặt hướng giường Tây Bắc hoặc Chính Tây.Hướng nhà vệ sinh :Nhà vệ sinh là nơi thải các uế khí của căn nhà ra bên ngoài. Nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí nhất, vì vậy một nguyên tắc là nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm của căn nhà.Nhà vệ sinh phải toạ ở các vị trí phối với mệnh cung là xấu : Ngũ Quỷ,Tuyệt Mệnh, Hoạ Hại, Lục Sát .Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1977 – Đinh Tỵ, mệnh cung là Khôn, thì phải đặt nhà vệ sinh ở vị trí góc phía Bắc hoặc phía Đông. Vì phia Bắc là Khảm phối với Khôn là Tuyệt Mệnh, phía Đông là Chấn phối với Khôn là Hoạ Hại.
Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu
Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu
Giữa Đông Tây Như Thế Nào?
Như chúng ta đã biết, một năm có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu và Đông luân chuyển, cho nên dù niên lịch Đông hay Tây hay nói khác đi là Âm Lịch hay Dương Lịch cũng không tránh khỏi sự luân chuyển của Trời Đất, để tính cho trọn một năm.
Đối với Âm Lịch, thì căn cứ vào mặt Trăng để tính (Mặt Trăng thì xuất hiện ban đêm), còn Dương Lịch thì trái lại, căn cứ vào mặt Trời để tính (Mặt Trời thì xuất hiện ban ngày). Cho nên cả hai đều có tính đặïc biệt của nó, ví như Âm Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi bởi một con vật cầm tinh cho năm đó, năm 2005 là năm Ất Dậu và năm kế tiếp 2006 là năm Bính Tuất (năm con Chó cầm tinh), trong khi đó năm Dương Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi cộâng thêm 1, tức năm 2005 sắp hết, bước sang năm mới 2006, thật đơn giản. Mặc dù chúng ta đã thấy năm Âm Lịch tính theo Mặt Trăng và năm Dương Lịch tính theo Mặt Trời, thế mà cũng có một số trường hợp gặp nhau và tương đồng nhau.
1.- Trường hợp gặp nhau : là chúng ta thấy Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một trục với Trái Đất.
Nếu chúng ta thấy ban đêm, thì được gọi là Nguyệt Thực (Éclipse de Lune).
Trái lại, nếu chúng ta thấy ban ngày, thì được gọi là Nhựt Thực (Éùclipse de Soleil).
2.- Trường hợp tương đồng nhau : Mặc dù năm Âm Lịch tính theo vận hành của vầng mặt Trăng tròn, hồi quy đúng vào ngày Rằm của 12 tháng. Trong khi đó, năm Dương Lịch tính theo mặt Trời, được gọi Thái Dương Niên Lịch, thì chúng ta có được 365 ngày, 5 giờ 48 phút và 48 giây đồng hồ ( nếu tính theo Thiên Thể Niên Lịch thì có 365 ngày, 6 giờ, 9 phút và 54 giây, dài hơn thời gian cách tính Thái Dương Niên Lịch)
Để ngắn gọn, chúng ta thường chấp nhận một năm có 365 ngày, 12 vầng trăng tròn, 52 tuần lễ ……... dù có tính theo năm Âm Lịch hay Dương Lịch.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt để phân chia các tháng cho tròn một năm.
Đối với năm Âm Lịch, thì hầu như tính theo mùa tiết, cho nên có trường hợp năm nhuần, tháng thiếu.
Đối với năm Dương Lịch, thông thường các tháng : Một, Ba, Năm, Bảy, Tám, Mười và Mười Hai là những tháng có 31 ngày. Còn các tháng : Tư, Sáu, Chín và Mười Một là những tháng có 30 ngày. Đặc biệt, tháng Hai chỉ có 28 ngày và cứ 4 năm, thì tháng Hai thêm một ngày tức 29 ngày (được gọi tháng Hai nhuần, giống như các tháng nhuần của năm Âm Lịch. Vậy, tháng Hai là tháng nhuần có 29 ngày, thay vì thông thường chỉ có 28 ngày mà thôi).
Để trang trải số thời gian của năm Dương Lịch hàng năm, cứ mỗi 365 ngày, lại có dư thừa ra 1/4 ngày tức 6 giờ, cho nên cứ 4 năm thì dư thừa một ngày tức 24 giờ, để cho tháng Hai nhuần là thế đó.
Ngoài ra, chúng ta đều biết, cứ mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ... tính theo năm Âm Lịch, đều có một con vật cầm tinh và được ghép bởi :
Thập Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhân và Quý.
Và kết hợp với Thập Nhị Địa Chi tức 12 con giáp như : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo) để có được.
(Vì tính chất 12 con giáp này, cho nên trong dân gian thời xa xưa lại áp dụng để nói lên : « Thân Gái 12 Bến Nước » là thế đó! dù được bến trong hay bị bến đục cũng tùy duyên số do tạo hóa sắp bày, bởi vì : « Thuyền theo lái, Gái theo Chồng »).
Vậy, muốn đổi Giờ, Ngày, Tháng, Năm từ Dương Lịch
sang Âm Lịch phải làm thế nào ?
Trước hết, chúng ta thửû tìm hiểu về Niên Lịch Cồ Truyền A ÙĐông sau đây :
1.- Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?
Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhi Địa Chi (12 con Giáp) để gọi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con giáp (tức 12 con, vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự đã dẫn thượng là : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).
Nhưng phương cách tính Tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cop), HAI (Mẹo hay Mão = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngoï = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), MƯỜI ( Hợi = Heo), MƯỜI MỘT (Tý = Chuột) và CHẠP ( Sửu =Trâu).
Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một? Theo thiểân nghĩ của người viết, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời còn quân chủ lập hiến, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhơn (người ở đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?
Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoặïc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằøng chứng ở việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.
Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần? Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :
Nhân sinh ư Dần (Loài người sanh ra ở hội Dần)
Và :
Nhất niên chi kế tại ư Dần,
(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân)
Nhất nhật chi kế tại ư Dần
(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).
Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo, uy vũ và hơn hẳn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọïn tháng Giêng là tháng Dần do con Cọp cầm tinh là như thế ?
Ngoài ra, tại sao lại đặt tháng Chạp là tháng cuối năm mà không gọi là tháng Mười Hai?
Theo thiển nghĩ của người viết, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, lúa đã đem vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.
(Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình, phải nói đến Hát Bội để cúng Thần, thông thường ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưỡng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dậm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên ông Hương Cả cầm chầu để khen thưỡng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích. Thời xưa, các nghệ sĩ nào được ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tềà thưỡng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó. Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu « cắc cắc » thì các nghệ sĩ đó bị ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ đó biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ đó sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cũng như Ông Bầu đoàn hát quở phạt . Đó là, luật lệ thưỡng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.
Mặc dù, ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.
Vì thế, trong dân gian mới có câu : « Ở đời có 4 cái ngu : Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu » là thế đó! ).
Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như sau : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mảû...
Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.
Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông này đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu (2637 trước Thiên Chúa) năm 61.
Còn đối với : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.
Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :
Canh Một dọn cửa, dọn nhà
Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...
Hoặc là :
Nửa đêm giờ Tý canh Ba...
Theo thiểân nghĩ, chúng ta câu : Nửa đêm giờ Tý canh Ba, thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật tương trưng, để phân chia trong một ngày là 24 giờ như sau :
Tên Con Vật
Thời Giờ
Tên Con Vật
Thơì Giờ
TÝ
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng
NGỌ
Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa
SỬU
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng
MÙI
Từ 13 giờø đến 15 giờ xế trưa
DẦN
Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng
THÂN
Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều
MẸO
Từ 5 giờ đến 7 gìờ sáng
DẬU
Từ 17 giờ đến 19 giờ tối
THÌN
Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng
TUẤT
Từ 19 giờ đến 21 giờ tối
TỴ
Từ 9 giờ đến 11 giờ trưa
HỢI
Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya
Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :
a)- Mỗi đêm dài 10 giờ, được chia làm 5 Canh ra sao ?
Chúng ta thấy giờ Tý canh Ba, từ đó tính được 5 canh như sau :
Tên Canh
Thời Giờ
Canh 1
Từ 19 giờ đến 21 giờ tối tức giờ Tuất
Canh 2
Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi
Canh 3
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý
Canh 4
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu
Canh 5
Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần
Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh với giờ, thì cứ hai giờ bằng một Canh .
b)- Mỗi ngày dài 14 giờ, được chia cho 6 khắc như sau :
Tên Khắc
Thời
Giờ
Tên
Khắc
Thời
Giờ
Khắc 1
Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng
Khắc 4
Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa
Khắc 2
Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng
Khắc 5
Từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều
Khắc 3
Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa
Khắc 6
Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối
Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì cứ 2 giờ 20 phút bằng một Khắc. Bởi vì, ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì được 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.
Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là đúng vậy.
2)- Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính năm như thế nào?
Trong chúng ta cũng có nhiều người thắc mắc, không biết vì sao năm 2005 là năm Ất Dậu, thay vì Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quý Dậu chẳng hạn? Bởi vì, những bậc tiền nhân của chúng ta thường căn cứ trong Thiên Can va ø Địa Chi kết thành mà gọi Năm Tháng… Ngày Giờ. Ví như năm 2005 là Ất Dậu, thì năm kế tiếp 2006 sẽ là năm Bính Tuất ...
Nếu chúng ta ghép Thiên Can và Điạ Chi từng cặp có cùng Dương, cùng Âm giống nhau, thì chúng ta sẽ thấy kết quả chắc chắn một chu kỳ 60 năm. Vì mỗi Thiên Can đi với 6 Địạ Chi khác nhau, ví như : Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mão, Ất Sửu và Ất Hợi là hết chu kỳ 60 năm của «Vận Niên Lụïc Giáp » hay « Lục Thập Hoa Giáp », xin trích dẫn Bảng Vận Niên Lụïc Giáp như sau :
Bảng Vận Niên Lụïc Giáp
01 Giáp Tý
02 Ất Sửu
03 Bính Dần
04 Đinh Mão (Mẹo)
05 Mậu Thìn
06 Kỷ Tỵ
07 Canh Ngọ
08 Tân Mùi
09 Nhâm Thân
10 Quý Dậu
21 Giáp Thân
22 Ất Dậu
23 Bính Tuất
24 Đinh Hợi
25 Mậu Tý
26 Kỷ Sửu
27 Canh Dần
28 Tân Mão (Mẹo)
29 Nhâm Thìn
30 Quý Tỵ
41 Giáp Thìn
42 Ất Tỵ
43 Bính Ngọ
44 Đinh Mùi
45 Mậu Thân
46 Kỷ Dậu
47 Canh Tuất
48 Tân Hợi
49 Nhâm Tý
50 Quý Sửu
11 Giáp Tuất
12 Ất Hợi
13 Bính Tý
14 Đinh Sửu
15 Mậu Dần
16 Kỷ Mão (Mẹo)
17 Canh Thìn
18 Tân Tỵ
19 Nhâm Ngọ
20 Quý Mùi
31 Giáp Ngọ
32 Ất Mùi
33 Bính Thân
34 Đinh Dậu
35 Mậu Tuất
36 Kỷ Hợi
37 Canh Tý
38 Tân Sửu
39 Nhâm Dần
40 Quý Mão (Mẹo)
51 Giáp Dần
52 Ất Mão (Mẹo)
53 Bính Thìn
54 Đinh Tỵ
55 Mậu Ngọ
56 Kỷ Mùi
57 Canh Thân
58 Tâân Dậu
59 Nhâm Tuất
60 Quý Hợi
Muốn Tính Thiên Can thuộc năm nào ?
Chúng ta để ý tới số chót (tận cùng) của năm đó, để dễ nhớ và tính Thiên Can , xin trích dẫn như sau :
Thiên Can
Số tận cùng của năm
Thiên Can là Canh (Dương), mạng Kim
Số tận cùng của năm là 0
Thiên Can là Tân (Âm), mạng Kim
Số tận cùng của năm là 1
Thiên Can là Nhâm (Dương), mạng Thủy
Số tận cùng của năm là 2
Thiên Can là Quy ù(Âm), mạng Thủy
Số tận cùng của năm là 3
Thiên Can là Giáp (Dương), mạng Mộc
Số tận cùng của năm là 4
Thiên Can là Ất (Âm), mạng Mộc
Số tận cùng của năm là 5
Thiên Can làBính (Dương), mạng Hỏa
Số tận cùng của năm là 6
Thiên Can là Đinh (Âm), mạng Hỏa
Số tận cùng của năm là 7
Thiên Can là Mậu (Dương), mạng Thổ
Số tận cùng của năm là 8
Thiên Can là Kỷ (Âm), mạng Thổ
Số tận cùng của năm là 9
Đó la,ø Thập Thiên Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm vaø Quý, chúng ta thấy Can nào Dương, Can nào Âm.
Còn Thập Nhị Điạ Chi, xin trích dẫn Bảng phân chia Dương và Âm như sau :
1.- Tyù (Dương), mạng Thủy
7.- Ngọ (Dương), mạng Hỏa
2.- Sửu (Âm), mạng Thổ
8.- Mùi (Âm), mạng Thổ
3.- Dần (Dương), mạng Mộc
9.- Thân (Dương), mạng Kim
4.- Mẹo hay Mão (Âm), mạng Mộc
10.- Dâïu (Âm), mạng Kim
5.- Thìn (Dương), mạng Thổ
11.- Tuất (Dương), mạng Thổ
6.- Tỵ (Âm), mạng Hỏa
12.- Hợi (Âm), mạng Thủy
Xin Chú Ý : Các Địa Chi có mang Thổ, thuộc nhóm Tứ Mộ là : Thìn, Tuất, Sửu vaø Mùi.
Thật sự mà nói, trong Thập Thiên Can tức Trời và trong Thập Nhị Địa Chi tức Đất (vì, trong Thập Thiên Can có chữ Thiên tức Trời và trong Thập Nhị Điạ Chi có chữ Địa tức Đất), cho nên mỗi năm, chúng ta thấy Can Dương luôn luôn kết hợp với Chi Dương, hoặc trái lại, Can Âm luôn luôn kết hợp với Chi Âm.
Chớ không bao giờ Can Dương kết hợp với Chi Âm, hoặc trái lại, Can Âm kết hợp với Chi Dương, từ đó chúng không thấy năm có tên : Giáp Dậu, Bính Mão, Mậu Mùi... Hoặïc là Đinh Ngọ, Quý Tuất, Ất Thân... là thế đó.
Bởi vì, trong Trời Đất tức Dương Âm kết hợp mới sanh ra con người. Ngoài ra theo Lão Tử đã viết : “Nhứt sanh Nhị, Nhị Sanh Tam, Tam Sanh Vạn Vật ”. Do vây, chúng ta phải có Trời và Đất kết hợp tạo thành, nếu có Trời mà không có Đất hoặc trái lại, thì không thể tạo thành con người trong đó có chúng ta được.
Về Năm, Tháng, Ngày, Giờ chúng ta thấy được ngày hôm nay cũng nằêm trong qui luật Dương Âm tăng trưởng kết thành mà có.
Nếu chúng ta biết cách tính năm rồi, thì chúng ta cũng có thể tính Tháng, Ngày, Giờ do Thiên Can và Địa Chi ghép lại kết thành.
Ví như bài thơ trong Tham Khảo Tử Vi của Cụ Hi Di Trần Đoàn, xin trích dẫn dưới đây, để chúng ta thử tính tháng như sau :
Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thù
Ất, Canh chi tuế Mậu đi đầu
Bính, Tân tiên khởi Canh Dần thủ
Đinh, Nhâm đích thị Nhâm Dần lưu
Mậu, Quý tuế quán Giáp Dần cầu.
Xin để ý, năm nào có chữ đầu là :
Giáp, Kỷ thì tháng Giêng là tháng Bính Dần
Ất, Canh thì tháng Giêng là tháng Mậu Dần
Bính, Tân thì tháng Giêng là tháng Canh Dần
Đinh, Nhâm thì tháng Giêng là tháng Nhâm Dần
Mậu, Quý thì tháng Giêng là tháng Giáp Dần
3.- Cách biến đổi Năm Dương Lịch sang Năm Âm Lịch như thế nào?
Căn cứ theo nhiềàu sách báo, xin trích dẫn một số cách biến đổi như sau :
a)- Cách thứ nhứt :
Chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi trừ cho 3. Sau đó lấy số năm còn lại đem chia cho 60 (bởi vì, theo bảng Vận Niên Lục Giáp có 60 năm). Khi đó, chúng ta có số dư thừa. Số dư thừa này, nếu chúng ta so lại số thứ tự trong Bảng Vận Niên Lục Giáp thì chúng ta sẽ biết được năm Âm Lịch đã được biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.
Thí dụ : năm 1975 là năm Âm Lịch gì?
Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :
1975 – 3 = 1972
1972 : 60 = Số dư thừa là 52
Số dư thừa này, nếu đem so số thứ tự trong Bản Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Mão.
Hoặc là năm 1945 là năm Âm Lịch gì?
Chúng ta cũng lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :
1945 – 3 = 1942
1942 : 60 = Số dư thừa là 22, tức là năm Âm Lịch Ất Dậu
Căn cứ theo phương pháp cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang nam Âm Lịch ở hai thí dụ trên, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả năm Dương Lịch và còn có phương cách biến đổi thư hai và thứù ba nữa, xin trích dẫn như sau :
b)- Cách thứ hai :
Chúng ta lấy năm Dương Lịch, rồâi chia cho 60 (khỏi trừ 3 như cách thứ nhứt), rồi lấy số dư thừa, chia cho 12 ( số 12 này tức 12 con Giáp, tức Thập Nhị Địa Chi), thì chúng ta có kết quả được số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 ... đến 11.
Ví như muốn tìm năm 1975 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?
Chúng ta áp dụng phương pháp trên :
1975 : 60 = 32 và số dư thừa 55
55 : 12 = 4 và số dư thừa laø 7
Hoặïc là muốn tìm năm 1945 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?
1945 : 60 = 32 và số dư thừa 25
25 : 12 = 2 số dư thừa laø 1
Sau đó, chúng ta dùng Bảng Tính Số Dư Thừa để xem năm Dương Lịch năm 1975 và 1945 là năm Âm Lịch gì? Có đúng các năm Âm Lịch như cách thứ nhứt hay không?
BẢNG TÍNH SỐ DƯ THỪA
Số thứ tự
0
1
2
3
4
0
Canh Thân
Nhâm Thân
Giáp Thân
Bính Thân
Mậu Thân
1
Tân Dậu
Quý Dậu
Ất Dậu
Đinh Dậu
Kỷ Dậu
2
Nhâm Tuất
Giáp Tuất
Bính Tuất
Mậu Tuất
Canh Tuất
3
Quý Hợi
Ất Hợi
Đinh Hợi
Kỷ Hợi
Tân Hợi
4
Giáp Tý
Bính Tý
Mậu Tý
Canh Tý
Nhâm Tý
5
Ất Sửu
Đinh Sửu
Kỷ Sửu
Tân Sửu
Quý Sửu
6
Bính Dần
Mậu Dần
Canh Dần
Nhâm Dần
Giáp Dần
7
Đinh Mão (Mẹo)
KỷMão(Mẹo)
Tân Mão(Mẹo
Quý Mão(Mẹo)
Ất Mão(Mẹo)
8
Mậu Thìn
Canh Thìn
Nhâm Thìn
Giáp Thìn
Bính Thìn
9
Kỷ Tỵ
Tân Tỵ
Quý Tỵ
Ất Tỵ
Đinh Tỵ
10
Canh Ngọ
Nhâm Ngo
Giáp Ngọ
Bính Ngọ
Mậu Ngọ
11
Tân Mùi
Quý Mùi
Ất Mùi
Đinh Mùi
Kỷ Mùi
Năm 1975, chúng ta được số 4 và có số dư thừa 7, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 4 và hàng số dư thừa 7, thì thấy năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.
Và năm 1945, chúng ta được số 2 và có số dư thừa 1, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 2 và hàng số dư thừa 1, thì thấy năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.
Quả là, phương cách thứ nhứt và thứ hai này đều có kết quả giống nhau.
Khi chúng ta nhìn qua Bảng Tính Số Dư Thừa, có người thắc mắc, tại sao để Thiên Can Canh ở cột 0, mà không để Thiên Can khác trong Thập Thiên Can? Ví như Giáp hay Quý hoặc là Nhâm... để rồi, từ đó đếm tới và tiếp nối để tính cho những năm Âm Lịch?
Như chúng ta đã thấy ở trước, trong Bảng Thập Thiên Can, Thiên Can Canh có số tận cùng của năm là 0, cho nên phải lấy Thiên Can Canh để vào cột số 0 là hợp lý nhứt, bởi vì, Thiên Can là Canh chỉ số tận cùng của năm là số 0, có nghĩa là khi chúng ta chia, có kết quả thành là số 0 chẵn của năm, thì ở cột số dư thừa sẽ mang số 0, từ đó, chúng ta tiếp tụïc ghi những số dư thừa từ 1 đến 11, cho nên chúng ta mới thấy cột 1 là Nhâm Thân, cột 2 là Giáp Thân, cột 3 là Bính Thân và cột 4 là Mậu Thân, là thế đó.
c)- Cách thứ ba :
Cách này, chúng ta lấùy năm Dương Lịch rồi trừ cho số 3, số còn lại, đem chia cho 10 (số 10 này tức Thập Thiên Can), cho nên số dư thừa sẽ là số Can
Nếu số năm Dương Lịch, sau khi trừ 3, số còn lại, đem chia cho 12 (số 12 này tức Thập Nhị Địa Chi), cho nên số dư thừa sẽ là Chi (Số thứ tự trong Thập Nhi Địa Chi (số thư tự trong Thập Nhị Địa Chi, chính là số Chi của năm Âm Lịch chúng ta muốn đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch).
Nên nhớ : Bảng Thập Thiên Can và Thập Nhi Địa Chi dưới đây :
Thập Thiên Can
Thập Nhi Địa Chi
1.- Giáp
1.- Tý
2.- Ất
2.- Sửu
3.- Bính
3.- Dần
4.- Đinh
4.- Mão (Mẹo)
5.- Mậu
5.- Thìn
6.- Kỷ
6.- Tỵ
7.- Canh
7.- Ngọ
8.- Tân
8.- Mùi
9.- Nhâm
9.- Thân
10.- Quý
10.- Dậu
11.- Tuất
12.- Hợi
Cho nên, nếu có số dư thừa ở Can là 00 tức là Quý (bởi vì, Can Quý đứng hàng thứ 10 của Thập Thiên Can).
Và số dư thừa ở Chi là 00 tức là Hợi (bởi vì, Chi Hợi đứng hàng thứ 12 của Thập Nhị Điạ Chi).
Vì thế, nếu chúng ta muốn biến đổi :
Năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?
Chúng ta áp dụng cách đã dẫn như sau :
a)- Tính về Thiên Can :
1975 – 3 = 1972
1972 : 10 = 197 và số dư thừa là 2
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.
b- Tính về Địa Chi :
1975 – 3 = 1972
1972 : 12 = 164 và số dư thừa là 4
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 4, tức là Mão (Mẹo).
Do vậy, năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.
Còn năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?
Chúng ta áp dụng cách trên, sẽ có kết quả như sau :
a)- Tính về Thiên Can :
1945 – 3 = 1942
1942 : 10 = 194 và số dư thừa là 2
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.
b- Tính về Địa Chi :
1945– 3 = 1942
1942 : 12 = 161 và số dư thừa là 10
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 10, tức là Dậu.
Do vậy, năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.
Sau khi chúng ta thử tìm 3 phương cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch khác nhau, nhưng đem lại kết quả giống nhau.
Hy vọng bài này góp phần mọn cho quý bà con đồng hương khi cần, có thể áp dụng phương pháp nào thích nhứt.
Giữa Đông Tây Như Thế Nào?
Như chúng ta đã biết, một năm có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu và Đông luân chuyển, cho nên dù niên lịch Đông hay Tây hay nói khác đi là Âm Lịch hay Dương Lịch cũng không tránh khỏi sự luân chuyển của Trời Đất, để tính cho trọn một năm.
Đối với Âm Lịch, thì căn cứ vào mặt Trăng để tính (Mặt Trăng thì xuất hiện ban đêm), còn Dương Lịch thì trái lại, căn cứ vào mặt Trời để tính (Mặt Trời thì xuất hiện ban ngày). Cho nên cả hai đều có tính đặïc biệt của nó, ví như Âm Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi bởi một con vật cầm tinh cho năm đó, năm 2005 là năm Ất Dậu và năm kế tiếp 2006 là năm Bính Tuất (năm con Chó cầm tinh), trong khi đó năm Dương Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi cộâng thêm 1, tức năm 2005 sắp hết, bước sang năm mới 2006, thật đơn giản. Mặc dù chúng ta đã thấy năm Âm Lịch tính theo Mặt Trăng và năm Dương Lịch tính theo Mặt Trời, thế mà cũng có một số trường hợp gặp nhau và tương đồng nhau.
1.- Trường hợp gặp nhau : là chúng ta thấy Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một trục với Trái Đất.
Nếu chúng ta thấy ban đêm, thì được gọi là Nguyệt Thực (Éclipse de Lune).
Trái lại, nếu chúng ta thấy ban ngày, thì được gọi là Nhựt Thực (Éùclipse de Soleil).
2.- Trường hợp tương đồng nhau : Mặc dù năm Âm Lịch tính theo vận hành của vầng mặt Trăng tròn, hồi quy đúng vào ngày Rằm của 12 tháng. Trong khi đó, năm Dương Lịch tính theo mặt Trời, được gọi Thái Dương Niên Lịch, thì chúng ta có được 365 ngày, 5 giờ 48 phút và 48 giây đồng hồ ( nếu tính theo Thiên Thể Niên Lịch thì có 365 ngày, 6 giờ, 9 phút và 54 giây, dài hơn thời gian cách tính Thái Dương Niên Lịch)
Để ngắn gọn, chúng ta thường chấp nhận một năm có 365 ngày, 12 vầng trăng tròn, 52 tuần lễ ……... dù có tính theo năm Âm Lịch hay Dương Lịch.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt để phân chia các tháng cho tròn một năm.
Đối với năm Âm Lịch, thì hầu như tính theo mùa tiết, cho nên có trường hợp năm nhuần, tháng thiếu.
Đối với năm Dương Lịch, thông thường các tháng : Một, Ba, Năm, Bảy, Tám, Mười và Mười Hai là những tháng có 31 ngày. Còn các tháng : Tư, Sáu, Chín và Mười Một là những tháng có 30 ngày. Đặc biệt, tháng Hai chỉ có 28 ngày và cứ 4 năm, thì tháng Hai thêm một ngày tức 29 ngày (được gọi tháng Hai nhuần, giống như các tháng nhuần của năm Âm Lịch. Vậy, tháng Hai là tháng nhuần có 29 ngày, thay vì thông thường chỉ có 28 ngày mà thôi).
Để trang trải số thời gian của năm Dương Lịch hàng năm, cứ mỗi 365 ngày, lại có dư thừa ra 1/4 ngày tức 6 giờ, cho nên cứ 4 năm thì dư thừa một ngày tức 24 giờ, để cho tháng Hai nhuần là thế đó.
Ngoài ra, chúng ta đều biết, cứ mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ... tính theo năm Âm Lịch, đều có một con vật cầm tinh và được ghép bởi :
Thập Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhân và Quý.
Và kết hợp với Thập Nhị Địa Chi tức 12 con giáp như : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo) để có được.
(Vì tính chất 12 con giáp này, cho nên trong dân gian thời xa xưa lại áp dụng để nói lên : « Thân Gái 12 Bến Nước » là thế đó! dù được bến trong hay bị bến đục cũng tùy duyên số do tạo hóa sắp bày, bởi vì : « Thuyền theo lái, Gái theo Chồng »).
Vậy, muốn đổi Giờ, Ngày, Tháng, Năm từ Dương Lịch
sang Âm Lịch phải làm thế nào ?
Trước hết, chúng ta thửû tìm hiểu về Niên Lịch Cồ Truyền A ÙĐông sau đây :
1.- Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?
Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhi Địa Chi (12 con Giáp) để gọi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con giáp (tức 12 con, vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự đã dẫn thượng là : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).
Nhưng phương cách tính Tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cop), HAI (Mẹo hay Mão = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngoï = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), MƯỜI ( Hợi = Heo), MƯỜI MỘT (Tý = Chuột) và CHẠP ( Sửu =Trâu).
Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một? Theo thiểân nghĩ của người viết, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời còn quân chủ lập hiến, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhơn (người ở đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?
Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoặïc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằøng chứng ở việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.
Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần? Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :
Nhân sinh ư Dần (Loài người sanh ra ở hội Dần)
Và :
Nhất niên chi kế tại ư Dần,
(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân)
Nhất nhật chi kế tại ư Dần
(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).
Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo, uy vũ và hơn hẳn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọïn tháng Giêng là tháng Dần do con Cọp cầm tinh là như thế ?
Ngoài ra, tại sao lại đặt tháng Chạp là tháng cuối năm mà không gọi là tháng Mười Hai?
Theo thiển nghĩ của người viết, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, lúa đã đem vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.
(Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình, phải nói đến Hát Bội để cúng Thần, thông thường ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưỡng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dậm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên ông Hương Cả cầm chầu để khen thưỡng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích. Thời xưa, các nghệ sĩ nào được ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tềà thưỡng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó. Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu « cắc cắc » thì các nghệ sĩ đó bị ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ đó biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ đó sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cũng như Ông Bầu đoàn hát quở phạt . Đó là, luật lệ thưỡng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.
Mặc dù, ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.
Vì thế, trong dân gian mới có câu : « Ở đời có 4 cái ngu : Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu » là thế đó! ).
Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như sau : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mảû...
Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.
Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông này đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu (2637 trước Thiên Chúa) năm 61.
Còn đối với : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.
Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :
Canh Một dọn cửa, dọn nhà
Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...
Hoặc là :
Nửa đêm giờ Tý canh Ba...
Theo thiểân nghĩ, chúng ta câu : Nửa đêm giờ Tý canh Ba, thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật tương trưng, để phân chia trong một ngày là 24 giờ như sau :
Tên Con Vật
Thời Giờ
Tên Con Vật
Thơì Giờ
TÝ
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng
NGỌ
Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa
SỬU
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng
MÙI
Từ 13 giờø đến 15 giờ xế trưa
DẦN
Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng
THÂN
Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều
MẸO
Từ 5 giờ đến 7 gìờ sáng
DẬU
Từ 17 giờ đến 19 giờ tối
THÌN
Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng
TUẤT
Từ 19 giờ đến 21 giờ tối
TỴ
Từ 9 giờ đến 11 giờ trưa
HỢI
Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya
Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :
a)- Mỗi đêm dài 10 giờ, được chia làm 5 Canh ra sao ?
Chúng ta thấy giờ Tý canh Ba, từ đó tính được 5 canh như sau :
Tên Canh
Thời Giờ
Canh 1
Từ 19 giờ đến 21 giờ tối tức giờ Tuất
Canh 2
Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi
Canh 3
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý
Canh 4
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu
Canh 5
Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần
Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh với giờ, thì cứ hai giờ bằng một Canh .
b)- Mỗi ngày dài 14 giờ, được chia cho 6 khắc như sau :
Tên Khắc
Thời
Giờ
Tên
Khắc
Thời
Giờ
Khắc 1
Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng
Khắc 4
Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa
Khắc 2
Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng
Khắc 5
Từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều
Khắc 3
Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa
Khắc 6
Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối
Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì cứ 2 giờ 20 phút bằng một Khắc. Bởi vì, ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì được 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.
Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là đúng vậy.
2)- Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính năm như thế nào?
Trong chúng ta cũng có nhiều người thắc mắc, không biết vì sao năm 2005 là năm Ất Dậu, thay vì Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quý Dậu chẳng hạn? Bởi vì, những bậc tiền nhân của chúng ta thường căn cứ trong Thiên Can va ø Địa Chi kết thành mà gọi Năm Tháng… Ngày Giờ. Ví như năm 2005 là Ất Dậu, thì năm kế tiếp 2006 sẽ là năm Bính Tuất ...
Nếu chúng ta ghép Thiên Can và Điạ Chi từng cặp có cùng Dương, cùng Âm giống nhau, thì chúng ta sẽ thấy kết quả chắc chắn một chu kỳ 60 năm. Vì mỗi Thiên Can đi với 6 Địạ Chi khác nhau, ví như : Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mão, Ất Sửu và Ất Hợi là hết chu kỳ 60 năm của «Vận Niên Lụïc Giáp » hay « Lục Thập Hoa Giáp », xin trích dẫn Bảng Vận Niên Lụïc Giáp như sau :
Bảng Vận Niên Lụïc Giáp
01 Giáp Tý
02 Ất Sửu
03 Bính Dần
04 Đinh Mão (Mẹo)
05 Mậu Thìn
06 Kỷ Tỵ
07 Canh Ngọ
08 Tân Mùi
09 Nhâm Thân
10 Quý Dậu
21 Giáp Thân
22 Ất Dậu
23 Bính Tuất
24 Đinh Hợi
25 Mậu Tý
26 Kỷ Sửu
27 Canh Dần
28 Tân Mão (Mẹo)
29 Nhâm Thìn
30 Quý Tỵ
41 Giáp Thìn
42 Ất Tỵ
43 Bính Ngọ
44 Đinh Mùi
45 Mậu Thân
46 Kỷ Dậu
47 Canh Tuất
48 Tân Hợi
49 Nhâm Tý
50 Quý Sửu
11 Giáp Tuất
12 Ất Hợi
13 Bính Tý
14 Đinh Sửu
15 Mậu Dần
16 Kỷ Mão (Mẹo)
17 Canh Thìn
18 Tân Tỵ
19 Nhâm Ngọ
20 Quý Mùi
31 Giáp Ngọ
32 Ất Mùi
33 Bính Thân
34 Đinh Dậu
35 Mậu Tuất
36 Kỷ Hợi
37 Canh Tý
38 Tân Sửu
39 Nhâm Dần
40 Quý Mão (Mẹo)
51 Giáp Dần
52 Ất Mão (Mẹo)
53 Bính Thìn
54 Đinh Tỵ
55 Mậu Ngọ
56 Kỷ Mùi
57 Canh Thân
58 Tâân Dậu
59 Nhâm Tuất
60 Quý Hợi
Muốn Tính Thiên Can thuộc năm nào ?
Chúng ta để ý tới số chót (tận cùng) của năm đó, để dễ nhớ và tính Thiên Can , xin trích dẫn như sau :
Thiên Can
Số tận cùng của năm
Thiên Can là Canh (Dương), mạng Kim
Số tận cùng của năm là 0
Thiên Can là Tân (Âm), mạng Kim
Số tận cùng của năm là 1
Thiên Can là Nhâm (Dương), mạng Thủy
Số tận cùng của năm là 2
Thiên Can là Quy ù(Âm), mạng Thủy
Số tận cùng của năm là 3
Thiên Can là Giáp (Dương), mạng Mộc
Số tận cùng của năm là 4
Thiên Can là Ất (Âm), mạng Mộc
Số tận cùng của năm là 5
Thiên Can làBính (Dương), mạng Hỏa
Số tận cùng của năm là 6
Thiên Can là Đinh (Âm), mạng Hỏa
Số tận cùng của năm là 7
Thiên Can là Mậu (Dương), mạng Thổ
Số tận cùng của năm là 8
Thiên Can là Kỷ (Âm), mạng Thổ
Số tận cùng của năm là 9
Đó la,ø Thập Thiên Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm vaø Quý, chúng ta thấy Can nào Dương, Can nào Âm.
Còn Thập Nhị Điạ Chi, xin trích dẫn Bảng phân chia Dương và Âm như sau :
1.- Tyù (Dương), mạng Thủy
7.- Ngọ (Dương), mạng Hỏa
2.- Sửu (Âm), mạng Thổ
8.- Mùi (Âm), mạng Thổ
3.- Dần (Dương), mạng Mộc
9.- Thân (Dương), mạng Kim
4.- Mẹo hay Mão (Âm), mạng Mộc
10.- Dâïu (Âm), mạng Kim
5.- Thìn (Dương), mạng Thổ
11.- Tuất (Dương), mạng Thổ
6.- Tỵ (Âm), mạng Hỏa
12.- Hợi (Âm), mạng Thủy
Xin Chú Ý : Các Địa Chi có mang Thổ, thuộc nhóm Tứ Mộ là : Thìn, Tuất, Sửu vaø Mùi.
Thật sự mà nói, trong Thập Thiên Can tức Trời và trong Thập Nhị Địa Chi tức Đất (vì, trong Thập Thiên Can có chữ Thiên tức Trời và trong Thập Nhị Điạ Chi có chữ Địa tức Đất), cho nên mỗi năm, chúng ta thấy Can Dương luôn luôn kết hợp với Chi Dương, hoặc trái lại, Can Âm luôn luôn kết hợp với Chi Âm.
Chớ không bao giờ Can Dương kết hợp với Chi Âm, hoặc trái lại, Can Âm kết hợp với Chi Dương, từ đó chúng không thấy năm có tên : Giáp Dậu, Bính Mão, Mậu Mùi... Hoặïc là Đinh Ngọ, Quý Tuất, Ất Thân... là thế đó.
Bởi vì, trong Trời Đất tức Dương Âm kết hợp mới sanh ra con người. Ngoài ra theo Lão Tử đã viết : “Nhứt sanh Nhị, Nhị Sanh Tam, Tam Sanh Vạn Vật ”. Do vây, chúng ta phải có Trời và Đất kết hợp tạo thành, nếu có Trời mà không có Đất hoặc trái lại, thì không thể tạo thành con người trong đó có chúng ta được.
Về Năm, Tháng, Ngày, Giờ chúng ta thấy được ngày hôm nay cũng nằêm trong qui luật Dương Âm tăng trưởng kết thành mà có.
Nếu chúng ta biết cách tính năm rồi, thì chúng ta cũng có thể tính Tháng, Ngày, Giờ do Thiên Can và Địa Chi ghép lại kết thành.
Ví như bài thơ trong Tham Khảo Tử Vi của Cụ Hi Di Trần Đoàn, xin trích dẫn dưới đây, để chúng ta thử tính tháng như sau :
Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thù
Ất, Canh chi tuế Mậu đi đầu
Bính, Tân tiên khởi Canh Dần thủ
Đinh, Nhâm đích thị Nhâm Dần lưu
Mậu, Quý tuế quán Giáp Dần cầu.
Xin để ý, năm nào có chữ đầu là :
Giáp, Kỷ thì tháng Giêng là tháng Bính Dần
Ất, Canh thì tháng Giêng là tháng Mậu Dần
Bính, Tân thì tháng Giêng là tháng Canh Dần
Đinh, Nhâm thì tháng Giêng là tháng Nhâm Dần
Mậu, Quý thì tháng Giêng là tháng Giáp Dần
3.- Cách biến đổi Năm Dương Lịch sang Năm Âm Lịch như thế nào?
Căn cứ theo nhiềàu sách báo, xin trích dẫn một số cách biến đổi như sau :
a)- Cách thứ nhứt :
Chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi trừ cho 3. Sau đó lấy số năm còn lại đem chia cho 60 (bởi vì, theo bảng Vận Niên Lục Giáp có 60 năm). Khi đó, chúng ta có số dư thừa. Số dư thừa này, nếu chúng ta so lại số thứ tự trong Bảng Vận Niên Lục Giáp thì chúng ta sẽ biết được năm Âm Lịch đã được biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.
Thí dụ : năm 1975 là năm Âm Lịch gì?
Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :
1975 – 3 = 1972
1972 : 60 = Số dư thừa là 52
Số dư thừa này, nếu đem so số thứ tự trong Bản Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Mão.
Hoặc là năm 1945 là năm Âm Lịch gì?
Chúng ta cũng lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :
1945 – 3 = 1942
1942 : 60 = Số dư thừa là 22, tức là năm Âm Lịch Ất Dậu
Căn cứ theo phương pháp cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang nam Âm Lịch ở hai thí dụ trên, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả năm Dương Lịch và còn có phương cách biến đổi thư hai và thứù ba nữa, xin trích dẫn như sau :
b)- Cách thứ hai :
Chúng ta lấy năm Dương Lịch, rồâi chia cho 60 (khỏi trừ 3 như cách thứ nhứt), rồi lấy số dư thừa, chia cho 12 ( số 12 này tức 12 con Giáp, tức Thập Nhị Địa Chi), thì chúng ta có kết quả được số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 ... đến 11.
Ví như muốn tìm năm 1975 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?
Chúng ta áp dụng phương pháp trên :
1975 : 60 = 32 và số dư thừa 55
55 : 12 = 4 và số dư thừa laø 7
Hoặïc là muốn tìm năm 1945 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?
1945 : 60 = 32 và số dư thừa 25
25 : 12 = 2 số dư thừa laø 1
Sau đó, chúng ta dùng Bảng Tính Số Dư Thừa để xem năm Dương Lịch năm 1975 và 1945 là năm Âm Lịch gì? Có đúng các năm Âm Lịch như cách thứ nhứt hay không?
BẢNG TÍNH SỐ DƯ THỪA
Số thứ tự
0
1
2
3
4
0
Canh Thân
Nhâm Thân
Giáp Thân
Bính Thân
Mậu Thân
1
Tân Dậu
Quý Dậu
Ất Dậu
Đinh Dậu
Kỷ Dậu
2
Nhâm Tuất
Giáp Tuất
Bính Tuất
Mậu Tuất
Canh Tuất
3
Quý Hợi
Ất Hợi
Đinh Hợi
Kỷ Hợi
Tân Hợi
4
Giáp Tý
Bính Tý
Mậu Tý
Canh Tý
Nhâm Tý
5
Ất Sửu
Đinh Sửu
Kỷ Sửu
Tân Sửu
Quý Sửu
6
Bính Dần
Mậu Dần
Canh Dần
Nhâm Dần
Giáp Dần
7
Đinh Mão (Mẹo)
KỷMão(Mẹo)
Tân Mão(Mẹo
Quý Mão(Mẹo)
Ất Mão(Mẹo)
8
Mậu Thìn
Canh Thìn
Nhâm Thìn
Giáp Thìn
Bính Thìn
9
Kỷ Tỵ
Tân Tỵ
Quý Tỵ
Ất Tỵ
Đinh Tỵ
10
Canh Ngọ
Nhâm Ngo
Giáp Ngọ
Bính Ngọ
Mậu Ngọ
11
Tân Mùi
Quý Mùi
Ất Mùi
Đinh Mùi
Kỷ Mùi
Năm 1975, chúng ta được số 4 và có số dư thừa 7, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 4 và hàng số dư thừa 7, thì thấy năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.
Và năm 1945, chúng ta được số 2 và có số dư thừa 1, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 2 và hàng số dư thừa 1, thì thấy năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.
Quả là, phương cách thứ nhứt và thứ hai này đều có kết quả giống nhau.
Khi chúng ta nhìn qua Bảng Tính Số Dư Thừa, có người thắc mắc, tại sao để Thiên Can Canh ở cột 0, mà không để Thiên Can khác trong Thập Thiên Can? Ví như Giáp hay Quý hoặc là Nhâm... để rồi, từ đó đếm tới và tiếp nối để tính cho những năm Âm Lịch?
Như chúng ta đã thấy ở trước, trong Bảng Thập Thiên Can, Thiên Can Canh có số tận cùng của năm là 0, cho nên phải lấy Thiên Can Canh để vào cột số 0 là hợp lý nhứt, bởi vì, Thiên Can là Canh chỉ số tận cùng của năm là số 0, có nghĩa là khi chúng ta chia, có kết quả thành là số 0 chẵn của năm, thì ở cột số dư thừa sẽ mang số 0, từ đó, chúng ta tiếp tụïc ghi những số dư thừa từ 1 đến 11, cho nên chúng ta mới thấy cột 1 là Nhâm Thân, cột 2 là Giáp Thân, cột 3 là Bính Thân và cột 4 là Mậu Thân, là thế đó.
c)- Cách thứ ba :
Cách này, chúng ta lấùy năm Dương Lịch rồi trừ cho số 3, số còn lại, đem chia cho 10 (số 10 này tức Thập Thiên Can), cho nên số dư thừa sẽ là số Can
Nếu số năm Dương Lịch, sau khi trừ 3, số còn lại, đem chia cho 12 (số 12 này tức Thập Nhị Địa Chi), cho nên số dư thừa sẽ là Chi (Số thứ tự trong Thập Nhi Địa Chi (số thư tự trong Thập Nhị Địa Chi, chính là số Chi của năm Âm Lịch chúng ta muốn đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch).
Nên nhớ : Bảng Thập Thiên Can và Thập Nhi Địa Chi dưới đây :
Thập Thiên Can
Thập Nhi Địa Chi
1.- Giáp
1.- Tý
2.- Ất
2.- Sửu
3.- Bính
3.- Dần
4.- Đinh
4.- Mão (Mẹo)
5.- Mậu
5.- Thìn
6.- Kỷ
6.- Tỵ
7.- Canh
7.- Ngọ
8.- Tân
8.- Mùi
9.- Nhâm
9.- Thân
10.- Quý
10.- Dậu
11.- Tuất
12.- Hợi
Cho nên, nếu có số dư thừa ở Can là 00 tức là Quý (bởi vì, Can Quý đứng hàng thứ 10 của Thập Thiên Can).
Và số dư thừa ở Chi là 00 tức là Hợi (bởi vì, Chi Hợi đứng hàng thứ 12 của Thập Nhị Điạ Chi).
Vì thế, nếu chúng ta muốn biến đổi :
Năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?
Chúng ta áp dụng cách đã dẫn như sau :
a)- Tính về Thiên Can :
1975 – 3 = 1972
1972 : 10 = 197 và số dư thừa là 2
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.
b- Tính về Địa Chi :
1975 – 3 = 1972
1972 : 12 = 164 và số dư thừa là 4
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 4, tức là Mão (Mẹo).
Do vậy, năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.
Còn năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?
Chúng ta áp dụng cách trên, sẽ có kết quả như sau :
a)- Tính về Thiên Can :
1945 – 3 = 1942
1942 : 10 = 194 và số dư thừa là 2
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.
b- Tính về Địa Chi :
1945– 3 = 1942
1942 : 12 = 161 và số dư thừa là 10
Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 10, tức là Dậu.
Do vậy, năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.
Sau khi chúng ta thử tìm 3 phương cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch khác nhau, nhưng đem lại kết quả giống nhau.
Hy vọng bài này góp phần mọn cho quý bà con đồng hương khi cần, có thể áp dụng phương pháp nào thích nhứt.
Tứ duy, Tứ Lục, Tứ Thú
Tứ duy, Tứ Lục, Tứ Thú Xem mục Tứ tượng.
Ngũ cung còn gọi là Ngũ quan. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Cổ nhân định rằng bầu trời sao ở gần Bắc cực là Trung cung, đem toàn bộ tượng sao chia thành 5 khu vực lớn.
Thiên quan thu dùng quan hệ cai quản của Ngũ đế mà thuyết minh phạm vi phân chia 5 khu vực lớn, gọi là Ngũ cung hoặc Ngũ quan. Tức Trung cung, Đông cung, Tây cung, Nam cung, bắc cung. Trung cung ở giữa là sao Thiên cực (tức Đế tinh), nơi cư trú của Thiên thần đại đế chí tôn (Thái Nhất), còn 4 cung kia là của đế, Xích đế, Bạch đế và Hắc đế; đồng thời dùng tên 4 con thú để gọi : Đông cung Long, Nam cung Chu Tước (Chu Điểu ), Tây cung Hàm Trì (sau gọi là Bạch Hổ), Bắc cung Huyền Vũ. Hết thảy Tinh quan dưới Ngũ cung hợp thành toàn bộ thế giới các hung tinh trong con mắt cổ nhân. Các Tinh quan gần Bắc cực do Trung cung cai quản, 28 sao, chia ra 4 cung đông, tây, nam, bắc. Ngũ quan : Tức Ngũ cung. Sử ký. Thiên quan thư viết rằng có 5 cung. Ngũ cung vốn là Ngũ quan, về sau thường gọi là Ngũ cung. Cửu thiên : Còn gọi là Cửu dã. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn dùng để phân chia khu vực tượng sao. Lã thi Xuân thu. Hữu thủy giác chia bầu trời sao thành 9 khu vực hoặc phương vị, tức Cửu thiên. Đó là Quân thiên ở giữa có các sao Giốc, Cang, Đê; Thương thiên phương đông có các sao Phòng, Tâm, Vĩ; Biến thiên phương đông bắc có các sao Ki, Đẩu, Ngưu; Huyền thiên phương bắc có các sao Nữ, Hư, Nguy, Thất; U thiên phương tây bắc có các sao Bích, Khuê, Lâu; Hạo thiên phương tây có các sao Vị, Ngang, Tất; Chu thiên phương tây nam có các sao Từ, Sâm, Tỉnh; Viêm thiên phương nam có các sao Qủy, Liễu, Thất tinh; Dương thiên phương đông nam có các sao Trương, Dực, Chẩn . Sách trên còn chia mặt đất thanh 9 khu vực, gọi là Cửu châu: Dự châu, Chu; Dực châu, Tấn; Dõan châu, Vệ; Thanh châu, Tề; Tư châu; Lỗ, Dương châu, Triệu; Kinh châu, Sở; Ung châu. Tần; U châu, Yên. Cửu dã : Xem mục Cửu thiên Tam viên: Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Được sang lập vào khoảng thời Chiến Quốc hoặc sau đó. Bắt đầu gặp trong sách Bộ thiên ca của Đan Nguyên Từ đời Tùy. Chia tượng sao thành 81 khu vực lớn, trong đó trừ 28 sao, 3 khu vực kia là Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị. Mỗi một trong 3 khu vực này đều có các chòm sao vây quanh hai phía đông, tây. Nên gọi là Tam viên. Tử Vi viên là Trung viên, Thái Vi viên là Thượng viên. Thiên Thị viên là Hạ viên. Mỗi viên gồm một số Tinh quan (chòm sao). Nhị thập bát tú : Còn gọi là Nhị thập bát xá hoặc Nhị thập bát tinh. 28 tinh tú ở gần Hoàng đạo và Xích đạo. Thời cổ dùng làm tiêu chí tham chiếu, quan sát tượng trời và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. Gặp đầu tiên trong Chu lễ : "Vị trí của 28 sao". Đến thời Sử ký đã hoàn bị. Xuất hiện trước thời Chiến Quốc. Thoạt tiên được xếp vào bốn khu vực lớn đông, tây, nam, bắc hoặc Tứ tượng. Mỗi khu vực có 7 sao. Lấy sao Giốc mà cán sao Bắc đầu chỉ làm khởi điểm, sắp xếp từ tây sang đông. 7 sao phương đông là : Giốc, Cang, Đê Phòng, Tâm, Vĩ, Ki; 7 sao phương bắc là : Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; 7 sao phương tây là : Khuê, lâu, Vị, Ngang, Tát, Tư, Sâm; 7 sao phương nam là: Tỉnh, Qủy, Liễu Tinh, Trương, Dực, Chẩn . Sau đời Tùy, 28 sao phối hợp vơi Tam viên chia bầu trời thành 31 khu vực làm tiêu chuẩn cho việc phân chia khu vực tượng sao của Trung Quốc. Trong phép chiêm tinh mỗi sao trong 28 sao có tượng riêng của nó, làm sự phân dã cho các khu vực dưới mặt đất. Thiên quan thư dẫn Tinh kinh viết : "Giốc, Cang là phân dã của Trịnh, Doãn châu; Đê, Phòng. Tâm là phân dã của Tống, Dự châu; Vĩ, Ki là phân dã của Yên, U châu, Nam Đẩu, Khiên Ngưu, là phân dã của Ngô, Việt, Dương châu; Nữ, Hư là phân dã của Tề, Thanh châu. Nguy. Thớt. Bích. là phân dã của Vệ, Tịnh châu; Khuê, Lâu, là phân dã của Lỗ, Từ châu; Vị, Ngang, là phân dã của Triệu, Dực châu; Tất, Tư, Sâm, là phân dã của Ngụy, ích châu; Tỉnh, Qủy, là phân dã của Tần, Ung châu; Liễu, Tinh, Trương, là phân dã của Chu, Tam Hà; Dực, Chấn là phân dã của Sở, Kinh châu". Tham chiếu phương vị 28 sao, có thể quan sát và thuyết minh sự biến đổi vận hành của ngày, tháng, ngũ tinh. Nên có câu "Thất chính nhị thập bát tú". Sử ký. Luật thư viết : "Xá, địa chỉ vậy; tú, là như vậy; thất chính nhị thập bát tú là nói sự vận hành của nhật nguyệt ngũ tinh; hoặc địa chỉ phân ra 28 lần vậy". Dùng quan hệ vị trí vận hành của mặt trăng, mặt trời và ngũ tinh tại 28 sao mà dự đoán nhân sự, đó là một trong những phương pháp chính của thuật chiêm tinh. Nhị thập bát xa : Tức Nhị thập bát tú. Thất chính : Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, gặp đầu tiên trong Thư. Nghiêu điển: "Thi, Cơ. Ngọc Hoành, dĩ Tề thất chính". Giải thích khác nhau. 1) Mặt trăng mặt trời, cùng Ngũ tinh (5 sao) Hỏa, Thổ, Thủy, Mộc, Kim. Sử ký. Luật thư viết : "Thất chính là Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh. (Quan sát) 7 cái đó có thể biết thiên thời". Quan sát sự vận động của Mặt trăng, mặt trời, Ngũ tinh cùng vị trí tương đối của chúng so với các hằng tinh, cổ nhân phán đoán thời tiết và chiêm nghiệm cát hung. 2) Chỉ 7 ngôi trong chòm sao Bắc đẩu, chu Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh. Thiên quan thư dẫn Thượng thư của Mã Dung : "Thất chính, mỗi sao trong chòm bắc đẩu chủ một thứ, ngôi thứ nhất là Chính Nhật, ngôi thứ hai chủ Nguyệt pháp, ngôi thứ,ba là Mệnh Hỏa, Huỳnh Hoặc cũng là nó; ngôi thứ tư là Sát Thổ, Điền Tinh cũng là nó; ngôi thứ năm là Phạt Thủy, Thần Tinh cũng là nó; ngôi thứ sáu là Nguy Mộc, Tuế Tinh cũng là nó; ngôi thứ bảy là Phiêu Kim, Thái bạch cũng là nó vậy. Nhật, nguyệt, Ngũ tinh mỗi thứ khác nhau, nên gọi là Thất chính vậy". 3) Bảy ngôi sao chòm Bắc đẩu : Thiên Khu, Thi, Cơ, Quyền, Ngọc Hoành, Khai Dương, Dao Quang. Thiên quan thu: "Bảy ngôi sao chòm Bắc đầu : Thiên Khu, Thi, Cơ, Ngọc Hoành... là Thất chính". 4) Chỉ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và thiên văn, địa lý, nhân đạo. Thất diệu : Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn. Chỉ Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngu tinh (Mộc Kim Hỏa Thủy Thổ). Thiên quan thư dẫn Trương Hoành viết: "Văn diệu ở trên trời, có 7 ngôi sao chuyển động, la Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh vậy". Cốc Lương truyện tự của Phạm Ninh viết: "Thất diệu vị chi dựng thúc". Xuân thu. Cốc Lương truyện sớ của Dương Sĩ Huân viết: "Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh đều chiếu rọi thiên hạ, nên gọi là Thất diệu (bảy ngôi sao)". Ngũ thú ngũ đế : Tên khu vực sao, Ngũ thú : Thanh Long ( long) phương đông, Chu Điểu (Chu Tước) phương nam, Hoàng Long (Kỳ Lân) ở giữa; Bạch Hổ phương tây, Huyền Vũ (Phi Xà) phương bắc. Cổ nhân sau khi chia ra Tứ thú, lại thêm một khu vực nữa, là Kỳ Lân hoặc Hoàng Long, thành Ngũ thú. (Gặp đầu tiên trong Nguyệt lệnh của Thái Ung). Thêm Hoàng Long gặp nhiều hơn, sớm nhất thấy trong Thạch thị tinh kinh, Linh tiên và kinh Châu chiêm. Thiên quan thư thì thêm Hoàng Long ở cạnh Nam cung. Ngũ đế là thiên thản cố đại, chủ của Ngũ thú. Ngũ đế là : Thanh đế phương đông Linh Uy Ngưỡng, Xích đế phương nam Phiêu Nộ, Hoàng đế trung ương nắm then chốt. Bạch đế phương tây Thiệu Cừ, Hắc đế phương bắc Diệp Quang Kỷ. Tinh của Ngũ đế là Ngũ thú. Vì Ngũ đế có tác dụng chi phối thần linh, nên cổ nhân dùng để biểu thị quan hệ cai quản các ngôi sao, đồng thời dùng tượng của Ngũ đế thuyết minh phạm vi chiêm nghiệm các Tinh quan (chòm sao). Thanh Long : Còn gọi là Long, Thương Long. 1) Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương đông hoặc Đông cung. 7 ngôi sao phương này là Giốc, Cang, Dê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki, hợp thành tượng Long (con rồng). Thiên quan thư viết, rằng tinh của Đông cung Thanh đế là Long, nên Đông cung gọi là Thương Long, cũng là thiên thần phương đông. 2) Chỉ Thái Tuế. Hậu Hán thư. Luật lịch chí: "Thanh Long di thần, gọi là Tuế". Long: Tức Thanh Long.
Chu Điểu : Còn gọi là Điểu, Chu Tước. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương nam hoặc Nam cung. 7 ngôi sao phương này là Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, họp thành tượng Điểu (con chim). Thiên quan thư gọi là Xích đế Nam cung, tinh của nó là Chu Điểu, "nên Nam cung là Chu Điểu, cũng là thiên thần phương nam". Chu Tước : Tức Chu Điểu Bạch Hổ : l) Còn gọi là Hổ hoặc Hàm Trì. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương tây hoặc Tây cung. 7 ngôi sao phương này là Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Tư, Sâm, hợp thành tượng Hổ (con hổ). Thiên quan thư gọi la Bạch đế Tây cung, vì tinh của nó là hổ trắng, nên lấy cung là Bạch Hổ, cũng là "Thiên thần phương tây". 2) Còn gọi là sao Bạch Hổ, Đoài tinh, một hung thần. Huyền Vũ : Còn gọi là Quy Xà. Là tượng con rùa và con rắn quấn nhau. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương bắc hoặc Bắc cung. 7 ngôi sao phương này là Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Thiên quan thư gọi là Hắc đế Bắc cung, tinh của nó là Huyền Vũ, (nên Bắc cung là Huyền Vũ, cũng là thiên thần phương bắc". Đại đế : Còn gọi là Thiên đế. 1) Chỉ thiên thần chí tôn. Xem mục Thái Nhất. nghĩa thứ hai. Tên Tinh quan. Chỉ Đế tinh. Ngôi sao sáng nhất ở Bắc cực. Thiên quan thư viết rằng đó là Cực tinh, còn gọi là sao Thiên Cực. 3) Tên gọi khu vực sao ở Trung cung Thiên quan thư dẫn Văn diệu câu viết : "Trung cung Đại đế, tinh của nó là Bắc cực". Thượng đế : Còn gọi là Thanh đế. Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương đông. Là thần Linh Uy Ngưu phương đông, tinh của nó là Thương Long. Xích đế : Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương nam. Là thần Xích Phiêu Nộ phương nam, tinh của nó là Chu Điểu. Bạch đế : Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương tây. Là thần Bạch Thiệu Cử phương tây, tinh của nó là Bạch Hổ. Hắc đế : Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương bắc. Là thần Diệp Quang Kỷ phương Bắc, tinh của nó là Huyền Vũ.
Trung cung : 1) Còn gọi là Trung quan. Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Cổ nhân coi bầu trời gần Bắc cực là Trung cung, xung quanh nó có 4 cung đông, tây, nam, bắc. Thiên quan thư viết rằng Trung cung ở giữa là sao Thiên Cực, còn gọi là sao Bắc cực, là ngôi sao mà Thiên thần Đại đế chỉ tôn (Thái Nhất) thường cư. Chủ thiên thần Thiên Nhất của 16 thần và Nữ chúa âm Đức. Cạnh đó có Tam Công, Chính Phi, Hậu Cung; xung quanh có Phàn Thần tức 12 sao Tử cung. Bên trái là Thiên Thương, bên phải là Thiên Bàng, phía sau là Các Đạo; ngoài ra có 7 sao Bắc đẩu, các chòm sao Tam Đài, Phụ, Triệu Dao, Thiên Phong Quán Sách, tổng cộng 78 sao. Ngoài ra thời cổ người ta còn có nhiều cách phân chia khu vực sao khác, phần lớn đều có Trung cung. Chăng hạn có cách phân chia ra 6 khu vực gồm Trung cung, Ngoại cung, và Tứ thú: có khi chỉ đơn giản chia ra Trung cung và Ngoại cung. Trong các cách phân chia khác nhau, vị trí của Trung cung cũng khác nhau. Ngoài việc định vị trí của Trung cung ở gần Bắc cực, còn có khi xác định nó ở phía bắc 28 sao, hoặc coi chòm sao Bắc đẩu có 7 ngôi làm Trung cung . 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Đông cung : Còn gọi là "đông quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía đông Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con rồng, nên gọi là Long, Thương Long hoặc Thanh Long. Một thuyết nói là nên ở của Thượng đế. Gồm 7 sao : Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Thiên quan thư viết rằng ở chính giữa Đông cung có hai sao chính của phương đông là sao Tâm và sao Phòng. Sao Tâm là Minh đường, là cung mà sao lớn Thiên Vương bố chính. Sao Phòng là Thiên phủ. Sao Dại Giốc là chỗ ngồi của Thiên Vương. Hai bên sao Đại Giốc có 3 sao thay quyền. Ngoài ra có 12 sao như Tham, Khâm, Hạt, Kỳ, 27 sao Kỳ Quan, 2 sao Nam Môn ..., cộng là 94 sao. 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Nam cung : Còn gọi là "Nam quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía nam Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con chim, nên gọi là Điểu, Chu điểu (chìm đỏ) hoặc Chu Tước (chim sẻ đỏ). Có thuyết bảo của Xích đế. Gồm 7 sao : Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Thiên quan thư viết ở giữa Nam cung là sẽ là sao Quyền, sao Hoành, sao chính của phương nam. Sao Quyền là chỗ ngồi của ngũ đế, là tượng nữ chúa. Hoành là Nam cung của Thiên Giốc, nên Tam Quan vào triều đình; ở giữa là chỗ ngồi của Ngũ đế. Xung quanh có 12 sao phiên thần; ngoài ra có các sao như Lang Vị, Tướng Vị, Bắc Hà, Nam Hà, Quan Lương, Chất, Thiên Khố Lâu v. v.., tổng cộng 135 sao. 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Tây cung : Còn gọi là "Tây quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía tây Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con hổ, nên gọi là Hổ hoặc Bạch Hổ (Hổ trắng). Thiên quan thư lấy chính vị đại biểu cho vị trí của Ngũ cung, nên gọi là Hàm Trì. Có thuyết bảo là nơi ở của Bạch đế. Gồm 7 sao : Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Sâm, Tư. Hàm Trì là "xa giá của Ngũ đế. Sử ký viết : "Xa giá của Ngũ đế chở ngũ cốc đi bán" , nên Tinh quan Tây cung có tượng kho lẫm, kho nhà trời . Ngoài ra còn có các chòm sao như Ngũ Diễn, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai, Thiên Xí, Thiên Kỳ, Thiên Uyển, Cửu Du, Lang, Hồ, Nam Cực lão nhân..., tổng cộng 117 sao.
2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Bắc cung : Còn gọi là "Bắc quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía bắc Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con rùa con rắn quấn nhau, nên có tên là Quy Xà. Thường gọi là Huyền Vũ. Có thuyết bảo là nơi ở của Hắc đế. Gồm 7 sao: Hư, Nguy, Thất, Bích, Đẩu, Ngưu, Nữ. Hư, Nguy ở chính giữa, là sao chính của phương bắc. Phía nam sao Hư có 45 sao, như Vũ Lâm, Thiên Khố; phía tây bắc có sao Lũy. Phía tây sao Nguy có hai sao Ty Mệnh, Ty Lộc. Ngoài ra có các sao như Doanh Thất, Thiên Thất, Vương Lang, Sách, Thiên Hoàng, Giang, Bào Qua, Kiến, Hà Cổ, Chức Nữ v.v., tổng cộng 134 sao. 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung Ngoại cung : Còn gọi là Ngoại quan. 1) Tên khu vực sao, tượng sao ở bên ngoài một khu vực sao nhất định (như Trung cung chẳng hạn). Trong các cách phân chia khu vực sao khác nhau, vị trí của Trung cung không giống nhau. Tấu thư. Thiên văn chí chia ra Trung cung và Ngoại cung, còn lại là 28 sao. Ngoại cung là tượng sao ở phía nam Xích đạo Tùy thư. Thiên văn chí chia ra 6 khu vực lớn, gồm Trung cung, Tứ thú và Ngoại cung, trong đó Ngoại cung là chỉ tượng sao ở phía nam 28 sao. Còn có cách chia ra 7 khu vực lớn, gồm Ngũ thú, Trung cung, Ngoại cung và 11 khu vực gồm Cửu dã, Trung cung va Ngoại cung. Tử Vi : Còn gọi là Tử Vi Viên, Tử Viên, Tử Cung Viên, Tử Vi Cung, Tử Cung. 1) Tên khu vực sao. Trung viên trong Tam Viên. Nằm ở vị trí giữa bầu trời phương bắc, nên còn gọi là Trung cung. Do 8 chòm sao hàng rào phía đông (Tả Viên) và 7 chòm sao hàng rào phía tây (Hữu Viên) vây quanh hợp thành. Tượng trưng Hoàng cung trên trời. Sao Bắc cực nằm ở giữa, các sao khác vây quanh hướng vào. Hai hàng rào 15 sao là Cung vệ phiên thần. Nằm giữa hai sao Tả Khu và Hữu Khu, ở bên trong khu vực chốt cửa là 39 chòm sao : Bắc cực, Lương Viên, Tả Phụ, Thiên ất, Thái ất, âm Đức, Thượng Thư, Nữ Sử, Trụ Sử, Ngự Nữ, Thiên Trụ, Đại lý. Câu Trần, Lục Giáp, Thiên Hoàng, Đại Đế Ngu Đế Nội Tòa, Hoa Cái, Giang, Truyền Xá, Nội Giai, Thiên Trù, Bát Cốc, Thiên Bội, Thiên Sàng, Nội Trù, Văn Xương, Tam Sư, Thái Tôn, Thiên Lao, Thái Dương, Thủ, Thế, Tướng, Tam Công, Huyền Qua, Thiên Lý, Bắc Đẩu, Phụ, Thương Thiên . Trong đó có 37 chòm chính, sao Giang là chòm phụ của sao Hoa Cái, sao Phụ là chòm phụ của sao Bắc Đẩu. Gồm 163 ngôi sao chính; 2) Còn gọi là Trưởng Viên, Thiên Doanh hoặc sao Kỳ. Tên một chòm sao gồm 15 ngôi. Tức hai hàng rào sao bên phải và bên trái chòm Tử Vi. Hàng rào bên trái gồm 8 ngôi, tính tử phía nam là : Tả Khu, Thương Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thượng Vệ, Thiếu Vệ, Thiếu Thừa. Hàng rào bên phải gồm 7 ngôi, tính từ phía nam là : Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thượng Vệ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa. Tượng là tòa nhà của Thiên đế hoặc chỗ ở của Thiên tử. Tượng mệnh. Lại tượng bầy tôi hộ vệ hoàng cung. Tượng sao thẳng hàng chứng tỏ thiên tử đang điểm binh trong cung. Thái Vi : Còn gọi là Thái Vi Viên. 1) Tên khu vực sao. Thượng Viên trong Tam Viên. Ở vị trí phía đông bắc, dưới chân Tử Vi, phía nam Bắc Đẩu. Do 2 hàng rào, mỗi hàng rào gồm 5 ngôi sao chính, ở 2 phía đông và tây, hợp thành. Tượng trưng Thiên đình, tòa Ngũ đế hoặc dinh phủ của 12 chư hầu. Tòa Ngũ đế nằm ở giữa, các chư hầu làm hàng rào bên trong, mỗi bên có 5 bầy tôi vây quanh. Có cửa hàng rào. Giữa 2 sao Chấp Pháp là cửa chính, phía đông sao Tả Chấp Pháp là cửa phụ bên trái, phía tây sao Hữu Chấp Pháp là cửa phụ bên phải. Ở hang rào phía đông, đông bắc sao Thượng Tướng là cửa Thái Dương; phía bắc sao Thứ Tướng là cửa Đông Trung Hoa. Ở hàng rào phía tây, tây bắc sao Thượng Tướng là cửa Thai Dương; phía bắc sao Thứ Tướng là cửa Tây Trung Hoa; tây bắc sao Thứ Tướng cũng là cửa Thái Dương. Hàng rào bên ngoài tượng trưng Cửu khanh. Thiên quan thu có ghi "Chu Điểu quyền hành", thì chữ "Hành" là chỉ khu vực Thái Vi Viên. Thái Vi Viên gồm 12 chòm sao. Hàng rào bên trong có các chòm: Cát Giả, Tam Công, Cửu Khanh, Ngũ Chư Hầu, Nội Bình, Ngũ Đế, Hạnh Thần, Thái Tử, Tòng Quan, Lang Tương, Hổ Bôn, Lang Vị. Hai hàng rào là Lưỡng Viên, phía trên Lưỡng viên là chòm sao Thường Trần, Tam Đài. Phía ngoài hàng rào ngoài có các chòm : Minh đường, Linh Đài, Thiếu Vi, Trưởng Viên, chứa tổng cộng 98 ngôi sao chính. 2) Tên Tinh quan (chòm sao), gồm 10 sao. Tức Lưỡng viên ở bên trái và bên phải khu vực sao Thái Vi. Hàng rào bên trái (phía đông) có 5 sao, tính từ phía nam là : Tả Chấp Pháp , Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thứ Tướng, Thượng Tướng. Hàng rào bên phải (phía tây) có 5 sao, tính từ phía nam là : Hữu Chấp Pháp, Thượng Tướng, Thứ Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tể Tướng. Có thuyết cho rằng mỗi Viên gồm 4 sao, Tả Hữu Chấp Pháp là hàng rào phía nam. Tả Chấp Pháp tượng trưng Đình úy, còn Hữu Chấp Pháp là tượng Ngự sử đại phu, chủ những sự gian hiểm. Hai hàng rào đông tây mỗi bên có Tử Phụ, tức là 4 đại thần phò ta. Khi chiêm đoán, nếu sao Chấp Pháp di chuyển là có hình phạt nặng; 8 sao hàng rào mọc ra góc nhọn và dao động, tức là chư hầu mưu hại thiên tử. Mặt trăng, Ngũ kinh thấy nhập vào Thái Vi hợp quĩ đạo thì đoán là cát, nghịch quĩ đạo thì đoán là hung; phạm vào tòa Ngũ đế thì đại hung. Thiên Thị : Còn gọi là Thiên Thị Viên. 1 ) Tên khu vực sao. Hạ Viên trong Tam Viên. Ở chân phía đông nam Tử Vi Viên. Do 2 hàng rào vây quanh, mỗi hang rào gồm 11 ngôi sao chính, ở 2 phía đông (Tả Viên) và tây (Hữu Viên) hợp thành. Tượng trưng đô thị trên trời, còn gọi là "Thái tử suất chư hầu hạnh đô thị". Đế Tòa cư ở bên trong, có 22 vị quan hoặc chư hầu vây quanh. Cửa Thiên Thị (chợ trời) nằm giữa hai sao ở phía nam. Khu Thiên Thị Viên gồm 19 chòm sao : Lưỡng Viên, Thị Lâu, Xa Tứ, Tông Chính, Tông Nhân, Tông, Bạch Đạc, Đồ Tứ, Hầu, Đế Tòa, Hoạn Giả, Liệt Tứ, Đấu, Hộc, Quán Sách, Thất Công, Thiên Kỷ, Thiên Sàng, gồm 87 ngôi sao chính. 2) Còn gọi là "Thiên Kỳ Đình". Tên chòm sao, gồm 22 ngói, tức hai hàng rào của Thiên Thị Viên. 11 ngôi ở hàng rào phía đông (Tà Viên) tính từ phía nam là : Tống, Nam Hải, Yên, Đông Hải, Tử, Ngô Việt, Tề, Trung Sơn, Cửu Hà, Triệu, Ngụy. 11 ngôi ở hàng rào phía tây (Hữu Viên) tính từ phía nam là : Hành Sở, Lương, Ba, Thục, Tần, Chu, Trịnh, Tấn, Hà Gián , Hà Trung. Tượng chợ trên trời, chủ quyền hành, chủ tụ họp. Kết hợp chiêm đoán với các sao bên trong chợ. Các sao trong chợ mà sáng tỏ, đoán là năm đó được mùa; sao mờ và ít là năm đó mất mùa. Lại tượng quân kỳ của trái chủ việc chém giết. Sao Huỳnh Hoặc ở đó tức là chém đầu kẻ bầy tôi bất trung. Khách tinh ở đó thì đoán là có chuyện dấy binh. Khách tinh ra khỏi đó thì đoán là có quí nhân qua đới. Đông phương thất tú : Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Trong đó Giốc gồm các sao : Giốc, Bình Đạo, Thiên Điền, Tiến Hiền, Chu Đỉnh, Thiên Môn, Bình, Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn; Cang gồm các sao : Cang, Đại Giác, Chiết Uy, Tả Nhiếp Đề, Hữu Nhiếp Đề, Ngoan, Dương Môn; Đê gồm các sao : Đê, Thiên Nhũ, Triệu Dao, Cánh Hà, Đế Tịch, Cang, Trì, Thiên Bức, Trận Xa, Ky Quan, Ky Trận Tướng Quân, Xa Ky; Phòng gồm các sao : Phòng, Phạt, Tây Hàm, Nhật, Câu Linh, Kiện Bế, Đông Hàm, Tòng Quan; Tâm gồm các sao : Tâm, Tích Tốt; Vĩ gồm các sao : Vĩ, Thần Cung, Quy, Thiền Giang, Phó Thuyết, Ngư; Ki gồm các sao: Ki, Khang, Chử, tổng cộng 46 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 186 ngôi sao. Bắc phương thất tú : Hư, Nguy, Thất, Bích, Đẩu, Ngưu, Nữ. Trong đó Đẩu gồm các sao : Đẩu, Kiến, Thiên Biền, Biết, Thiên Kê, Thiên Thược, Cẩu Quốc, Thiên Uyên, Cẩu, Nông Trượng Nhân; Ngưu gồm các sao : Ngưu, Thiên Điền, Cửu Khảm, Hà Cố, Chức Nữ, Tả Kỳ, Hữu Kỳ, Thiên Phù, La Yến, Tiệm Đài, Liên Đạo; Nữ gồm các sao : Nữ, Thập Nhị Quốc, Li Châu, Bại Qua, Hộ Qua, Thiên Tân, Hề Trọng, Phù Khuông; Hư gồm các sao : Hư, Ty Mệnh, Ty Lộc, Ty Nguy, Ty Phi, Khốc, Khấp, Thiên Lũy Thành, Bại Cữu, Li Du; Nguy gồm các sao : Nguy, Phần mộ, Nhân Chủ, Cữu Xa Phủ, Thiên Câu, Tạp Phụ, Cái Ốc, Hư Lương, Thiên Tiền; Thất gồm các sao : Thất, Li Cung, Lôi Điện, Lũy Bích Trận, Vũ Lâm Quân, Phu Việt, Bắc Lạc Sư Môn, Nhập Khôi, Thiên Cương, Thổ Công Sứ, Đằng Xà; Bích gồm các sao : Bích, Tích Lịch, Vân Vũ, Thiên Cứu, Phu Chất, Thổ Công; tổng cộng 65 chòm sao chính, 2 . chòm phụ, với 408 ngôi sao. Tây phương thất tú : Khuê, Lâu, Vi, Ngang, Tất, Sâm, Tư. Trong đó Khuê gồm các sao : Khuê, Ngoại Bình, Thiên Hỗn, Thổ Ty Không, Quân Nam Môn, Các Đạo, Phụ Lộ, Vương Lương, Sách; Lâu gồm các sao : Lâu, Tả Cánh, Hữu Cánh, Thiên , Thiên Canh. Thiên Đại Tướng Quân. Vị gồm các sao : Ví, Thiên Bẩm, Thiên Khuân, Thiên Lăng, Thiên Thuyền, Tích Thi, Tích Thúy; Ngang gồm các sao : Ngang, Thiên A, Nguyệt, Thiên Nguyệt, Sô Cảo, Thiên Uyển, Quyển Thiệt, Thiên Sàm, Lệ Thạch; Tất gồm các sao : Tất, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai, Thiên Tiết, Chư Vương, Thiên Cao, Cửu Châu Thù Khẩu, Ngũ Xa, Trụ, Thiên Hoàng, Hàm Trì, Thiên Quan, Sâm Kỳ, Cửu Du, Thiên Viên; Sâm gồm các sao : Sâm, Phạt, Ngọc Tỉnh. Bình, Khố Tỉnh, Xí, Thỉ; Tư gồm các sao : Tư, Tọa Kỳ, Ty Quái; tổng cộng 54 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 297 ngôi sao.
Nam phương thất tú : Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương Dực, Chẩn. Trong đó Tỉnh gồm các sao : Tỉnh, Việt, Nam Hà, Bắc Hà, Thiên Tôn, Ngũ Chư Hầu, Tích Thủy, Tích Tân, Thuỷ Phủ, Thủy Vị, Tứ Độc, Quân Thị, Dã Kê. Tôn, Tử, Trượng Nhân, Quyết Khâu, Thiên Lang, Hồ Thỉ, Lão Nhân; Quỷ gồm các sao : Quỷ, Tích Thi, Quan, Thiên Cẩu, Ngoại Trù, Thiên Xã, Thiên Ký; Liễu gồm các sao : Liễu, Tửu Kỳ; Tinh gồm các sao : Tinh, Hiên Viên, Khanh Nữ, Nội Bình, Thiên Tướng, Thiên Tắc, Trương gồm các sao: Trương, Thiên Miếu; Dực gồm các sao : Dực, Đông Bình; Chẩn gồm các sao : Chẩn, Trương Sa, Tả Hạt, Quân Môn, Thổ Ty Không, Thanh Khưu, Khí Phu; tổng cộng 42 chòm sao chính, 5 chòm phụ, với 245 ngôi sao. Ngũ tinh : Còn gọi là "Ngũ tá", "Ngũ vĩ". Chỉ 5 sao ngũ hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Vận hành cạnh Hoàng đạo. Thời cổ Trung Quốc gọi chúng là Tuế Tinh, Huỳnh Hoặc, Điền Tinh (hoặc Trấn Tinh), Thái Bạch, Thần Tinh. Cốc lang truyện tụ sớ viết "Ngũ tinh tức là Tuế Tinh ở phương đông, Huỳnh Hoặc ở phương nam, Thái bạch ở phương tây, Thần Tinh ở phương bắc, Trấn Tinh ở giữa vậy". Gọi là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy tức là theo thuyết ngũ hành giải thích tượng trời, "đất có ngũ hành, trời có ngũ tinh". Trong thuyết ngũ hành, 5 sao là tinh của ngũ hành. Tuế tinh là tinh của Mộc, Huỳnh Hoặc là tinh của Hỏa, Trấn tinh là tinh của Thổ, Thái Bạch là tinh của Kim, Thần tinh là tinh của Thủy. Hán thư. Luật lịch chí : "Thủy hợp với Thần tinh, Hỏa hợp với Huỳnh Hoặc, Kim hợp với Thái Bạch, Mộc hợp với Tuế tinh, Thổ hợp với Trấn tinh". 5 sao làm hành tinh của hệ Mặt trời, đối xứng với hằng tinh của trời xa, có sự vận động nhìn thấy khá rõ ; cổ nhân thường quan sát hiện tượng vận động: biến đổi, màu sắc sao, trong mối quan hệ của chung với nhau, với mặt trăng, mặt trời và vị trí 28 tinh tú mà chiêm đoán. Từ ngữ thường dùng biểu đạt các hiện tượng ấy là : tại, nhập, xuất, phạm, thủ, lưu, thuận hành, nghịch hành, qui đạo, tu, hợp, yểm (che), thực (ăn), lâm, trú kiến (nhìn thấy ban ngày), tranh minh (tranh sáng), liên châu, tịnh xuất v.v. . . Hiện tượng khác nhau, dự đoán sẽ khác nhau. Sử liệu cổ của Trung Quốc chứa rất nhiều nội dung chiêm nghiệm 5 sao. Sách lụa tìm thấy trong ngôi mộ cổ đời Hán ở đồi Mã Vương, Trường Sa, nhan đề Ngũ tinh chiêm ghi chép rất tỉ mỉ về sự vận hành 5 sao đó kèm theo các dự đoán. Ngũ tá : Tức Ngũ tinh. Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng 5 sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ "khi ẩn khi hiện, vận hành có độ", phò tá trời hành đức, nên gọi là Ngũ Tá. Ngũ vĩ : Tức Ngũ tinh. Thời cổ gọi hằng tinh là sao Kinh, hành tinh là sao Vĩ. Văn tuyển, Trương Hoành của Lý Thiện Chú : "Ngũ vĩ là Ngũ tinh vậy". Tam quang : Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Chỉ Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa). Thiên quan thư dẫn Tống Quân, viết : "Tam quang là Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh vậy". Tam vọng : Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Chỉ Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa). Khách tinh : Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Là ngôi sao lạ ít thấy, ngẫu nhiên nhìn thấy. Cụ thể chỉ sao nào, thì sử liệu ghi chép rất khác nhau. Thiên quan thư là sách đầu tiên dùng thuật ngữ này, nhưng chỉ sao nào thì không rõ. Thiên văn chí đời Tấn, đời Tùy mới xác lập loại sao này, nói là nhìn thấy (nó) không định kỳ, (nó) vận hành vô độ. Đến Thiên văn chí đời Minh thì coi đó là ngôi sao mới xuất hiện, nhưng ở chương Khách tinh thì phần lớn dùng để gọi sao Chổi. Tục văn hiến thông khảo thời Càn Long thì coi các loại sao lạ là Khách tinh. Vậy Khách tinh thường là tên gọi chung các ngôi sao mới và sao Chổi. Trong sử liệu, nói về Khách tinh chủ yếu có Chu Bá, Lão Tử, Vương Bồng Tự, Quốc Hoàng, ôn Hoàng. Thưởng căn cứ vào việc nhìn thấy nó, vận hành, màu sắc, độ lớn nhỏ, sự lưu thủ mà đoán. Sao lớn thì có chuyện lớn, sao nhỏ thì có chuyện nhỏ. Màu vang thì cát màu trắng là có tang, màu xanh có lo buồn, màu đen là chết chóc, màu đỏ có chiến tranh, thời gian xảy ra sẽ trong khoảng 3 năm. Khách tinh nhập vào cung nào, thì đoán sự việc xảy ra ở chòm sao ấy, vận hành đến chỗ nào, thì nơi ấy, nước ấy có họa. Lưu tinh : Thuật ngữ chiêm tinh cố đại. Tinh thể lao vút trên bầu trời nhanh nhủ mũi tên, là hiện tượng do bụi vũ trụ bay vào khí quyển trái đất, bị ma sát mà phát sáng. Sự chuyển động phát quang của nó tạo ra nhiều hình dạng, đường bay khác nhau. Thời xưa, từ trên giáng xuống gọi là Lưu, từ dưới vút lên gọi là Phi. Việc dự đoán dựa vào kích thước to nhỏ, nhiều ít, hình dạng, âm thanh, đường vận hành, ngắn dài, độ nhìn rõ v.v... Tượng cho thiên sứ. To thì thiên sứ cấp cao, nhỏ thì cấp thấp; phát ra âm thanh là tượng giận dữ; vút nhanh thì việc xảy ra nhanh, chậm thì sự việc xảy ra chậm; lớn mà không sáng là sự việc của đông đảo quần chúng; nhỏ mà sáng là việc của quí nhân, to mà sáng là việc của nhiều quí nhân. Lúc sáng lúc tắt là tượng giặc bại; trước to sau nhỏ là việc lo buồn, trước nhỏ sau to là việc vui mừng. Chuyển động ngoằn ngoèo như rắn là chuyện gian tà; dài thì sự việc kéo dài, ngắn thì sự việc mau chóng. Sao chúi xuống vùng nào, vùng ấy có chiến sự. Trời quang đãng mà thấy Lưu tinh, hơn nữa hồi lâu không rớt, là có bão lớn làm đổ nhà gãy cây. Lưu tinh nhỏ, nhưng nhiều hàng trăm, tán phát tứ phía, là tượng dân di cư ồ ạt. Sử chép hơn 2 ngàn lần có Lưu tinh. Các Lưu tinh chú yếu có Thiên Bảo, Trì Nhạn, Thiên Nhạn, Đốn Ngoan, Giải Hàm, Đại Hoạt, Uông Thỉ, Thiên Cẩu, Thiên Hình, Doanh Đầu. Thụy tinh: Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng có một vài sao lạ vốn là sao lành, nếu nhìn thấy sẽ có phúc, có đạo, có đức. Các sao đó gọi là Thụy inh. Sử liệu chép có các Các Thụy tinh chính là : Cảnh Tinh, Chu bá, Hàm Dự, Cách Trạch. Yêu tinh : Thuật chiêm tinh cổ đại cho ràng có một vài sao lạ vốn là sao hung, nếu nhìn thấy sẽ có tai hoạ, tranh đoạt, chiến tranh, chết chóc, nên gọi chúng là Yêu tinh (sao yêu quái). Thường cho rằng phần lớn là do tinh của Ngũ tinh bị tán thoát tạo nên, là tạp khí của sao. Thời Hán người ta gọi những đám mây ngũ sắc cạnh Mặt trăng nhìn thấy vào ngày Dần là Yêu tinh. Các Yêu tinh chính có : sao Chổi, Thiên Bội, Thiên , Thiên Sàm, Thiên Xung, Quốc Hoàng, Suy Vưu, Thiệu Minh, Ty Nguy, Ngũ Tàn, Lục Tặc, Bồng Tinh, Chúc Tinh, Tuân Thủy, Ngục Hán, Trưởng Canh, Tứ Trấn, Địa Duy Tàng Quang. Nhìn thấy chúng ở nước nào thì nước ấy có triệu chứng vô đạo, thất lễ, binh đao, đói rét, thủy tai, hạn hán, chết chóc. Cho rằng hễ chúng xuất hiện, dù hình dạng thế nào, cũng đều gây tai ương. Thời gian xuất hiện kéo dài thường không quá một năm, nếu kéo dài 3 năm, thì ắt nước mất thành tan, vua chết, thiên hạ đại loạn, chiến tranh liên miên, thây chất đầy đồng. Yêu tinh xuất hiện mà to và dài, thì tai ương lớn và lâu; nhỏ và ngắn thì tai ương nhỏ và chóng qua; đuôi sao Chổi dài từ 3 đến 5 thước, tai họa kéo dài trăm ngày, từ 5 thước đến 1 trượng, tai họa kéo dài 1 năm, từ 1 đến 3 trượng, tai họa 3 năm; từ 3 đến 5 trượng, tai họa 5 năm; từ 5 đến 7 trượng, tai họa 7 năm; từ 10 trượng trở lên, tai họa 9 năm.
Trung đạo : Tức Hoàng đạo, còn gọi là Quang đạo. Đường vận hành trong 1 năm của mặt trời giữa các hằng tinh mà ta nhìn thấy. Hán thư. Thiên văn chí: "Mặt trời có Trung đạo". Mặt trăng và Ngũ tinh cũng vận hành gần Trung đạo. Thời cổ nói Trung đạo phía bắc đến sao Tỉnh, phía nam đến sao Ngưu phía đông đến sao Giốc, phía tây đến sao Lâu; tiết Hạ Chí đến sao Tỉnh, tiết Đông Chí đến sao Ngưu, tiết Xuân Phân đến sao Lâu, tiết Thu Phân đến sao Giốc. Căn cứ mặt trời , mặt trăng và Ngũ tinh vận hành theo Trung đạo mà xác định bốn mùa, dự đoán khi hậu. Thời cổ cũng có khi gọi Trung đạo là Quỹ đạo. Thiên Hán : Tức Ngân Hà, còn gọi là Thiên Hà, Ngân Hán hoặc Hán Tân. Là hệ sao do rất nhiều hằng tinh hợp thành. Thời cổ thấy nó có hình dạng một dải mây sáng, nên gọi là Hà (dòng sông tượng dòng sông trên trời. Thời cổ cho rằng nó khởi nguồn tử phương đông, qua đuôi sao Ki thì tách ra hai nhánh nam bắc; nhánh nam đi qua các sao Phó Thuyết, Ngư, Thiên Thược, Thiên Bôn, Hà Cổ; nhánh bắc đi qua các sao Quy, sao Ki, Nam Đẩu Khôi, Tả Kỳ, đến dưới sao Thiên Tân thì hợp với nhánh nam mà chảy về phía tây nam, vòng sao Qua, qua sao Nhân, sao Chử, Thiên Thuyền, Quyển Thiệt; rồi đi về phía nam, qua Ngũ Xa, Bắc Hà Nam, nhập vào vị trí sao Tỉnh mà chảy ra đông nam, cuối cùng chìm lẫn vào sao Thất Tinh. Thuật chiêm tinh thường căn cứ vị trí của Thiên Hán qua chòm sao nào mà xem tượng, dự đoan nhân sự. Tinh đấu quang đãi: Còn gọi là Tinh đấu. Chỉ hiện tượng biến đổi sao, ánh sáng giữa Ngũ tinh hoặc giữa các hằng tinh xâm phạm nhau, tương phản nhau. Thiên quan thư chính nghĩa: "Đấu, tức là ánh sáng tương phản với nhau". Tùy thư. Thiên văn chí : "Phàm cùng bỏ là họp, phạm vào nhau là đấu". Sao đấu nhau, thì đoán là thiên hạ đại loạn; Ngũ tinh đấu nhau, thì có chiến tranh, quân không xuất chinh ắt là nội loạn, hai sao đấu nhau ở cự li gần thì tai họa 1ớn, cự li xa thì vô hại. Tinh trú kiến : Chỉ ngôi sao (chủ yếu là Ngũ tinh) có thể nhìn thấy vào ban ngày. Là hiện tượng biến đổi của sao. Có các trường hợp : cùng xuất hiện khi mặt trời mọc, tranh sáng với mặt trời, ban ngày mà quầng sáng vẫn còn. Cùng xuất hiện khi mặt trời mọc thì gọi là "gả chồng", tranh sáng với mặt trời gọi là "tranh sáng", ban ngày mà quầng sáng vẫn còn cũng gọi là "tranh sáng". Hằng tinh bất hiến : Chỉ hằng tinh giữa đêm khuya vẫn không nhìn thấy. Là hiện tượng biến đổi của sao. Hằng tinh tượng trưng nhân quần, không thấy hằng tinh là tượng chư hầu quay lưng, không chịu phò tá quân vương; cũng tượng trưng không có quân vương. Còn tượng trưng chúa không nghiêm, luật pháp sa sút, hoặc thiên tử mất quyền, chư hầu làm loạn. Tinh dao : Chỉ ánh sáng của hằng tinh hoặc Ngũ tinh dao động. Là hiện tượng biến đổi của sao. Đoán rằng dân chúng mệt mỏi. Tinh vẫn : Là hiện tượng sao băng, sao đổi ngôi. Là hiện tượng biến đổi của sao. Căn cứ sao băng lớn nhỏ, nhiều ít, hình dạng, hướng sao ( rơi) mà dự đoán. Sao băng lớn là dương mất địa vị, âm lấn lướt, có họa. Nhiều sao băng là người mất uy thế. Phàm sao băng đều đoán là chính sự có biến động. Sao băng rơi xuống phía nào, nơi ấy có chiến trường, thiên hạ loạn li, thời gian 3 năm. Nhiều sao cùng sa là nhiều người chết. Sao sa như mưa là thiên tử suy yếu, chư hầu làm loạn, lập minh chủ mới. Sao sa từ đường chân trời, là thiên tử thất đạo, kỷ cương rối ren.
TINH QUAN TAM VIÊN Bắc Cực : Còn gọi là Bắc Thần. Tên chòm sao. Chỉ ngôi sao ở sát Bắc cực. Có thời chỉ chòm sao Bắc Cực. Trong lịch sử, từng lấy sao Đế làm sao Bắc Cực (như Thiên quan thư). Sau lấy sao Nữu làm sao Bắc Cực. Chòm sao Bắc Cực gồm 5 ngôi : Thái Tử, Đế, Thứ Tử, Hậu, Nữu hoặc Bắc Cực. Sao thứ 5, sao Nữu, còn gọi là sao Thiên Khu. Tùy thư. Thiên văn chí : "Trời vận động không ngừng, Tam Quang đổi ngôi, riêng sao Cực không xê dịch, nên nói mọi ngôi sao đều hướng về chỗ nó". Tượng trưng cho bậc chí tôn của mọi ngôi sao, chỗ ở của đế vương. Trong chòm này, sao Thái Tử chủ mặt trăng, sao Đế chủ Mặt trời, sao Thứ Tử chủ Ngũ tinh. Dự đoán, nếu sao Đế không sáng, thì vua chúa không dụng sự; sao Thái Tử không sáng, thì vương tử trong cung đình lo âu. Bắc Thần : Tức Bắc Cực. Thiên Cực tinh : Tên chòm sao. Chỉ sao Cực của bầu trời. Thời cổ Trung Quốc thường lấy ngôi sao ở gần Bắc cực làm sao Cực, nên còn gọi là sao Bắc Cực, Bắc Thần. Thiên quan thư lấy sao Đế làm sao Cực, gọi là sao Thiên Cực, đồng thời dùng tên đó để gọi Trung cung. Sách ấn dẫn Văn diệu câu viết : "Trung cung đại đế, tinh của nó là sao Bắc Cực". Tượng trưng cho bậc chí tôn của mọi ngôi sao, chỗ ở của đế vương. Tùy thư. Thiên văn chí : "Mọi ngôi sao đều hướng về chỗ nó". Tứ Phụ : Còn gọi là Tứ Bật. Tên chòm sao. Gồm 4 ngôi. Ở gần sao Bắc Cực, thành hình dạng ôm lấy sao đó. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên . Tượng trưng cho sự phò tá Bắc Cực. Thái Nhất : Còn gọi là Thái ất. 1) Tên thiên thần. Thiên quan thư chính nghĩa :"Thái Nhất là biệt danh của Thiên đế vậy". Lưu Bá Trang viết: thái Nhất là vị thiên thần tôn quí nhất". Cư ở Trung cung. 2) Tên chòm sao, tượng trưng thiên thần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Ở phía nam sao Thiên Nhất, chủ mưa gió, thủy tai hạn hán, binh biến, đói khát, dịch bệnh. Thái Nhất không sáng hoặc đổi vị trí là tượng tai họa. Cùng với Thiên Nhất chỉ việc vua lên ngôi, lập Thái tử truyền ngôi. Nếu mờ thi việc lên ngôi không thành. Thái ất : l) Tức Thái Nhất. 2) Tức Số Thái Ất Thiên Nhất : Còn gọi là Thiên ất. 1) Tên thiên thần. Xem mục Thiên Nhất thiên thượng. 2) Tên chòm sao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên, ởû gần miệng sao Bấc đẩu, phía ngoài cửa Tử Cung, cạnh phía bắc sao Hữu Khu, phía nam sao Thái Nhất. Cổ nhân cho rằng ánh sáng của nó tương đối yếu, khi thấy khi không. Tượng thần của Thiên đế chủ chiến đấu, biết cát hung. Nếu sáng. là âm dương hài hòa, vạn vật trưởng thành, vua cát lợi; nếu quá mờ, thì âm dương không hòa, vạn vật không thành, vua gặp hung hiểm. Cùng với Thái Nhất chỉ việc vua lên ngôi, lập Thái tử truyền ngôi. Nếu mờ thì việc lên ngôi không thành. Khuông vệ phiên thần : Ngụ ý quần thần bảo vệ xung quanh. Thuật chiêm tinh cổ đại dùng quan chức của xã hội loài người mà biểu đạt vị trí của các hằng tinh, quan hệ tôn ti của chúng, phân chia giới hạn tượng sao. Trong Ngũ cung, Thiên quan thư chép rằng Trung cung và Nam cung mỗi cung có 12 sao phiên thần (hộ vệ) vây quanh, tạo thành 2 khu vực sao là Trung cung, hoặc Tử cung, và Nam cung, hoặc Thái Vi. Hộ vệ Trung cung là các sao Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa ở phía tây và các sao Tả Khu, Thượng Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thiếu Vệ. Hộ vệ Nam cung là các sao Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng ở phía tây và các sao Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng ở phía đông cung hai sao Tả, Hữu Chấp Pháp. Hai cụm sao phiên thần đó về sau gọi là Lưỡng Viên, tức Lưỡng Viên của Tử Vi Viên và Lưỡng Viên của Thái Vi Viên. Xem mục Lưỡng Viên. Lưỡng Viên : Còn gọi là Lưỡng Phiên. Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây Phiên) của Tử Vi Viên. Tả Viên gồm 8 sao, Hữu Viên gồm 7 sao, cộng là 15 sao. Ở phía bắc sao Bắc Đẩu. 8 sao Tả Viên tính từ phía nam là: Tả Khu, Thượng Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thiếu Vệ, Thiếu Thừa. 7 sao Hữu Viên tính tử phía nam là : Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa. Giữa hai sao Tả, Hữu Khu có hình dạng cửa đóng mở, là cổng lớn của Tử cung. Lưỡng Viên lại gọi gộp là chòm sao Tử Vi, hoặc còn gọi là Trưởng Viên, Thiên Doanh hoặc Kỳ Tinh. Khi dự đoán, thấy Tử Vi thì có 2 nghĩa. 2) Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây Phiên) của Thái Vi Viên. Tả Viên gồm 5 sao, Hữu Viên gồm 5 sao, cộng là 10 sao. Ở phía nam sao Bắc Đẩu Hai Viên thành hình hàng rào vây quanh khu vực sao Thái Vi. 5 sao Tả Viên tính từ phía nam là : Tả Chấp Pháp, Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng. 5 sao Hữu Viên tính tử phía nam là : Hữu Chấp Pháp, Thượng Tướng, Thứ Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tể Tướng. Trong 12 phiên thần của Nam cung, Thiên quan thư chép rằng mỗi sao Tả, Hữu Chấp Pháp gồm 2 sao. Lương Viên lại gọi gộp là chòm sao Thái Vi. Khi dự đoán, thấy Thái Vi thì có 2 nghĩa. 3) Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây phiên) của Thiên Thị Viên. Tây Viên gồm 11 sao, Hữu Viên gồm 11 sao, cộng là 22 sao ở phía đông nam Tử Vi Viên. Hai Viên thành hình hàng rào vây quanh khu vực sao Thiên Thị. 1 1 sao Tả Viên tính từ phía nam là : Tống, Nam Hải, Yên, Đóng Hải, Từ, Ngô Việt, Tề, Trung Sơn, Cửu Hà, Triệu, Ngụy. 11 sao Hữu Viên tính từ phía nam là : Hàn, Sở, Lương, Ba, Thục, Tần, Chu, Trịnh, Tấn, Hà, Gián, Hà Trung. Giữa hai Viên có cửa Thiên Thi hoặc Thiên Môn. Khi dự đoán, thấy Thiên Thị thì có 2 nghĩa. Tả Viên : Tên chòm sao. Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đều có chòm sao Tả Viên của mình. Xem mục Lưỡng Viên. Hữu Viên : Tên chòm sao. Từ Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đều có chòm sao Hữu Viên của mình. Xem mục Lưỡng Viên. Âm đức : Tên chòm sao. Gồm 2 sao. Tấn thư. Thiên văn chí gọi là âm Đức và Dương Đức. Nằm ở gần miệng sao Bắc Đẩu, phía tây sao Thượng Thư, ánh sáng tương đối yếu Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nữ chúa trong cung, chủ ban phúc đức và ân huệ. Khi dự đoán, coi sao này không sáng là tốt; nếu sáng là vua mới thiên vị; nếu sáng lung linh, thì có họa thê thiếp trong cung. Dương Đức : Tên chòm sao. Một trong hai sao của chòm âm Đức. Tấn thư. Thiên văn chí gọi chòm này có 2 sao âm Đức và Dương Đức. Thượng Thư : Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở phía trong Tả Viên Tử Vi, phía dưới sao Ngự Nữ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. chủ sự bàn mưu. Nếu sao này sáng thì đoán là tốt. Trụ sứ : Tên chòm sao. Còn gọi là Trụ Hạ Sứ. Gồm 1 sao, ở phía trong Tả Viên Tử Vi, phía dưới sao Thiên Trụ, nên có tên đó. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng quan tá hữu sứ. Chủ đã ghi chép. Nữ sử : Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở dưới sao Ngự Nữ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng địa vị thấp của phụ nữ. Chủ việc tiết lộ. Ngự nữ : Tên chòm sao. Còn gọi là Nữ Ngự Quan. 1) Gồm 4 sao, ở phía bắc sao Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. tượng 81 ngự thê, chủ việc hậu cung. 2) Gồm 1 sao, ở chót phía nam sao Hiên Viên, thuộc Nam cung. Có khi được coi là 1 sao trong chòm Hiên Viên. Thiên Trụ : Gọi tắt là Trụ. 1) Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở gần Tả Viên bên trong Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng thiết lập chính pháp, chủ cấm lệnh và thi hành pháp lệnh. 2) Chỉ Ngũ Trụ. 3) Chỉ Tam Trụ. 4) Chỉ Tam Đài. Đại Lý : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên trái cửa Tử Vi Viên, gần sao âm Đức. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chỉ phán quyết ngục hình.
Câu Trần : Tên chòm sao. Còn gọi là Chính Phi. Cũng là sao Bắc Cực ngày nay. Gồm 6 sao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ Lục quân. Lại tượng trưng Hậu cung, Chính phi của đại đế hoặc tòa Thiên đế. Chủ việc hoàng hậu và phi tần. Hậu Câu tú tinh : Còn gọi là Hậu phi tứ tinh. Chỉ 4 ngôi sao sáng trong 6 ngôi của chòm Câu Trần. Gắn sao Đế là sao Câu Trần thứ tư, tiếp đến Câu Trần thứ ba, Câu Trần thứ hai, rồi đến ngôi sáng nhất là Câu Trần thứ nhất. Còn gọi là sao Chính Phi. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. có thuyết nói là 4 sao Tứ Phụ. Lục Giáp : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở bên phải chòm Ngũ đế. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. chủ việc chia âm dương mà định khí hậu, ban bố chính giáo. Thiên hoàng đại đế : Tên chòm sao. Còn gọi là Thiên hoàng đại đế, Thiên Vương. Gồm 1 sao, ở trong Tử Vi Viên, ở giữa Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng thần Diệu Phách Bảo. Chủ thần linh ngự chúng. Ngũ đế nội tòa : Tên chòm sao. Gọi tắt là Đế tòa. 1) Chỉ tòa Ngũ đế. Vi nằm trong Nam cung Thiên đế hoặc đình Tam Quang ( Thái Vi), nên có tên gọi đó. 2) Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở trong Tử Vi Viên, dưới sao Hoa Cái, trên sao Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nơi ở của Ngũ đế. Nếu Khách tinh nhập Tử cung là phạm, là đại thần khinh chúa. Hoa Cái: Tên chòm sao. Gồm 9 sao ở phía trên sao Thiên hoàng đại đế. Thuộïc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng cái lọng che tòa Thiên đế. Chủ việc của quân vương. Giang : Tên chòm sao. Gồm 9 sao, ở phía bắc sao Thiên hoàng đại đế. Phía tây nam sao Hoa Cái, phía đông bắc tòa Ngũ đế. Thuộc Trung cung hoặc Tư Vi Viên. Chòm phụ của sao Hoa Cái. tượng cái cán lọng Hoa Cái. Truyền Xá : Tên chòm sao. Gồm 9 sao, ở bên trên sao Hoa Cái, gần Thiên Hà. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nơi đón tân khách, chủ người Hồ vào Trung Quốc. Khách tinh mà thủ ở đây là có kẻ gian hoặc dân Hồ động binh. Nội Giai : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở phía bắc sao Văn Xương. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng bậc thềm của Thiên hoàng. Thiên Trù : Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Ở phía đông bắc bên ngoài Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi viên. Tượng nhà bếp của Thiên phủ, chủ yến tiệc linh đình. Bát Cốc : Tên chòm sao. Gồm 8 sao, ở phía tây bên ngoài Tử Vi Viên, phía bắc sao Ngũ Xa, bên trong Hoa Cái. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ Hậu tuế. Không thấy 1 sao, thì không thu hoạch một loại trong ngũ cốc. Thấy rõ cả chòm sao, thì được mùa lớn. Thiên Bổng: 1) Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở phía tây Tử Vi Viên, đông bắc Nữ Sàng. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ phân tranh và hình ngục. Lại chủ tàng binh, gặp nạn. Không thấy 1 sao, đoán là nước sẽ dấy binh. Thường cùng chiêm đoán với sao Thiên, nên gọi là Bổng. Thiên Sàng : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở bên ngoài cửa Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ nơi ngủ, nghỉ ngơi. Nội Trù : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên ngoài góc tây nam Tử Vi Viên , bên trên sao Thiên Nhất và Thái Nhất. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ việc ăn uống của 6 cung, việc ăn uống của Hoàng hậu và Thái tử. Văn Xương : Còn gọi là Cung Văn Xương. Tên chòm sao. Gồm 6 sao, Thiên quan thư nói đó là các sao Thượng Tướng, Thứ Tướng, Quý Tể Tướng, Ty Mệnh, Ty Trung, Ty Lộc. Hán thư. Thiên văn chí nói ngôi sao thứ 5 là Ty Lộc, ngôi thứ 6 là Ty Tai. Tùy thư. Thiên văn chí nói ngôi sao thứ 4 là Ty Lộc, ngôi thứ 5 Ty Mệnh, Ty Quái, ngôi thứ 6 là Ty Quán. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Ở phía trên sao Bắc Đẩu, thành hình bán nguyệt. Tượng lục phủ trên trời, chủ đầu mối thiên đạo. Khi đoán, nếu sáng, 6 sao chỉnh tề, thì là điềm tốt lành. Tam Sư : Tên chòm sao. Gồm 3 sao, ở phía bắc cái gáo sao Bắc Đẩu, bên trái Hữu Viên Tử Vi, gần sao Thiếu Phụ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Sử liệu thường gọi gộp cùng sao Tam Công thành Tam Sư Tam Công. Về dự đoán, xem nghĩa thứ nhất mục Tam Công. Thái Tôn : Còn gọi là Thiên Tôn. Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở phía bắc sao Trung Đài của Tam Đài, phía tây sao Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng thân thích của hoàng cung. Thiên Lao : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở phía tây sao Bắc Đẩu. Thuộc Nam cung hoặc Tử Vi Viên . Tượng nhà lao của quí nhân, chủ cấm bạo dâm. Thái Dương Thú : Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở bên trái sao Tể Tướng. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng đại thần đại tướng; chủ việc cảnh giới đề phòng bất trắc, thiết lập võ bị. Sao này xuất hiện không bình thường, thì đoán là có chiến tranh . Thế : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở tây bắc sao Thái Dương Thủ, phía tây sao Thiên Lao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng người cung hình. Tướng : Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở phía nam sao Bắc Đẩu, gần sao Thiên Quyền thuộc chòm Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ thống lĩnh mọi ty sở, phò tá đế vương an đinh bang quốc, nắm giữ mọi việc. Sao nay sáng là tốt lành. Tam Công : 1) Tên chòm sao. Gồm 3 sao : Thái úy. Tư Đồ, Tư Không, ở phía nam cái gáo sao Bắc Đẩu phía đông giáp sao Dao Quang. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên sau công phân chia thái úy, tử đồ, tư không. Chủ việc hòa âm dương, phò tá cơ vụ, tuyên đức hóa, điều thất chính. Khi dự đoán, nếu sao này ở yên vị là tốt, di chuyển là hung. Kim, Hỏa thú ở đó thì đoán là xấu. 2) Tức "Nội tòa Tam Công" của Thái Vi Viên. Huyền Qua : Tên chòm sao. Còn gọi là Nguyên Qua. Gồm 1 sao. Tùy thư. Thiên văn chí nói gồm 2 sao, ở cạnh sao Dao Quang. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ việc binh nhà Hồ, hoặc chủ việc Bắc di (rợ phía bắc). Khách tinh thủ ở đây, đoán là quân Hồ đại bại. Thiên Lý : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở cạnh sao Bắc Đẩu, tượng nhà lao của quí nhân. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Sao sáng thi đoán là quí nhân hạ ngục. Bắc Đẩu : Tên chòm sao. Gọi tắt là Đẩu. Gồm 7 sao, ở phía bắc Thái Vi Viên, thành hình cái gáo ở bầu trời phương bắc. 7 sao là : Khu, Thi, Cơ, Quyền, Hành, Khai Dương, Dao Quang. 4 sao đâu là miệng gáo, 3 sao sau là cán gáo. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Bắc Đẩu là tượng trưng cổ hong của trời hoặc xe trời, là cơ chế thất chính, nguyên thể âm dương nên vận hành ở trên trời, giám sát tứ phương, thiết lập 4 mùa, cân bàng ngũ hành. 7 ngôi sao đó tượng trưng và chủ điều gì, các sách nói không thống nhất. Có thuyết nói Khu là khu vực trên trời, Thi là phân phát, Quyền là cân bằng nặng nhẹ, Cơ là biến động, Khai Dương là mở khí dương, Dao Quang la dao động ánh sáng. Có thuyết nói Khu là trời, Thi là đất, Cơ là ngươi, Quyền là thời gian, Khai Dương là luật, Dao Quang là sao, Ngọc hoàng là âm. Thạch thị tinh chiêm thì cho rằng 7 sao lần lượt chỉ trời, đất, hỏa, thủy, thổ, mộc, kim; lần lượt chủ 7 nước dưới trái đất : Tần, Sở, Lương, Ngô, Triệu, Yên, Tề. 7 sao thì mỗi ngôi cũng có tượng riêng. Ngôi thứ nhất là chính tinh, chủ dương đức, tượng thiên tử; ngôi thứ hai là pháp tinh, chủ âm hình, tượng địa vị nữ chúa; ngôi thứ ba là lệnh tinh, chủ họa hại ; ngôi thứ tư là phạt tinh, chủ thiên lý, tượng trừng phạt vô đạo; ngôi thứ năm là sát tinh, chủ trung ương, tượng giúp bốn phương giết tội phạm; ngôi thứ sáu là nguy tinh, chủ kho ngũ cốc của trời; ngôi thứ bảy là bộ tinh hoặc ứng tinh, chủ binh. Quan sát phương vị 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu có thể biết bốn mùa, định tiết khí; căn cứ sự di chuyển của chúng có thể xác định năm tháng, ngày, giờ; nên còn gọi 7 sao chòm Bắc Đẩu là Thất chính. Tiêu : 1 ) Chỉ cán gáo sao Bắc Đẩu. Gồm 3 sao : Hành, Khai Dương, Dao Quang. Tiêu chủ đất tây nam Hoa Sơn. Có khi gọi Tiêu là Ngọc Hoành. Xem mục Bắc Đẩu thất tinh. 2) Chỉ 2 ngôi sao phía bắc sao Bắc Đẩu. Khôi : Chì Đầu Khôi của Bắc Đầu. Khôi gồm 4 sao: Khu, Thiên Cơ, Quyrrgn. Khôi chu vùng đông bắc hai đảo, tức phân dã của Tề. Còn gọi là Thi Cơ. Sao Chổi nhập vào Khôi, thì đoán là có thánh nhân thụ mệnh; mặt trăng và Ngũ tinh nhập vào đó, thi đại nhân lo âu, thiên hạ có chiến sự; phạm vào đó thì đại nhân lo âu, nữ chúa nắm quyền. 2) Chỉ Đẩu Khôi Nam Đẩu, gồm 4 sao. Mặt trăng và Ngũ tinh nhập vào đó, thì đại nhân lo âu, thiên hạ có chiến sự hoặc Ngô Việt có nỗi lo. Thiên Khu : Còn gọi là Khu. 1) Chỉ sao thứ nhất trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Chính tinh. Tượng thiên tử. Chủ trời, chủ dương đức, chủ đất Tần. 2) Chỉ ngôi sao thứ 5 của chòm Bắc Cực. Tùy thư. Thiên văn chí : "Bắc Cực, Thần vậy. Là khu vực của trời". Xem mục Bắc Cực. Thi : Còn gọi là Thiên Thi. Ngôi sao thứ hai trong 7 ngôi sao của chòm Bác Đẩu. Còn gọi là Pháp tinh, tượng vị trí của nữ chúa, chủ đất, chủ âm hình, chủ đất Sở. Cơ : Còn gọi là Thần Cơ. Ngôi sao thư ba trong 7 ngôi sao của chùm Bắc Đẩu. Còn gọi là Lệnh tinh. Chủ họa hại, chủ người, chủ Hỏa, chủ đất Lương. Quyền : Còn gọi là Thiên Quyền. Ngôi sao thứ tư trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Phạt tinh, chủ thời gian, chủ Thuỷ, chủ thiên lý (lý của trời), phạt vô đạo, chủ đất Ngô. Hành : Còn gọi là Ngọc Hoành. Ngôi sao thứ năm trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Sát tinh, chủ âm thanh, chủ Thổ, chủ trung ương giúp bốn phương, giết kẻ phạm tôi; chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Triệu. Khai Dương : Ngôi sao thứ sáu trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là sao Nguy. Chủ luật, chủ kho ngũ cốc của trời; chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Yên. Ngọc Hoành : 1) Tức sao Hành. 2) Chỉ ba ngôi sao cán gáo của chòm Bắc Đẩu. Thiên quan thư dẫn Văn diệu câu : "Ngọc Hoành thuộc cán gáo, Khôi là Thi Cơ". Xem mục Bắc Đẩu thất tinh. Dao Quang : Còn gọi là sao Phá Quân. Ngôi sao thứ bảy trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Bộ tinh hoặc Ứng tinh. Chủ quân đội, chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Tề. Phụ : Tên chòm sao. Gồm 1 sao Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Cạnh ngôi sao Khai Dương thuộc chòm Bắc Đẩu, sao nhỏ mà sáng, tượng đại thần. Nếu to mà sáng, là bầy tôi đoạt quyền vua, nếu nhỏ mà mờ, là bầy tôi không làm tròn trách nhiệm; nêu to, sáng, lại lung linh tức là quân đôi bạo loạn; nếu mờ và xa sao Bắc Đẩu, là bầy tôi chết hoặc mất chức nếu ánh sáng tỏa về một phía, chứng tỏ vua thiên vị, trọng dụng gian thần, gạt bỏ hiền thần, nếu mọc cánh (phát tia sáng ra hai bên), chứng tỏ cận thần vượt quyền mưu quốc sự, định cướp ngôi, hoặc danh tướng bại trận, bỏ mạng. Thiên Thương : Tên chòm sao. 1) Còn gọi là Thiên Việt. Gồm. 3 sao. Ở phía đông Tử Vi Viên, phía đông miệng gáo sao Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng võ bị của trời. Thiếu một sao chứng tỏ đất nước có binh biến . Thường kết hợp với sao Bàng để dự đoán, gọi là Bàng. 2) Tên sao yêu quái, thuộc loại sao Chổi. Hình dạng như cây thương, hai bên có mũi nhọn, dài vài trượng. Xuất hiện lâu quá 3 tháng, ắt có nạn cướp ngôi vua, tàn phá đất nước. Cát Giá : Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở bên trong cửa Thái Vi Viên, phía bắc sao Tả Chấp Pháp. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ tán dương tân khách. Tam Công nội tòa : Tên chòm sao. Còn gọi là Tam Công. Gồm 3 sao. Ở đông bắc sao Cát Giả, nam sao Cửu Khanh. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ nơi hội họp của Tam công. Cửu Khanh : Tên chòm sao. Gồm 3 sao ở bên ngoài hàng rào Thái Vi Viên. 3 sao này còn gọi là Cửu Khanh nội tòa. Ở phía nam Ngũ chư hầu, phía bắc sao Tam Công. Thuộc Thái Vi Viên. Chủ trì vạn sự. Nội Ngũ chư hầu : Tên chòm sao. Còn gọi là Ngũ chư hầu, Chư hầu hoặc Ngũ hầu. Gồm 5 sao. Ở phía tây sao Cửu Khanh. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ nội thị thiên tư. Khi dự đoán. coi việc sao này sáng nhuận là tốt, nếu khô lạnh là các nơi có tai biến nặng thì là tai họa chết người, nhẹ cũng là nạn lưu vong, có kẻ nhân danh thiên mệnh mà xâm phạm vua chúa. Nội Bình : Tên chòm sao. Gọi tắt là sao Binh. Gồm 4 sao. Ơû bên trong cửa chính của Thái Vi Viên phía dưới Ngũ đế tòa, gần sao Hữu Chấp Pháp. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ việc che kín chỗ ngồi của đế vương. Ngũ đế tòa : Tên chòm sao. Còn gọi là Ngũ tinh tinh tòa, Ngũ đế nội tòa, gọi tắt là Đế tòa. Gồm 5 sao. Ơû trong Thái Vi Viên, phía bắc giáp sao Tể Thần, Thái Tử, Tòng Quan; phía nam giáp sao Bình. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Ngôi lớn nhất ở giữa là chỗ của Hoàng đế, bốn vị đế khác ở xung quanh, mạn đông là sao Đế (Thanh Đế). Linh Uy Ngưỡng, mạn nam là sao Xích Đế Hách Phiêu Nộ, mạn tây là sao Bạch Đế Triệu Củ, mạn bắc là sao Hắc Đế Diệp Quang Kỷ; tượng 5 tòa Ngũ đế tụ tập thần linh mưu sự Tòa Ngũ đế sáng là tốt. Sáng thì thiên tử làm đúng đạo trời, y đất; mờ thì thiên tử thất vị; nếu nhỏ yếu, xanh đen, thì vua chết. Hạnh Thần : Ten chòm sao. Gồm 1 sao. Ơ bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa, phía đông sao Thái Tử. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng sủng thần. Thái Tử : 1) Tên sao. Ngôi sao ở chót nam của chòm sao Bắc Cực, phía trên giáp sao Đế. 2) Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng con trai của thiên tử, việc của Thái tử. Tòng Quan : 1 ) Tên chòm sao. Gồm 1 sao ở bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa, phía tây sao Thái Tử. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng bầy tôi đứng hầu vua. 2) Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở tây nam sao Phòng, tây bắc sao Tích Tốt. Thuộc Nam cung hoặc sao Phòng. Tượng bầy tôi đứng hầu vua. Tướng Vị : Hoặc gọi là Lang Tướng. Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ơû phía bắc sao Lang Vị. Tượng các tướng soái. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ duyệt binh, võ bị. Sao này sang thì quân đội hùng mạnh, mờ thì quân yếu ớt; to mà sáng, lại có góc cạnh, thì tượng dũng tướng vô địch. Hổ Bôn : Hoặc gọi là Võ Bôn. Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ơû bên ngoài Tây Viên của Thái Vi Viên, phía tây sao Thượng Tướng, phía nam sao Hạ Đai. Tượng võ sĩ hộ vệ Thiên Tử. Sao dao động, là thiên tử rời cung đi ra ngoài. Sao này sáng, thì võ binh mạnh; sao mờ thì võ binh yếu. Thường Trần : Tên chòm sao. Gồm 7 sao. Ơû phía bắc Thái Vi Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng võ sĩ hộ vệ Thiên Tử. Sao dao động, là thiên tử rời cung đi ra ngoài. Sao này sáng, thì võ binh mạnh; sao mờ thì võ binh yếu. Lang Vị : Còn gọi là Viên Điểu hoặc Y Điểu. Hán thư gọi Viên Điểu là diện mạo của sao. Tên chòm sao. Gồm 15 sao. Ơû đông bắc Ngũ đế tòa. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ hộ vệ. Khi dự đoán, lấy việc chòm sao 15 ngôi này sáng nhuận, hiện diện đủ là cát. Có khi sao sáng thì đoán là đại thần lấn chúa hoặc khách phạm thượng; sao không hiện diện đủ, là sủng thần bị chém. Khách tinh nhập vào đó, thì đoán là đại thần làm loạn. Minh đường : 1) Chỉ sao Phòng hoặc sao Tâm. Tùy thư. Thiên văn chí : "Phòng là Minh Đường". Thiên quan thư : "Tâm là Minh Đường". Hoặc sao Phòng cùng sao Tâm hợp thành Minh Đường. Xuân Thu thuyết đề từ : "Phòng, Tâm là Minh Đường, cung mà Thiên vương bố chính". 2) Tên chòm sao. Gồm 3 sao. Ở phía bắc sao Dực, tây nam sao Hữu Chấp Pháp . Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng cung mà thiên tử ban bố chính sách. Linh Đài : l) Tên chòm sao. Gồm 3 sao. Ở bên ngoài Hữu Viên của Thái Vi Viên. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng đài quan sát hiện tượng. Chủ việc quan sát khí hậu, điềm báo, đoán tai biến. 2) Thời xưa thiết lập đài quan sát hiện tượng, gọi là Linh Đài. Thiếu Vi : Còn gọi là sao Xử Sĩ. Tên chòm sao. Gồm 4 sao. Ơû phía tây Hữu Viên của Thái Vỉ Viên, xếp thành hàng theo chiều nam bắc. gần sao Hổ Bôn và Thượng Tể Tướng. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tính từ bắc xuống nam là Xử Sĩ, Nghị Sĩ, Bác Sĩ, Đại Phu. Coi việc sao to, sáng màu vàng nhuận là hiền sĩ được trọng dụng; sao mờ là hiền sĩ không được trọng dụng. Mặt trăng, Ngũ tinh phạm thủ, thì đoán là xử si, nữ chúa lo âu, tể tướng dễ mất chức. Trưởng Viên : Tên chòm sao. l) Gồm 4 sao. Ơ phía tây Thái Vi Viên, phía nam Thiếu Vi. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. chú biên cương, dân tộc Hồ. Sao Huỳnh Hoặc nhập Trưởng Viên là người Hồ xâm nhập Trung Quốc; sao Thái bạch nhập vào đây là cửu khanh có mưu mô. 2) Tức Tử Vi Viên. Xem mục Tử vi , nghĩa thứ 2. Tam Đài : Còn gọi là Tam Năng, Thái Giai, Thiên Giai hoặc Thiên Trụ. Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Chia ra 3 cặp Thượng Đài, Trung Đài, Hạ Đài. Thượng Đài khởi từ Văn Xương, Trung Đài đối diện với sao Hiên Viên, Hạ Đài ở phía dưới Thái Vi. Thuộc Trung cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng 3 bậc thềm của thiên tử. Bậc thềm trên cùng gồm 2 sao, bên trên là Nam chúa, bên dưới là Nữ chúa. Bậc thềm giữa gồm 2 sao, trên là Chư hầu tam công, dưới là Khanh đại phu. Bậc dưới cùng gồm 2 sao, trên là Sĩ, dưới là Thứ dân. Chúa thì dùng âm dương hài hòa mà cai quản vạn vật, lại tượng trưng địa vị Tam công, chú tuyên dương đức độ. Thượng Đài cai quản mệnh, chủ thọ. Trung Đài cai quản trung, chủ tôn thất. Hạ Đài cai quản lộc, chủ việc binh, ngăn chặn gian tà. Khi dự đoán, coi Tam Đài song hành chỉnh tề là cát, là âm dương hài hòa, mưa thuận gió hòa, vua tôi một lòng; ngược lại thì khí hậu quái gở, mất mùa, có thiên tai, chiến tranh.
Tam Năng : Tức Tam Đài. Thiên quan thư: (Sáu ngôi sao phía dưới sao Khôi, xếp thành 3 cặp cân xứng, là Tam Năng". Tập giải dẫn Tô Lâm viết: "Năng là đài". Xem mục Tam Đài. Thị Lâu : Còn gọi là Thị Lâu Thị Phủ. Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Ơû bên dưới Thiên Thị Viên, phía trên sao Ki. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chỉ giá cả thị trường. Xa Tứ : Tên chòm sao. Gồm 2 sao. Một ngôi ở trong, một ngôi ở ngoài cửa Thiên Thị, ở tây bắc sao Tống thuộc Tả Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chỉ khu vực buôn bán của dân chúng. Tông Chính : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở tây nam Nội Đế tòa của Thiên Thị Viên. Thuộc cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng tôn thất đại phu. Nếu sao Chổi thủ ở đó, sao mất màu, thì đoán là đại phu có chuyện . Nếu Khách tinh thủ ở đó, thì đoán là hiệu lệnh thay đổi. Tông Nhân : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở phía đông sao Tông Chính" Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc cúng tế c thân. Nếu sao sáng mà có vân đẹp, đoán là vương tộc hoa hợp; nếu sao dao động, tức là thân thích nhà vua có biến. Khách tinh thủ ở đó, đoán là có quí nhân qua đời. Tông : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Tông Chính, phía đông sao Hầu. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng tôn thất, thân thích của thiên tử. Khách tinh thủ ở đó, thì đoán là vương tộc bất hòa. Bạch Dạc : Ten chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Tông Chính. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc đo lường vải vóc. Đỗ Tử : Tên chòm sao. Gồm sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông hắc sao Bạch Đạc. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng chợ mua bán gia súc. Hầu: 1) Tên chòm sao. Gồm 1 sao ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Đế tòa. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ hòa âm dương. Sao sáng ma to, đoán là đại thần phò tá vững vàng, không lo các dân tộc thiểu số xâm phạm bờ cõi. Sao mở mà nhỏ, là đất nước bình an. Thiếu vắng sao này, là chúa thất vị. Sao di chuyển vị trí là chủ bất an. 2) Như sao Hậu. Tượng điềm trời. Trong thiên văn cổ đại có thuật ngữ Chiêm đoán khí hậu, mưa gió. 3) Như sao Hầu. Tượng dự đoán, dự báo, như "Hầu Tuế", với ý đầu năm hoặc đầu mùa dự báo quang cảnh một năm. 4) Như chữ Hậu. 5 ngày là một Hậu. Tố vấn. Tạng tượng luận : (năm ngày gọi là một Hậu, ba Hậu là một Khí, sáu Khí là một Thời, bốn Thời là một năm Một năm có 72 Hậu. Đế tòa : 1) Chỉ Ngũ đế tòa. 2) Chỉ Ngũ đế nội tòa. 3) Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở trong Thiên Thị Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên, phía tây sao Hầu. Tượng thiên đình. Sao sáng nhuận, đoán là thiên tử cát; ít sáng và nhỏ, đoán là đại nhân hung. Di Giả : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, tây nam Đế tòa. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng người hầu hạ vua chúa. Sao nhỏ đoán là cát, sao sáng thì hung. biến đổi khó lường thì kẻ hầu vua có lo buồn. Sao Chổi phạm vào đó, thiên hạ có tang hoặc quân bại trận. Liệt Tử : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên trong hai hàng rào Thiên Thị Viên, phía tây nam cao Hộc. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ hàng hóa quý giá, tượng chợ mua bán vàng ngọc. Hộc : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở phía bắc sao Thị Lâu, bên trong hai hàng rào Thiên Thị Viên. Thuộc cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng vị quan đo lường ở chợ trên trời. Chủ đo lường chất lỏng. Quán Sách : Còn gọi là Liên Sách, Thiên Quốc hoặc Thiên Lao. Tên chòm sao, gôm 9 sao. Thiên quan thư, Hán thư. Thiên văn chí nói là gồm 15 sao, ở đông nam cái gáo sao Bắc Đẩu, phía nam sao Thất Công, phía tây sao Cánh Hà. Thuộc Trung cung hoặc Thái Vi Viên. Quan tượng ngoạn chiêm nói là ở bên ngoài Thiên Thị Viên, thuộc Thiên Thị Viên. chủ pháp luật cấm cường bạo. Tượng nhà lao nhốt đạo tặc. Cửa nhà lao có 1 sao trấn giữ. Sao này sáng, thì có ân xá. Không thấy sao nay, tức là trong ngục có nhiều tù nhân. Sao lung linh, đoán là có việc nhà binh. Thấy đủ 9 sao, đoán là nhà ngục đông đảo, hoặc có việc mừng nhỏ; thấy 8 sao, đoán là có ban lộc, thấy 7 sao vua có đức, có lệnh ân xá, thấy 5 sao, có đại xá. Vắng cả 9 sao, đoán là lao ngục đơn giản. Khách tinh ra khỏi đó, sao lớn là có đại xá, sao nhỏ là có tiểu xá. Thất Công : Tên chòm sao, gồm 7 sao, ở phía đông sao Dao Quang, bắc sao Quán Sách. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng Tể tướng, Tam công trên trời. Chủ thất (bảy) chính. Thiên Kỷ : Tên chòm sao. gồm 9 sao, ở phía đông sao Quan Sách. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng cửu khanh. Chủ ghi chép vạn sự, xử lý khiếu kiện. Sao này sáng, thì thiên hạ lắm việc kiện tụng. Không thấy là chính lý bại hoại, kỷ cương rối loạn. 9 sao phân tán là động đất, núi lở. Sao Chổi phạm vào là có động đất. Nữ Sàng : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía bắc sao Thiên Kỷ. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc hậu cung.
CHÒM SAO NHỊ THẬP BÁT TÚ Giốc : 1) Tên chòm sao, gồm 2 sao, sao phía bắc nhỏ, sao phía nam lớn, trên nhỏ dưới to, thành hình cái sừng. Cắt ngang chòm sao Bình Đạo, ở phía đông sao Cang, phía nam sao Thiên Điền, phía bắc sao Thiên Môn. Hoàng đạo chạy qua sao này (hiện nay Xích đạo cũng chạy qua nó). Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Sao Giốc bên trái (phía bắc) là Lý, tức pháp quan. chủ hình phạt. Sao Giốc bên phải (phía nam) là Tướng, chủ quân đội. Giốc là tượng cửa ải trên trời, cùng với Thiên Vương đế đình và Thiên Môn hợp thành ba cửa trời. Chòm này sáng mà lớn, là đạo trời thái bình, người hiền ở trong triều đình; nếu dao động di chuyển, là vua vi hành. Sao Hỏa phạm thủ sao Giốc, là có chiến sự bùng nổ. 2) Tên chòm sao, một trong Nhị thập bát tú. Sao thứ nhất trong 7 sao phương đông, gồm 11 chòm : Giốc, Bình đạo, Thiên điền, Tiến Hiền, Chu Đinh, Thiên Môn, Bình, Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn, với 45 ngôi sao. Tấn thư. Thiên văn chí cho rằng 6 sao từ Thiên Môn đến Nam Môn không nằm trong Nhị thập bát tú. Tinh thần khảo nguyên cho rằng Giốc chỉ gồm 3 chòm Giốc, Tiến Hiền, Thiên Điền. Có thuyết tính sao Giốc khởi từ Đại Giốc, cùng với 2 sao Giốc hợp thành hình đầu rồng. Giốc và Cang, Đê cung là phân dã của Dõan Châu. 3) Tên gọi tắt sao Đại Giốc. Bình Đạo : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở giữa 2 sao Giốc. Thuộc Đông cung hoặc giốc tú. Tượng quan Bình đạo. Thiên Điền : 1) Tên chòm sao, tức sao Giốc bên trái. 2) Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Giốc, nam sao Hữu Nhiếp Đề. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng tịch điền của thiên tử, chủ việc canh nóng. 3) Tên chòm sao, gồm 9 sao; có thuyết nói gồm 4 sao, ở khoảng giữa ba sao Khiên Ngưu, La Yến và Cửu Khảm. Chủ việc canh nông. Tiến Hiền : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía tây bắc sao Bình Đạo. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc, chủ khanh tướng tiến cử người hiền tài. Sao Thái Bạch phạm vào đó đoán là người tiến cử bị chém đầu. Thiên Môn : 1 ) Tên chòm sao gồm 2 sao, ở phía nam sao Giốc, phía bắc sao Bình. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng của thiên phú chủ sự việc thiên phủ. 2) Tức Thiên Quan. Bình : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Khố Lâu. Thuộc đông cung hoặc sao Giốc. Tượng Đình úy, chủ cai quản việc hình ngục trong thiên hạ. Khố Lâu : Còn gọi là Thiên Khố, Thiên Lâu hoặc Thiên Khố Lâu. 1) Tên chòm sao, gồm 10 sao, ở phía nam sao Giốc đông nam sao . Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Trong 10 sao, 6 ngôi lớn uốn cong thành hình nhà kho, 4 ngôi vuông thành hình cái lầu. Còn tượng trưng cho binh xa. Dự đoán cùng với các sao Ngũ Trụ, Hành, Dương Môn, Nam Môn. Ngũ Trụ tụ thành 5 nhóm ở trong và ngoài Thiên Khố, chủ ngựa xe; sao Hành ở bên trong thiên Khố chủ quân dàn trận. Sao Dương Môn ở phía đông bắc Khố Lâu, chủ việc canh giữ kho lẫm. Nam Môn ở Nam Khố Lâu, tượng cổng của trời, chủ quân canh giữ. Ngũ Trụ : Còn gọi là Thiên Trụ, Trụ. Tên chòm sao, gồm 15 sao, Thiên quan thu gọi là Ngũ Xa của Nam cung. Tụ thành 5 chòm, nên có tên đó. Nằm ở nam bắc, trong ngoài sao Khố Lâu. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng cột của kho nhà trời, nếu có nhiều tia sáng chia ra hoặc sắp xếp không chỉnh tề, thì đoán là không có chỗ bố trí xe ngựa. Nam Môn : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía nam sao Khố Lâu. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng cổng của trời, chủ quân canh giữ (Sao sáng mà thấp, là có chư hầu đến nộp cống; sao mờ, thì đoán là chư hầu làm phản. Khách tinh thủ ở đó đoán ra quân bên ngoài kéo tới. Cang : 1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Giốc, phía nam sao Đại Giốc, hình dạng cong như cánh cung, tiếp liền với sao Thiên Vương đế đình. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng đền thờ của thiên tử, chủ cai quản hình ngục, ghi chép công trạng. Có thuyết nói là chủ việc cúng tế bên ngoài triều đình, chủ dịch bệnh. Sao sáng mà lớn, đoán là bầy tôi trung thành thiên hạ yên ổn, không có dịch bệnh, ngược lại là bầy tôi bất trung, thiên hạ không yên; sao dao động, đoán là có nhiều người bị dịch bệnh 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ hai trong 7 sao phương đông. Gồm 7 chòm sao : Cang. Đại Giốc, Chiết Uy, Tả và Hữu Nhiếp Đề, Độn Ngoan, Dương Môn, với 22 ngôi. Cang và Giốc, Đê cùng là phân dã của Doãn Châu. Đại Giốc : Gọi tắt là Giốc. Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở chót phía bắc sao Cang, giáp hai sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Thuộc đông cung hoặc sao Cang. Tượng tòa Thiên vương hoặc Thiên vương đế đình, tượng vua chúa. Sao này sáng nhuận, màu vàng, thì đoán là thiên hạ đại đồng. Chiết Uy : Còn gọi là Thất Chiết Uy. Tên chòm sao gồm 7 sao, ở phía nam sao Cang. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Chủ việc chém đầu. Nhiếp Đề : Chỉ hai sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Tên chòm sao, ở hai bên sao Đại Giốc. Ba sao bên trái là Tả Nhiếp Đề, ba sao bên phải là Hữu Nhiếp Đề. Tượng đại thần, chủ tám tiết, cai quản vạn sự. Hoặc tượng hậu thuẫn, chủ cửu khanh. Sao to mà mờ, đoán là vua lo sơ. Khách tinh nhập vào đó, đoán là thánh nhân bị chế ngự. Tả Nhiếp Đề : Tên chòm sao, gồm 3 sao. Ở phía đông sao Đại Giốc. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Xem mục Nhiếp Đề. Hữu Nhiếp Đề : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía tây sao Đại Giốc. Thuộc Dông cung hoặc sao Cang. Xem mục Nhiếp Đề . Độn Ngoan : 1) Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía đông nam sao Chiết Uy. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Chủ cai quản tình hình tù nhân, xét đoán sự gian trá. 2) Tên lưu tinh. Sao này di chuyển như bay, sao to như cái phễu, đuôi trắng, trước thấp, sau cao. Đuôi dài đoán là có nhiều người chết. Dương Môn : Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông bắc sao Khố Lâu, tây nam sao Độn Ngoan. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Tượng cửa ngoài của kho quân giới, chủ canh giữ kho. Đê: 1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Cang, phía tây sao Phòng, uốn cong phía bắc Hoàng đạo nam. Còn gọi là Thiên Căn. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng chỗ ở của vua, phủ của Hậu phi, nơi nghỉ ngơi . Hai sao đầu tượng vợ cả, hai sao sau tượng hầu thiếp. Sao sáng mà lớn, đoán là cận thần hầu hạ chu đáo. Sao dao động, đoán là sắp có việc lao dịch. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ ba trong 7 sao phương đông. Gồm 11 chòm sao : Đê, Thiên Nhũ, Triệu Dao, Canh Hà, Đế tòa, Cang Trì, Kỵ Quan, Trận Xa, Xa Ky. Thiên Bức, Ky Trận Tướng Quân, với 54 ngôi sao. Thiên văn chí đời Tống chép rằng chòm sao Đê không có các sao Trận Xa, Thiên Bức, Kỵ Trận Tướng Quân. Tinh thần khảo nguyên thì cho rằng chòm này không có các sao Canh Hà, Triệu Dao. Đê và Giốc, Cang cùng là phân dã của Dõan Châu. Thiên Nhũ : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía đông bắc sao Đê, bên ngoài Hữu Viên của Tử Vi Viên. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Chủ nước Cam lồ. Sao sang thì đoán là tốt. Triệu Dao : Còn gọi là sao Dữ hoặc Thiên Dữ. Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía nam sao Dao Quang (của chòm Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc sao Đê. Chủ việc quân của tội Hồ. Sao sáng mà không đoan chính, đoán là quân tộc Hôg không nghe lệnh Trung Quốc. Cùng tranh sáng với sao Cánh Hà, Bắc Đẩu, thì đoán là quân tộc Hôg thường đến thụ mệnh của Trung Quốc. Áng sáng chớp chớp, có sừng lớn, đoán là chiến sự bùng nổ. Dữ : Tức Triệu Dao. Chất : Tức Thiên Phong. Thiên Phong : 1) Tên chòm sao, còn gọi là Phong Chất, Thiên Chất, gồm 1 sao. Thiên quan thư viết rằng ở đầu cái gáo sao Bắc Đẩu có 2 ngôi sao, "một ở bên trong là sao Dữ, tức Triệu Dao, một ở bên ngoài là sao Chất, tức Thiên Phong". Tùy thư. Thiên văn chí thì viết, rằng sao Cánh Hà tức là sao Thiên Phong, phía bắc sao đó là sao Triệu Dao, tức sao Dữ. Khi dự đoán thì giống như sao Cánh Hà, Tiêu Dao. 2) Tên sao yêu quái, đuôi của nó tượng trưng đầu mút cái thuỗn, chủ tung hoành. Cánh Hà : Tên chòm sao. Thiên nguyên lịch lý viết: "Hà tức là kha (cành cây), thuộc loại giáp trượng", nên còn gọi là Cánh Kha hoặc Thiên Phong, gồm 3 sao, ở phía nam sao Triệu Dao, phía bắc sao Đại Giốc. Thuộc Trung cung hoặc sao Đê. Tượng sao chở kiếm. Chủ quan của tộc Hồ. Không thấy sao này, hoặc tiến thoái bất định, thì đoán là sắp có tai họa ở vùng biên cương. Lại chủ tang. Ánh sáng biến động, đoán là quân bại trận. Đế tòa : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía tây bắc sao Đại giốc, tây nam sao Cánh Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê chủ yến tiệc. Cang Trì : Tên chòm sao, gồm 6 sao, ở phía bắc sao Cang, giữa 2 sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng tàu thuyền đi lại nghênh tống. Kỵ Quan : Tên chòm sao. gồm 27 sao. Nghi tượng khảo thành viết là gồm 10 sao ở phía nam sao Đê, phía bắc sao Kỵ trận Tướng Quân. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng thiên tử xuất hành. Chủ việc của túc vệ. Trận Xa : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía nam sao Đê, phía đông bắc sao Kỵ Quan, phía tây sao Thiên Bức. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng binh xa. Xa Kỵ: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía đông nam sao Khố Lâu, phía nam sao Kỵ Quan. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng tướng cưỡi xe. Thiên Bức : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía đông nam sao Đê, phía tây sao Phòng, theo chiếu nam bắc. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Chủ quan ngồi xe, chủ việc cúng tế. Kỵ Trận Tướng Quân : Tên chòm sao. gồm 1 sao, ở phía nam sao Đê, giữa 2 sao Kỵ Quan và Xa Kỵ. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê, tượng vi tướng cưỡi xe. Phòng : Còn gọi là Thiên Tứ, Thiên Cứu. 1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông bắc sao Tâm, tây nam sao Đê, phía dưới 4 sao Biện Bế, Câu Linh, Đông Hàm và Tây Hàm. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng ngựa trời, chủ xa giá. Bốn sao là Tả Tham, Tả Phục, Hữu Phục, Hữu Tham. Cũng tượng chuồng gia súc. Chủ việc đóng mở. Hai sao bên dưới chỉ vị trí của vua, hai sao trên chi vị trí phu nhân. Hai sao Phòng, Tâm sáng thì đoán là vua sáng suốt. Sao Tham (hoặc Thượng Tể Tướng và Thượng Tướng) lớn thì chiến sự bùng nổ. Sao dời chỗ là dân chúng li tán. Sao Phòng còn là tượng "Thiên cù đại đạo" (đường lớn, đường cái quan trên trời), nếu mặt trời, mặt trăng cùng Ngũ tinh ra vào nơi đó, thì thiên hạ yên ổn. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Tâm và Câu Linh, thì đó là triệu chứng động đất. Mặt trăng phạm vào sao Phòng, ắt bầy tôi phò tá bị chém đầu. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ tư trong 7 sao phương đông. Gồm 7 chòm sao chính và 1 chòm sao phụ : Phòng, Kiện Bế, Phạt, Đông Hàm, Tây Hàm, Nhật, Tòng Quan, Câu Linh, với 21 ngôi. Sách Càn tượng thư của Cảnh Hựu đời Tống xếp sao Đông Hàm vào chòm sao Tâm; Tinh thần khảo nguyên thì xếp các sao Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn vào chòm sao Phòng. Phòng và Tâm cùng là phân dã của Dự Châu, chỉ nước Tống. Câu Linh : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Phòng, gần đỉnh sao Phòng. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Tượng chuông cửa, tiếng sáo của trời. Chủ đóng kín, đề phòng bất trắc. Câu Linh sáng, thì vua có hiếu, sáng mà gần sao Phòng, thì thiên hạ đồng tâm; rời xa sao Phòng thì thiên hạ bất hòa, vua tuyệt tự. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Tâm, thì đó là triệu chứng động đất. Kiện Bế : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía đông bắc sao Phòng, giữa hai sao Câu Linh và Đông Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Chủ chốt giữ khu vực quan trọng. Sao Huỳnh Hoặc phạm vào đó, thì vua có lo âu. Sao Điền phạm vào đo, thì nhà vua không nên ra khỏi cung điện. Phạt : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía bắc sao Phòng Tâm, giữa 2 sao Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Chủ sự mua chuộc. Lưỡng Hàm : Chỉ hai sao Dông Hàm và Tây Hàm. Mỗi sao Hàm gồm 4 sao, ở hai bên phía trên sao Phòng và Tâm. 4 sao phía đông gọi là Đông Hàm , 4 sao phía tây gọi là Tây Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Lưỡng Hàm ở khoảng giữa Hoàng đạo, nên được coi là Trung đạo của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh. Tượng cứa phòng. Chủ đề phòng dâm loạn, sao sáng thì tốt, sao mờ thì hung. Mặt trăng, Ngũ tinh phạm hoặc thủ ở đó, đoán là có âm mưu. Đông Hàm : Xem mục Lưỡng Hàm. Tây Hàm : Xem mục Lưỡng Hàm. Tâm : 1) Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía đông sao Phòng. Ngôi lớn ở giữa, gọi là Minh Đường, nên sao Tâm còn gọi là Minh Đường; ngôi thứ 2 là Thiên Vương, tượng địa vị thiên tử, nơi vua ban bố chính sách, chủ việc thưởng phạt trong thiên hạ. Sao này sáng mà lớn, thì đoán là thiên hạ đại đồng; ngôi ở phía nam là Thái Tư, nếu mở thì Thái tử không được chọn nối ngôi. Ngôi ở phía bắc là Thư Tử, nếu sáng thì con thứ được chọn. Sao Tâm mờ đen, là đại nhân lo âu. Sao dao động, là cỏ sự biến khẩn cấp trong nước; ánh sao mọc sừng là chiến sự bùng nổ. Các sao tách xa nhau, là dân chúng phải ly tán. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Câu Linh, thì đó là triệu chứng động đất. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ năm trong 7 sao phương đông. Gồm 2 chòm sao : Tâm, Tích Tốt, với 15 ngôi sao. Tấn thư. Thiên văn chí viết rằng Tích Tốt không thuộc chòm sao này. Tâm và Phòng cùng chỉ nước Tống, là phân dã của Dự Châu. Thiên Vương : l) Tên sao, chỉ ngôi sao ở giữa trong 3 ngôi của chòm sao Tâm, còn gọi là Minh Đường. Xem mục Tâm, nghĩa thứ nhất. 2) Tức Thiên hoàng đại đế. Tích Tốt : Tên chòm sao, gồm 12 sao. tượng nghi khảo thành viết rằng chỉ gồm 2 sao, ở phía nam sao Phòng, sao Tâm. Thuộc Đông cung hoặc sao Tâm. Chủ thị vệ. Khách tinh thủ ở đó thì đoán là cận thần bị chém đầu. Vĩ : l) Tên chòm sao, gồm 9 sao, còn gọi là Vĩ Cửu Tử, ở phía đông nam sao Tâm, có dạng uốn cong như cái đuôi. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng cung điện của hoàng hậu, phi tần. Sao thứ nhất gần giữa là Hậu, sao thứ 3 là Phi, tiếp theo là Tần, 2 ngôi cuối là Thiếp. Tấn thư. Thiên văn chí gọi ngôi thứ 3 là Phu Nhân, 5 ngôi còn lại là Tần, Thiếp. Ngôi sao cạnh ngôi thứ 8 là Thần Cung, tượng phòng thay áo. Khi đoán, các sao đều sáng, to nhỏ nối tiếp nhau là tốt, là hậu và phi trong cung có thứ tự, đông con cái; sao mờ và nhỏ, là trong hậu cung có chuyện đố ky. Sáng tối bất định, hoặc ánh sao dao động, là hậu phi không còn thứ tự trên dưới, vua tôi bất hòa, thiên hạ rối loạn. 9 sao tụ gần nhau là có nạn hồng thủy. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ sáu trong 7 sao phương đông. Gồm 5 chòm sao chính và 1 chòm phụ : Vĩ, Quy, Thiên Giang, Phó Thuyết, Ngư và Thần Cung, với 21 ngôi (xem hình 104). Tân thư. Thiên văn chí cho rằng các sao Quy, Phó Thuyết, Ngư không thuộc chòm sao Vĩ. Tấn thư. Thiên văn chí thì không xếp sao Thần Cung. Sao Vĩ cùng với sao Ki cùng chỉ nước Yên, là phân dã của U Châu. Thần Cung : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở bên cạnh ngôi thứ 3 sao Vĩ. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Là chòm sao phụ của sao Vĩ. Tượng phòng thay áo trong hậu cung. Quy : 1) Còn gọi là Liên Châu. Tên chòm sao, gồm 5 sao, ở phía nam sao Vĩ, trong Thiên Hà, giống hình con rùa. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Chủ chiêm bốc (bói toán cát hung). 2) Xem mục Bốc Phệ, nghĩa thứ nhất. Thiên Giang : Gọi tắt là Giang. Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở bên dưới Tử Vi Viên, phía bắc sao Vĩ. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Chủ Thái âm. Không nhìn thấy sao này, thì bến sông trong thiên hạ không thông suốt. Sao sáng mà dao động, là có lụt lớn, chiến tranh bùng nổ. Bốn sao xếp lệch lạc, thì ngựa tăng giá. Hỏa tinh thủ ở đó, ắt có việc lập vua. Khách tinh nhập vào sao Giang, đoán là bến sông khô cạn. Phàm mặt trăng, Ngũ tinh phạm sao này, đều đoán là bến sông tắc nghẽn. Phó Thuyết : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở khoảng giữa sao Vĩ và sao Ngư, trong Thiên Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Tượng quan coi bói. Chủ việc cúng lễ trong hậu cung, cầu tự. Sao sáng mà lớn, là vua nhiều con cháu. Ngu : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía bắc sao Vĩ và Phó Thuyết, trong Thiên Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ Chủ âm sự, biết thời tiết mưa gió. Sao không sáng, đoán là cá chết nhiều, ít cá. ánh sao dao động, ắt có lũ lụt lớn; rời xa Thiên Hà, đoán là có nhiều cá chết. Kỷ :1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Vĩ, trông như cái ki (cái hốt rác). Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Còn gọi là Thiên Tân hoặc Thiên Kế. Cũng như sao Vĩ, tượng cung điện của hậu phi.
Còn tượng miệng trời, chủ xuất khí, chủ bát phong (tám thứ gió). Mặt trời, mặt trăng ở chỗ sao Ki, ắt có gió lớn. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ bảy trong 7 sao phương đông. Gồm 3 chòm sao : Ki,
Khang, Chử, với 8 ngôi. Tấu thư. Thiên văn chí cho rằng chòm này chỉ có sao Ki, không có 2 sao Khang, Chử. Sao Ki cùng với sao Vĩ chỉ nước Yên, là phân dã của U Châu. Khang: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía tây sao Ki, tây bắc sao Chử. Thuộc Đông cung hoặc sao Ki. Chủ lương thực. Đẩu : 1) Tên chòm sao, tức Nam Đẩu, gồm 6 sao. Còn gọi là Thiên Cơ. Màu đỏ, ở phía nam Thiên Thị Viên, phía đông sao Ki, hình như cái cán gáo. Thuộc Bắc cung hoặc 7
Ngũ cung còn gọi là Ngũ quan. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Cổ nhân định rằng bầu trời sao ở gần Bắc cực là Trung cung, đem toàn bộ tượng sao chia thành 5 khu vực lớn.
Thiên quan thu dùng quan hệ cai quản của Ngũ đế mà thuyết minh phạm vi phân chia 5 khu vực lớn, gọi là Ngũ cung hoặc Ngũ quan. Tức Trung cung, Đông cung, Tây cung, Nam cung, bắc cung. Trung cung ở giữa là sao Thiên cực (tức Đế tinh), nơi cư trú của Thiên thần đại đế chí tôn (Thái Nhất), còn 4 cung kia là của đế, Xích đế, Bạch đế và Hắc đế; đồng thời dùng tên 4 con thú để gọi : Đông cung Long, Nam cung Chu Tước (Chu Điểu ), Tây cung Hàm Trì (sau gọi là Bạch Hổ), Bắc cung Huyền Vũ. Hết thảy Tinh quan dưới Ngũ cung hợp thành toàn bộ thế giới các hung tinh trong con mắt cổ nhân. Các Tinh quan gần Bắc cực do Trung cung cai quản, 28 sao, chia ra 4 cung đông, tây, nam, bắc. Ngũ quan : Tức Ngũ cung. Sử ký. Thiên quan thư viết rằng có 5 cung. Ngũ cung vốn là Ngũ quan, về sau thường gọi là Ngũ cung. Cửu thiên : Còn gọi là Cửu dã. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn dùng để phân chia khu vực tượng sao. Lã thi Xuân thu. Hữu thủy giác chia bầu trời sao thành 9 khu vực hoặc phương vị, tức Cửu thiên. Đó là Quân thiên ở giữa có các sao Giốc, Cang, Đê; Thương thiên phương đông có các sao Phòng, Tâm, Vĩ; Biến thiên phương đông bắc có các sao Ki, Đẩu, Ngưu; Huyền thiên phương bắc có các sao Nữ, Hư, Nguy, Thất; U thiên phương tây bắc có các sao Bích, Khuê, Lâu; Hạo thiên phương tây có các sao Vị, Ngang, Tất; Chu thiên phương tây nam có các sao Từ, Sâm, Tỉnh; Viêm thiên phương nam có các sao Qủy, Liễu, Thất tinh; Dương thiên phương đông nam có các sao Trương, Dực, Chẩn . Sách trên còn chia mặt đất thanh 9 khu vực, gọi là Cửu châu: Dự châu, Chu; Dực châu, Tấn; Dõan châu, Vệ; Thanh châu, Tề; Tư châu; Lỗ, Dương châu, Triệu; Kinh châu, Sở; Ung châu. Tần; U châu, Yên. Cửu dã : Xem mục Cửu thiên Tam viên: Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Được sang lập vào khoảng thời Chiến Quốc hoặc sau đó. Bắt đầu gặp trong sách Bộ thiên ca của Đan Nguyên Từ đời Tùy. Chia tượng sao thành 81 khu vực lớn, trong đó trừ 28 sao, 3 khu vực kia là Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị. Mỗi một trong 3 khu vực này đều có các chòm sao vây quanh hai phía đông, tây. Nên gọi là Tam viên. Tử Vi viên là Trung viên, Thái Vi viên là Thượng viên. Thiên Thị viên là Hạ viên. Mỗi viên gồm một số Tinh quan (chòm sao). Nhị thập bát tú : Còn gọi là Nhị thập bát xá hoặc Nhị thập bát tinh. 28 tinh tú ở gần Hoàng đạo và Xích đạo. Thời cổ dùng làm tiêu chí tham chiếu, quan sát tượng trời và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. Gặp đầu tiên trong Chu lễ : "Vị trí của 28 sao". Đến thời Sử ký đã hoàn bị. Xuất hiện trước thời Chiến Quốc. Thoạt tiên được xếp vào bốn khu vực lớn đông, tây, nam, bắc hoặc Tứ tượng. Mỗi khu vực có 7 sao. Lấy sao Giốc mà cán sao Bắc đầu chỉ làm khởi điểm, sắp xếp từ tây sang đông. 7 sao phương đông là : Giốc, Cang, Đê Phòng, Tâm, Vĩ, Ki; 7 sao phương bắc là : Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; 7 sao phương tây là : Khuê, lâu, Vị, Ngang, Tát, Tư, Sâm; 7 sao phương nam là: Tỉnh, Qủy, Liễu Tinh, Trương, Dực, Chẩn . Sau đời Tùy, 28 sao phối hợp vơi Tam viên chia bầu trời thành 31 khu vực làm tiêu chuẩn cho việc phân chia khu vực tượng sao của Trung Quốc. Trong phép chiêm tinh mỗi sao trong 28 sao có tượng riêng của nó, làm sự phân dã cho các khu vực dưới mặt đất. Thiên quan thư dẫn Tinh kinh viết : "Giốc, Cang là phân dã của Trịnh, Doãn châu; Đê, Phòng. Tâm là phân dã của Tống, Dự châu; Vĩ, Ki là phân dã của Yên, U châu, Nam Đẩu, Khiên Ngưu, là phân dã của Ngô, Việt, Dương châu; Nữ, Hư là phân dã của Tề, Thanh châu. Nguy. Thớt. Bích. là phân dã của Vệ, Tịnh châu; Khuê, Lâu, là phân dã của Lỗ, Từ châu; Vị, Ngang, là phân dã của Triệu, Dực châu; Tất, Tư, Sâm, là phân dã của Ngụy, ích châu; Tỉnh, Qủy, là phân dã của Tần, Ung châu; Liễu, Tinh, Trương, là phân dã của Chu, Tam Hà; Dực, Chấn là phân dã của Sở, Kinh châu". Tham chiếu phương vị 28 sao, có thể quan sát và thuyết minh sự biến đổi vận hành của ngày, tháng, ngũ tinh. Nên có câu "Thất chính nhị thập bát tú". Sử ký. Luật thư viết : "Xá, địa chỉ vậy; tú, là như vậy; thất chính nhị thập bát tú là nói sự vận hành của nhật nguyệt ngũ tinh; hoặc địa chỉ phân ra 28 lần vậy". Dùng quan hệ vị trí vận hành của mặt trăng, mặt trời và ngũ tinh tại 28 sao mà dự đoán nhân sự, đó là một trong những phương pháp chính của thuật chiêm tinh. Nhị thập bát xa : Tức Nhị thập bát tú. Thất chính : Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, gặp đầu tiên trong Thư. Nghiêu điển: "Thi, Cơ. Ngọc Hoành, dĩ Tề thất chính". Giải thích khác nhau. 1) Mặt trăng mặt trời, cùng Ngũ tinh (5 sao) Hỏa, Thổ, Thủy, Mộc, Kim. Sử ký. Luật thư viết : "Thất chính là Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh. (Quan sát) 7 cái đó có thể biết thiên thời". Quan sát sự vận động của Mặt trăng, mặt trời, Ngũ tinh cùng vị trí tương đối của chúng so với các hằng tinh, cổ nhân phán đoán thời tiết và chiêm nghiệm cát hung. 2) Chỉ 7 ngôi trong chòm sao Bắc đẩu, chu Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh. Thiên quan thư dẫn Thượng thư của Mã Dung : "Thất chính, mỗi sao trong chòm bắc đẩu chủ một thứ, ngôi thứ nhất là Chính Nhật, ngôi thứ hai chủ Nguyệt pháp, ngôi thứ,ba là Mệnh Hỏa, Huỳnh Hoặc cũng là nó; ngôi thứ tư là Sát Thổ, Điền Tinh cũng là nó; ngôi thứ năm là Phạt Thủy, Thần Tinh cũng là nó; ngôi thứ sáu là Nguy Mộc, Tuế Tinh cũng là nó; ngôi thứ bảy là Phiêu Kim, Thái bạch cũng là nó vậy. Nhật, nguyệt, Ngũ tinh mỗi thứ khác nhau, nên gọi là Thất chính vậy". 3) Bảy ngôi sao chòm Bắc đẩu : Thiên Khu, Thi, Cơ, Quyền, Ngọc Hoành, Khai Dương, Dao Quang. Thiên quan thu: "Bảy ngôi sao chòm Bắc đầu : Thiên Khu, Thi, Cơ, Ngọc Hoành... là Thất chính". 4) Chỉ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và thiên văn, địa lý, nhân đạo. Thất diệu : Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn. Chỉ Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngu tinh (Mộc Kim Hỏa Thủy Thổ). Thiên quan thư dẫn Trương Hoành viết: "Văn diệu ở trên trời, có 7 ngôi sao chuyển động, la Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh vậy". Cốc Lương truyện tự của Phạm Ninh viết: "Thất diệu vị chi dựng thúc". Xuân thu. Cốc Lương truyện sớ của Dương Sĩ Huân viết: "Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh đều chiếu rọi thiên hạ, nên gọi là Thất diệu (bảy ngôi sao)". Ngũ thú ngũ đế : Tên khu vực sao, Ngũ thú : Thanh Long ( long) phương đông, Chu Điểu (Chu Tước) phương nam, Hoàng Long (Kỳ Lân) ở giữa; Bạch Hổ phương tây, Huyền Vũ (Phi Xà) phương bắc. Cổ nhân sau khi chia ra Tứ thú, lại thêm một khu vực nữa, là Kỳ Lân hoặc Hoàng Long, thành Ngũ thú. (Gặp đầu tiên trong Nguyệt lệnh của Thái Ung). Thêm Hoàng Long gặp nhiều hơn, sớm nhất thấy trong Thạch thị tinh kinh, Linh tiên và kinh Châu chiêm. Thiên quan thư thì thêm Hoàng Long ở cạnh Nam cung. Ngũ đế là thiên thản cố đại, chủ của Ngũ thú. Ngũ đế là : Thanh đế phương đông Linh Uy Ngưỡng, Xích đế phương nam Phiêu Nộ, Hoàng đế trung ương nắm then chốt. Bạch đế phương tây Thiệu Cừ, Hắc đế phương bắc Diệp Quang Kỷ. Tinh của Ngũ đế là Ngũ thú. Vì Ngũ đế có tác dụng chi phối thần linh, nên cổ nhân dùng để biểu thị quan hệ cai quản các ngôi sao, đồng thời dùng tượng của Ngũ đế thuyết minh phạm vi chiêm nghiệm các Tinh quan (chòm sao). Thanh Long : Còn gọi là Long, Thương Long. 1) Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương đông hoặc Đông cung. 7 ngôi sao phương này là Giốc, Cang, Dê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki, hợp thành tượng Long (con rồng). Thiên quan thư viết, rằng tinh của Đông cung Thanh đế là Long, nên Đông cung gọi là Thương Long, cũng là thiên thần phương đông. 2) Chỉ Thái Tuế. Hậu Hán thư. Luật lịch chí: "Thanh Long di thần, gọi là Tuế". Long: Tức Thanh Long.
Chu Điểu : Còn gọi là Điểu, Chu Tước. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương nam hoặc Nam cung. 7 ngôi sao phương này là Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, họp thành tượng Điểu (con chim). Thiên quan thư gọi là Xích đế Nam cung, tinh của nó là Chu Điểu, "nên Nam cung là Chu Điểu, cũng là thiên thần phương nam". Chu Tước : Tức Chu Điểu Bạch Hổ : l) Còn gọi là Hổ hoặc Hàm Trì. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương tây hoặc Tây cung. 7 ngôi sao phương này là Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Tư, Sâm, hợp thành tượng Hổ (con hổ). Thiên quan thư gọi la Bạch đế Tây cung, vì tinh của nó là hổ trắng, nên lấy cung là Bạch Hổ, cũng là "Thiên thần phương tây". 2) Còn gọi là sao Bạch Hổ, Đoài tinh, một hung thần. Huyền Vũ : Còn gọi là Quy Xà. Là tượng con rùa và con rắn quấn nhau. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương bắc hoặc Bắc cung. 7 ngôi sao phương này là Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Thiên quan thư gọi là Hắc đế Bắc cung, tinh của nó là Huyền Vũ, (nên Bắc cung là Huyền Vũ, cũng là thiên thần phương bắc". Đại đế : Còn gọi là Thiên đế. 1) Chỉ thiên thần chí tôn. Xem mục Thái Nhất. nghĩa thứ hai. Tên Tinh quan. Chỉ Đế tinh. Ngôi sao sáng nhất ở Bắc cực. Thiên quan thư viết rằng đó là Cực tinh, còn gọi là sao Thiên Cực. 3) Tên gọi khu vực sao ở Trung cung Thiên quan thư dẫn Văn diệu câu viết : "Trung cung Đại đế, tinh của nó là Bắc cực". Thượng đế : Còn gọi là Thanh đế. Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương đông. Là thần Linh Uy Ngưu phương đông, tinh của nó là Thương Long. Xích đế : Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương nam. Là thần Xích Phiêu Nộ phương nam, tinh của nó là Chu Điểu. Bạch đế : Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương tây. Là thần Bạch Thiệu Cử phương tây, tinh của nó là Bạch Hổ. Hắc đế : Tên gọi khu vực sao và thiên thần. Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương bắc. Là thần Diệp Quang Kỷ phương Bắc, tinh của nó là Huyền Vũ.
Trung cung : 1) Còn gọi là Trung quan. Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Cổ nhân coi bầu trời gần Bắc cực là Trung cung, xung quanh nó có 4 cung đông, tây, nam, bắc. Thiên quan thư viết rằng Trung cung ở giữa là sao Thiên Cực, còn gọi là sao Bắc cực, là ngôi sao mà Thiên thần Đại đế chỉ tôn (Thái Nhất) thường cư. Chủ thiên thần Thiên Nhất của 16 thần và Nữ chúa âm Đức. Cạnh đó có Tam Công, Chính Phi, Hậu Cung; xung quanh có Phàn Thần tức 12 sao Tử cung. Bên trái là Thiên Thương, bên phải là Thiên Bàng, phía sau là Các Đạo; ngoài ra có 7 sao Bắc đẩu, các chòm sao Tam Đài, Phụ, Triệu Dao, Thiên Phong Quán Sách, tổng cộng 78 sao. Ngoài ra thời cổ người ta còn có nhiều cách phân chia khu vực sao khác, phần lớn đều có Trung cung. Chăng hạn có cách phân chia ra 6 khu vực gồm Trung cung, Ngoại cung, và Tứ thú: có khi chỉ đơn giản chia ra Trung cung và Ngoại cung. Trong các cách phân chia khác nhau, vị trí của Trung cung cũng khác nhau. Ngoài việc định vị trí của Trung cung ở gần Bắc cực, còn có khi xác định nó ở phía bắc 28 sao, hoặc coi chòm sao Bắc đẩu có 7 ngôi làm Trung cung . 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Đông cung : Còn gọi là "đông quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía đông Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con rồng, nên gọi là Long, Thương Long hoặc Thanh Long. Một thuyết nói là nên ở của Thượng đế. Gồm 7 sao : Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Thiên quan thư viết rằng ở chính giữa Đông cung có hai sao chính của phương đông là sao Tâm và sao Phòng. Sao Tâm là Minh đường, là cung mà sao lớn Thiên Vương bố chính. Sao Phòng là Thiên phủ. Sao Dại Giốc là chỗ ngồi của Thiên Vương. Hai bên sao Đại Giốc có 3 sao thay quyền. Ngoài ra có 12 sao như Tham, Khâm, Hạt, Kỳ, 27 sao Kỳ Quan, 2 sao Nam Môn ..., cộng là 94 sao. 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Nam cung : Còn gọi là "Nam quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía nam Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con chim, nên gọi là Điểu, Chu điểu (chìm đỏ) hoặc Chu Tước (chim sẻ đỏ). Có thuyết bảo của Xích đế. Gồm 7 sao : Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Thiên quan thư viết ở giữa Nam cung là sẽ là sao Quyền, sao Hoành, sao chính của phương nam. Sao Quyền là chỗ ngồi của ngũ đế, là tượng nữ chúa. Hoành là Nam cung của Thiên Giốc, nên Tam Quan vào triều đình; ở giữa là chỗ ngồi của Ngũ đế. Xung quanh có 12 sao phiên thần; ngoài ra có các sao như Lang Vị, Tướng Vị, Bắc Hà, Nam Hà, Quan Lương, Chất, Thiên Khố Lâu v. v.., tổng cộng 135 sao. 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Tây cung : Còn gọi là "Tây quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía tây Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con hổ, nên gọi là Hổ hoặc Bạch Hổ (Hổ trắng). Thiên quan thư lấy chính vị đại biểu cho vị trí của Ngũ cung, nên gọi là Hàm Trì. Có thuyết bảo là nơi ở của Bạch đế. Gồm 7 sao : Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Sâm, Tư. Hàm Trì là "xa giá của Ngũ đế. Sử ký viết : "Xa giá của Ngũ đế chở ngũ cốc đi bán" , nên Tinh quan Tây cung có tượng kho lẫm, kho nhà trời . Ngoài ra còn có các chòm sao như Ngũ Diễn, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai, Thiên Xí, Thiên Kỳ, Thiên Uyển, Cửu Du, Lang, Hồ, Nam Cực lão nhân..., tổng cộng 117 sao.
2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung. Bắc cung : Còn gọi là "Bắc quan". Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía bắc Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con rùa con rắn quấn nhau, nên có tên là Quy Xà. Thường gọi là Huyền Vũ. Có thuyết bảo là nơi ở của Hắc đế. Gồm 7 sao: Hư, Nguy, Thất, Bích, Đẩu, Ngưu, Nữ. Hư, Nguy ở chính giữa, là sao chính của phương bắc. Phía nam sao Hư có 45 sao, như Vũ Lâm, Thiên Khố; phía tây bắc có sao Lũy. Phía tây sao Nguy có hai sao Ty Mệnh, Ty Lộc. Ngoài ra có các sao như Doanh Thất, Thiên Thất, Vương Lang, Sách, Thiên Hoàng, Giang, Bào Qua, Kiến, Hà Cổ, Chức Nữ v.v., tổng cộng 134 sao. 2) Thuật ngữ Tinh mệnh học. Một trong Cửu cung. Xem mục Cửu cung Ngoại cung : Còn gọi là Ngoại quan. 1) Tên khu vực sao, tượng sao ở bên ngoài một khu vực sao nhất định (như Trung cung chẳng hạn). Trong các cách phân chia khu vực sao khác nhau, vị trí của Trung cung không giống nhau. Tấu thư. Thiên văn chí chia ra Trung cung và Ngoại cung, còn lại là 28 sao. Ngoại cung là tượng sao ở phía nam Xích đạo Tùy thư. Thiên văn chí chia ra 6 khu vực lớn, gồm Trung cung, Tứ thú và Ngoại cung, trong đó Ngoại cung là chỉ tượng sao ở phía nam 28 sao. Còn có cách chia ra 7 khu vực lớn, gồm Ngũ thú, Trung cung, Ngoại cung và 11 khu vực gồm Cửu dã, Trung cung va Ngoại cung. Tử Vi : Còn gọi là Tử Vi Viên, Tử Viên, Tử Cung Viên, Tử Vi Cung, Tử Cung. 1) Tên khu vực sao. Trung viên trong Tam Viên. Nằm ở vị trí giữa bầu trời phương bắc, nên còn gọi là Trung cung. Do 8 chòm sao hàng rào phía đông (Tả Viên) và 7 chòm sao hàng rào phía tây (Hữu Viên) vây quanh hợp thành. Tượng trưng Hoàng cung trên trời. Sao Bắc cực nằm ở giữa, các sao khác vây quanh hướng vào. Hai hàng rào 15 sao là Cung vệ phiên thần. Nằm giữa hai sao Tả Khu và Hữu Khu, ở bên trong khu vực chốt cửa là 39 chòm sao : Bắc cực, Lương Viên, Tả Phụ, Thiên ất, Thái ất, âm Đức, Thượng Thư, Nữ Sử, Trụ Sử, Ngự Nữ, Thiên Trụ, Đại lý. Câu Trần, Lục Giáp, Thiên Hoàng, Đại Đế Ngu Đế Nội Tòa, Hoa Cái, Giang, Truyền Xá, Nội Giai, Thiên Trù, Bát Cốc, Thiên Bội, Thiên Sàng, Nội Trù, Văn Xương, Tam Sư, Thái Tôn, Thiên Lao, Thái Dương, Thủ, Thế, Tướng, Tam Công, Huyền Qua, Thiên Lý, Bắc Đẩu, Phụ, Thương Thiên . Trong đó có 37 chòm chính, sao Giang là chòm phụ của sao Hoa Cái, sao Phụ là chòm phụ của sao Bắc Đẩu. Gồm 163 ngôi sao chính; 2) Còn gọi là Trưởng Viên, Thiên Doanh hoặc sao Kỳ. Tên một chòm sao gồm 15 ngôi. Tức hai hàng rào sao bên phải và bên trái chòm Tử Vi. Hàng rào bên trái gồm 8 ngôi, tính tử phía nam là : Tả Khu, Thương Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thượng Vệ, Thiếu Vệ, Thiếu Thừa. Hàng rào bên phải gồm 7 ngôi, tính từ phía nam là : Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thượng Vệ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa. Tượng là tòa nhà của Thiên đế hoặc chỗ ở của Thiên tử. Tượng mệnh. Lại tượng bầy tôi hộ vệ hoàng cung. Tượng sao thẳng hàng chứng tỏ thiên tử đang điểm binh trong cung. Thái Vi : Còn gọi là Thái Vi Viên. 1) Tên khu vực sao. Thượng Viên trong Tam Viên. Ở vị trí phía đông bắc, dưới chân Tử Vi, phía nam Bắc Đẩu. Do 2 hàng rào, mỗi hàng rào gồm 5 ngôi sao chính, ở 2 phía đông và tây, hợp thành. Tượng trưng Thiên đình, tòa Ngũ đế hoặc dinh phủ của 12 chư hầu. Tòa Ngũ đế nằm ở giữa, các chư hầu làm hàng rào bên trong, mỗi bên có 5 bầy tôi vây quanh. Có cửa hàng rào. Giữa 2 sao Chấp Pháp là cửa chính, phía đông sao Tả Chấp Pháp là cửa phụ bên trái, phía tây sao Hữu Chấp Pháp là cửa phụ bên phải. Ở hang rào phía đông, đông bắc sao Thượng Tướng là cửa Thái Dương; phía bắc sao Thứ Tướng là cửa Đông Trung Hoa. Ở hàng rào phía tây, tây bắc sao Thượng Tướng là cửa Thai Dương; phía bắc sao Thứ Tướng là cửa Tây Trung Hoa; tây bắc sao Thứ Tướng cũng là cửa Thái Dương. Hàng rào bên ngoài tượng trưng Cửu khanh. Thiên quan thu có ghi "Chu Điểu quyền hành", thì chữ "Hành" là chỉ khu vực Thái Vi Viên. Thái Vi Viên gồm 12 chòm sao. Hàng rào bên trong có các chòm: Cát Giả, Tam Công, Cửu Khanh, Ngũ Chư Hầu, Nội Bình, Ngũ Đế, Hạnh Thần, Thái Tử, Tòng Quan, Lang Tương, Hổ Bôn, Lang Vị. Hai hàng rào là Lưỡng Viên, phía trên Lưỡng viên là chòm sao Thường Trần, Tam Đài. Phía ngoài hàng rào ngoài có các chòm : Minh đường, Linh Đài, Thiếu Vi, Trưởng Viên, chứa tổng cộng 98 ngôi sao chính. 2) Tên Tinh quan (chòm sao), gồm 10 sao. Tức Lưỡng viên ở bên trái và bên phải khu vực sao Thái Vi. Hàng rào bên trái (phía đông) có 5 sao, tính từ phía nam là : Tả Chấp Pháp , Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thứ Tướng, Thượng Tướng. Hàng rào bên phải (phía tây) có 5 sao, tính từ phía nam là : Hữu Chấp Pháp, Thượng Tướng, Thứ Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tể Tướng. Có thuyết cho rằng mỗi Viên gồm 4 sao, Tả Hữu Chấp Pháp là hàng rào phía nam. Tả Chấp Pháp tượng trưng Đình úy, còn Hữu Chấp Pháp là tượng Ngự sử đại phu, chủ những sự gian hiểm. Hai hàng rào đông tây mỗi bên có Tử Phụ, tức là 4 đại thần phò ta. Khi chiêm đoán, nếu sao Chấp Pháp di chuyển là có hình phạt nặng; 8 sao hàng rào mọc ra góc nhọn và dao động, tức là chư hầu mưu hại thiên tử. Mặt trăng, Ngũ kinh thấy nhập vào Thái Vi hợp quĩ đạo thì đoán là cát, nghịch quĩ đạo thì đoán là hung; phạm vào tòa Ngũ đế thì đại hung. Thiên Thị : Còn gọi là Thiên Thị Viên. 1 ) Tên khu vực sao. Hạ Viên trong Tam Viên. Ở chân phía đông nam Tử Vi Viên. Do 2 hàng rào vây quanh, mỗi hang rào gồm 11 ngôi sao chính, ở 2 phía đông (Tả Viên) và tây (Hữu Viên) hợp thành. Tượng trưng đô thị trên trời, còn gọi là "Thái tử suất chư hầu hạnh đô thị". Đế Tòa cư ở bên trong, có 22 vị quan hoặc chư hầu vây quanh. Cửa Thiên Thị (chợ trời) nằm giữa hai sao ở phía nam. Khu Thiên Thị Viên gồm 19 chòm sao : Lưỡng Viên, Thị Lâu, Xa Tứ, Tông Chính, Tông Nhân, Tông, Bạch Đạc, Đồ Tứ, Hầu, Đế Tòa, Hoạn Giả, Liệt Tứ, Đấu, Hộc, Quán Sách, Thất Công, Thiên Kỷ, Thiên Sàng, gồm 87 ngôi sao chính. 2) Còn gọi là "Thiên Kỳ Đình". Tên chòm sao, gồm 22 ngói, tức hai hàng rào của Thiên Thị Viên. 11 ngôi ở hàng rào phía đông (Tà Viên) tính từ phía nam là : Tống, Nam Hải, Yên, Đông Hải, Tử, Ngô Việt, Tề, Trung Sơn, Cửu Hà, Triệu, Ngụy. 11 ngôi ở hàng rào phía tây (Hữu Viên) tính từ phía nam là : Hành Sở, Lương, Ba, Thục, Tần, Chu, Trịnh, Tấn, Hà Gián , Hà Trung. Tượng chợ trên trời, chủ quyền hành, chủ tụ họp. Kết hợp chiêm đoán với các sao bên trong chợ. Các sao trong chợ mà sáng tỏ, đoán là năm đó được mùa; sao mờ và ít là năm đó mất mùa. Lại tượng quân kỳ của trái chủ việc chém giết. Sao Huỳnh Hoặc ở đó tức là chém đầu kẻ bầy tôi bất trung. Khách tinh ở đó thì đoán là có chuyện dấy binh. Khách tinh ra khỏi đó thì đoán là có quí nhân qua đới. Đông phương thất tú : Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Trong đó Giốc gồm các sao : Giốc, Bình Đạo, Thiên Điền, Tiến Hiền, Chu Đỉnh, Thiên Môn, Bình, Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn; Cang gồm các sao : Cang, Đại Giác, Chiết Uy, Tả Nhiếp Đề, Hữu Nhiếp Đề, Ngoan, Dương Môn; Đê gồm các sao : Đê, Thiên Nhũ, Triệu Dao, Cánh Hà, Đế Tịch, Cang, Trì, Thiên Bức, Trận Xa, Ky Quan, Ky Trận Tướng Quân, Xa Ky; Phòng gồm các sao : Phòng, Phạt, Tây Hàm, Nhật, Câu Linh, Kiện Bế, Đông Hàm, Tòng Quan; Tâm gồm các sao : Tâm, Tích Tốt; Vĩ gồm các sao : Vĩ, Thần Cung, Quy, Thiền Giang, Phó Thuyết, Ngư; Ki gồm các sao: Ki, Khang, Chử, tổng cộng 46 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 186 ngôi sao. Bắc phương thất tú : Hư, Nguy, Thất, Bích, Đẩu, Ngưu, Nữ. Trong đó Đẩu gồm các sao : Đẩu, Kiến, Thiên Biền, Biết, Thiên Kê, Thiên Thược, Cẩu Quốc, Thiên Uyên, Cẩu, Nông Trượng Nhân; Ngưu gồm các sao : Ngưu, Thiên Điền, Cửu Khảm, Hà Cố, Chức Nữ, Tả Kỳ, Hữu Kỳ, Thiên Phù, La Yến, Tiệm Đài, Liên Đạo; Nữ gồm các sao : Nữ, Thập Nhị Quốc, Li Châu, Bại Qua, Hộ Qua, Thiên Tân, Hề Trọng, Phù Khuông; Hư gồm các sao : Hư, Ty Mệnh, Ty Lộc, Ty Nguy, Ty Phi, Khốc, Khấp, Thiên Lũy Thành, Bại Cữu, Li Du; Nguy gồm các sao : Nguy, Phần mộ, Nhân Chủ, Cữu Xa Phủ, Thiên Câu, Tạp Phụ, Cái Ốc, Hư Lương, Thiên Tiền; Thất gồm các sao : Thất, Li Cung, Lôi Điện, Lũy Bích Trận, Vũ Lâm Quân, Phu Việt, Bắc Lạc Sư Môn, Nhập Khôi, Thiên Cương, Thổ Công Sứ, Đằng Xà; Bích gồm các sao : Bích, Tích Lịch, Vân Vũ, Thiên Cứu, Phu Chất, Thổ Công; tổng cộng 65 chòm sao chính, 2 . chòm phụ, với 408 ngôi sao. Tây phương thất tú : Khuê, Lâu, Vi, Ngang, Tất, Sâm, Tư. Trong đó Khuê gồm các sao : Khuê, Ngoại Bình, Thiên Hỗn, Thổ Ty Không, Quân Nam Môn, Các Đạo, Phụ Lộ, Vương Lương, Sách; Lâu gồm các sao : Lâu, Tả Cánh, Hữu Cánh, Thiên , Thiên Canh. Thiên Đại Tướng Quân. Vị gồm các sao : Ví, Thiên Bẩm, Thiên Khuân, Thiên Lăng, Thiên Thuyền, Tích Thi, Tích Thúy; Ngang gồm các sao : Ngang, Thiên A, Nguyệt, Thiên Nguyệt, Sô Cảo, Thiên Uyển, Quyển Thiệt, Thiên Sàm, Lệ Thạch; Tất gồm các sao : Tất, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai, Thiên Tiết, Chư Vương, Thiên Cao, Cửu Châu Thù Khẩu, Ngũ Xa, Trụ, Thiên Hoàng, Hàm Trì, Thiên Quan, Sâm Kỳ, Cửu Du, Thiên Viên; Sâm gồm các sao : Sâm, Phạt, Ngọc Tỉnh. Bình, Khố Tỉnh, Xí, Thỉ; Tư gồm các sao : Tư, Tọa Kỳ, Ty Quái; tổng cộng 54 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 297 ngôi sao.
Nam phương thất tú : Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương Dực, Chẩn. Trong đó Tỉnh gồm các sao : Tỉnh, Việt, Nam Hà, Bắc Hà, Thiên Tôn, Ngũ Chư Hầu, Tích Thủy, Tích Tân, Thuỷ Phủ, Thủy Vị, Tứ Độc, Quân Thị, Dã Kê. Tôn, Tử, Trượng Nhân, Quyết Khâu, Thiên Lang, Hồ Thỉ, Lão Nhân; Quỷ gồm các sao : Quỷ, Tích Thi, Quan, Thiên Cẩu, Ngoại Trù, Thiên Xã, Thiên Ký; Liễu gồm các sao : Liễu, Tửu Kỳ; Tinh gồm các sao : Tinh, Hiên Viên, Khanh Nữ, Nội Bình, Thiên Tướng, Thiên Tắc, Trương gồm các sao: Trương, Thiên Miếu; Dực gồm các sao : Dực, Đông Bình; Chẩn gồm các sao : Chẩn, Trương Sa, Tả Hạt, Quân Môn, Thổ Ty Không, Thanh Khưu, Khí Phu; tổng cộng 42 chòm sao chính, 5 chòm phụ, với 245 ngôi sao. Ngũ tinh : Còn gọi là "Ngũ tá", "Ngũ vĩ". Chỉ 5 sao ngũ hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Vận hành cạnh Hoàng đạo. Thời cổ Trung Quốc gọi chúng là Tuế Tinh, Huỳnh Hoặc, Điền Tinh (hoặc Trấn Tinh), Thái Bạch, Thần Tinh. Cốc lang truyện tụ sớ viết "Ngũ tinh tức là Tuế Tinh ở phương đông, Huỳnh Hoặc ở phương nam, Thái bạch ở phương tây, Thần Tinh ở phương bắc, Trấn Tinh ở giữa vậy". Gọi là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy tức là theo thuyết ngũ hành giải thích tượng trời, "đất có ngũ hành, trời có ngũ tinh". Trong thuyết ngũ hành, 5 sao là tinh của ngũ hành. Tuế tinh là tinh của Mộc, Huỳnh Hoặc là tinh của Hỏa, Trấn tinh là tinh của Thổ, Thái Bạch là tinh của Kim, Thần tinh là tinh của Thủy. Hán thư. Luật lịch chí : "Thủy hợp với Thần tinh, Hỏa hợp với Huỳnh Hoặc, Kim hợp với Thái Bạch, Mộc hợp với Tuế tinh, Thổ hợp với Trấn tinh". 5 sao làm hành tinh của hệ Mặt trời, đối xứng với hằng tinh của trời xa, có sự vận động nhìn thấy khá rõ ; cổ nhân thường quan sát hiện tượng vận động: biến đổi, màu sắc sao, trong mối quan hệ của chung với nhau, với mặt trăng, mặt trời và vị trí 28 tinh tú mà chiêm đoán. Từ ngữ thường dùng biểu đạt các hiện tượng ấy là : tại, nhập, xuất, phạm, thủ, lưu, thuận hành, nghịch hành, qui đạo, tu, hợp, yểm (che), thực (ăn), lâm, trú kiến (nhìn thấy ban ngày), tranh minh (tranh sáng), liên châu, tịnh xuất v.v. . . Hiện tượng khác nhau, dự đoán sẽ khác nhau. Sử liệu cổ của Trung Quốc chứa rất nhiều nội dung chiêm nghiệm 5 sao. Sách lụa tìm thấy trong ngôi mộ cổ đời Hán ở đồi Mã Vương, Trường Sa, nhan đề Ngũ tinh chiêm ghi chép rất tỉ mỉ về sự vận hành 5 sao đó kèm theo các dự đoán. Ngũ tá : Tức Ngũ tinh. Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng 5 sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ "khi ẩn khi hiện, vận hành có độ", phò tá trời hành đức, nên gọi là Ngũ Tá. Ngũ vĩ : Tức Ngũ tinh. Thời cổ gọi hằng tinh là sao Kinh, hành tinh là sao Vĩ. Văn tuyển, Trương Hoành của Lý Thiện Chú : "Ngũ vĩ là Ngũ tinh vậy". Tam quang : Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Chỉ Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa). Thiên quan thư dẫn Tống Quân, viết : "Tam quang là Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh vậy". Tam vọng : Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Chỉ Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa). Khách tinh : Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Là ngôi sao lạ ít thấy, ngẫu nhiên nhìn thấy. Cụ thể chỉ sao nào, thì sử liệu ghi chép rất khác nhau. Thiên quan thư là sách đầu tiên dùng thuật ngữ này, nhưng chỉ sao nào thì không rõ. Thiên văn chí đời Tấn, đời Tùy mới xác lập loại sao này, nói là nhìn thấy (nó) không định kỳ, (nó) vận hành vô độ. Đến Thiên văn chí đời Minh thì coi đó là ngôi sao mới xuất hiện, nhưng ở chương Khách tinh thì phần lớn dùng để gọi sao Chổi. Tục văn hiến thông khảo thời Càn Long thì coi các loại sao lạ là Khách tinh. Vậy Khách tinh thường là tên gọi chung các ngôi sao mới và sao Chổi. Trong sử liệu, nói về Khách tinh chủ yếu có Chu Bá, Lão Tử, Vương Bồng Tự, Quốc Hoàng, ôn Hoàng. Thưởng căn cứ vào việc nhìn thấy nó, vận hành, màu sắc, độ lớn nhỏ, sự lưu thủ mà đoán. Sao lớn thì có chuyện lớn, sao nhỏ thì có chuyện nhỏ. Màu vang thì cát màu trắng là có tang, màu xanh có lo buồn, màu đen là chết chóc, màu đỏ có chiến tranh, thời gian xảy ra sẽ trong khoảng 3 năm. Khách tinh nhập vào cung nào, thì đoán sự việc xảy ra ở chòm sao ấy, vận hành đến chỗ nào, thì nơi ấy, nước ấy có họa. Lưu tinh : Thuật ngữ chiêm tinh cố đại. Tinh thể lao vút trên bầu trời nhanh nhủ mũi tên, là hiện tượng do bụi vũ trụ bay vào khí quyển trái đất, bị ma sát mà phát sáng. Sự chuyển động phát quang của nó tạo ra nhiều hình dạng, đường bay khác nhau. Thời xưa, từ trên giáng xuống gọi là Lưu, từ dưới vút lên gọi là Phi. Việc dự đoán dựa vào kích thước to nhỏ, nhiều ít, hình dạng, âm thanh, đường vận hành, ngắn dài, độ nhìn rõ v.v... Tượng cho thiên sứ. To thì thiên sứ cấp cao, nhỏ thì cấp thấp; phát ra âm thanh là tượng giận dữ; vút nhanh thì việc xảy ra nhanh, chậm thì sự việc xảy ra chậm; lớn mà không sáng là sự việc của đông đảo quần chúng; nhỏ mà sáng là việc của quí nhân, to mà sáng là việc của nhiều quí nhân. Lúc sáng lúc tắt là tượng giặc bại; trước to sau nhỏ là việc lo buồn, trước nhỏ sau to là việc vui mừng. Chuyển động ngoằn ngoèo như rắn là chuyện gian tà; dài thì sự việc kéo dài, ngắn thì sự việc mau chóng. Sao chúi xuống vùng nào, vùng ấy có chiến sự. Trời quang đãng mà thấy Lưu tinh, hơn nữa hồi lâu không rớt, là có bão lớn làm đổ nhà gãy cây. Lưu tinh nhỏ, nhưng nhiều hàng trăm, tán phát tứ phía, là tượng dân di cư ồ ạt. Sử chép hơn 2 ngàn lần có Lưu tinh. Các Lưu tinh chú yếu có Thiên Bảo, Trì Nhạn, Thiên Nhạn, Đốn Ngoan, Giải Hàm, Đại Hoạt, Uông Thỉ, Thiên Cẩu, Thiên Hình, Doanh Đầu. Thụy tinh: Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng có một vài sao lạ vốn là sao lành, nếu nhìn thấy sẽ có phúc, có đạo, có đức. Các sao đó gọi là Thụy inh. Sử liệu chép có các Các Thụy tinh chính là : Cảnh Tinh, Chu bá, Hàm Dự, Cách Trạch. Yêu tinh : Thuật chiêm tinh cổ đại cho ràng có một vài sao lạ vốn là sao hung, nếu nhìn thấy sẽ có tai hoạ, tranh đoạt, chiến tranh, chết chóc, nên gọi chúng là Yêu tinh (sao yêu quái). Thường cho rằng phần lớn là do tinh của Ngũ tinh bị tán thoát tạo nên, là tạp khí của sao. Thời Hán người ta gọi những đám mây ngũ sắc cạnh Mặt trăng nhìn thấy vào ngày Dần là Yêu tinh. Các Yêu tinh chính có : sao Chổi, Thiên Bội, Thiên , Thiên Sàm, Thiên Xung, Quốc Hoàng, Suy Vưu, Thiệu Minh, Ty Nguy, Ngũ Tàn, Lục Tặc, Bồng Tinh, Chúc Tinh, Tuân Thủy, Ngục Hán, Trưởng Canh, Tứ Trấn, Địa Duy Tàng Quang. Nhìn thấy chúng ở nước nào thì nước ấy có triệu chứng vô đạo, thất lễ, binh đao, đói rét, thủy tai, hạn hán, chết chóc. Cho rằng hễ chúng xuất hiện, dù hình dạng thế nào, cũng đều gây tai ương. Thời gian xuất hiện kéo dài thường không quá một năm, nếu kéo dài 3 năm, thì ắt nước mất thành tan, vua chết, thiên hạ đại loạn, chiến tranh liên miên, thây chất đầy đồng. Yêu tinh xuất hiện mà to và dài, thì tai ương lớn và lâu; nhỏ và ngắn thì tai ương nhỏ và chóng qua; đuôi sao Chổi dài từ 3 đến 5 thước, tai họa kéo dài trăm ngày, từ 5 thước đến 1 trượng, tai họa kéo dài 1 năm, từ 1 đến 3 trượng, tai họa 3 năm; từ 3 đến 5 trượng, tai họa 5 năm; từ 5 đến 7 trượng, tai họa 7 năm; từ 10 trượng trở lên, tai họa 9 năm.
Trung đạo : Tức Hoàng đạo, còn gọi là Quang đạo. Đường vận hành trong 1 năm của mặt trời giữa các hằng tinh mà ta nhìn thấy. Hán thư. Thiên văn chí: "Mặt trời có Trung đạo". Mặt trăng và Ngũ tinh cũng vận hành gần Trung đạo. Thời cổ nói Trung đạo phía bắc đến sao Tỉnh, phía nam đến sao Ngưu phía đông đến sao Giốc, phía tây đến sao Lâu; tiết Hạ Chí đến sao Tỉnh, tiết Đông Chí đến sao Ngưu, tiết Xuân Phân đến sao Lâu, tiết Thu Phân đến sao Giốc. Căn cứ mặt trời , mặt trăng và Ngũ tinh vận hành theo Trung đạo mà xác định bốn mùa, dự đoán khi hậu. Thời cổ cũng có khi gọi Trung đạo là Quỹ đạo. Thiên Hán : Tức Ngân Hà, còn gọi là Thiên Hà, Ngân Hán hoặc Hán Tân. Là hệ sao do rất nhiều hằng tinh hợp thành. Thời cổ thấy nó có hình dạng một dải mây sáng, nên gọi là Hà (dòng sông tượng dòng sông trên trời. Thời cổ cho rằng nó khởi nguồn tử phương đông, qua đuôi sao Ki thì tách ra hai nhánh nam bắc; nhánh nam đi qua các sao Phó Thuyết, Ngư, Thiên Thược, Thiên Bôn, Hà Cổ; nhánh bắc đi qua các sao Quy, sao Ki, Nam Đẩu Khôi, Tả Kỳ, đến dưới sao Thiên Tân thì hợp với nhánh nam mà chảy về phía tây nam, vòng sao Qua, qua sao Nhân, sao Chử, Thiên Thuyền, Quyển Thiệt; rồi đi về phía nam, qua Ngũ Xa, Bắc Hà Nam, nhập vào vị trí sao Tỉnh mà chảy ra đông nam, cuối cùng chìm lẫn vào sao Thất Tinh. Thuật chiêm tinh thường căn cứ vị trí của Thiên Hán qua chòm sao nào mà xem tượng, dự đoan nhân sự. Tinh đấu quang đãi: Còn gọi là Tinh đấu. Chỉ hiện tượng biến đổi sao, ánh sáng giữa Ngũ tinh hoặc giữa các hằng tinh xâm phạm nhau, tương phản nhau. Thiên quan thư chính nghĩa: "Đấu, tức là ánh sáng tương phản với nhau". Tùy thư. Thiên văn chí : "Phàm cùng bỏ là họp, phạm vào nhau là đấu". Sao đấu nhau, thì đoán là thiên hạ đại loạn; Ngũ tinh đấu nhau, thì có chiến tranh, quân không xuất chinh ắt là nội loạn, hai sao đấu nhau ở cự li gần thì tai họa 1ớn, cự li xa thì vô hại. Tinh trú kiến : Chỉ ngôi sao (chủ yếu là Ngũ tinh) có thể nhìn thấy vào ban ngày. Là hiện tượng biến đổi của sao. Có các trường hợp : cùng xuất hiện khi mặt trời mọc, tranh sáng với mặt trời, ban ngày mà quầng sáng vẫn còn. Cùng xuất hiện khi mặt trời mọc thì gọi là "gả chồng", tranh sáng với mặt trời gọi là "tranh sáng", ban ngày mà quầng sáng vẫn còn cũng gọi là "tranh sáng". Hằng tinh bất hiến : Chỉ hằng tinh giữa đêm khuya vẫn không nhìn thấy. Là hiện tượng biến đổi của sao. Hằng tinh tượng trưng nhân quần, không thấy hằng tinh là tượng chư hầu quay lưng, không chịu phò tá quân vương; cũng tượng trưng không có quân vương. Còn tượng trưng chúa không nghiêm, luật pháp sa sút, hoặc thiên tử mất quyền, chư hầu làm loạn. Tinh dao : Chỉ ánh sáng của hằng tinh hoặc Ngũ tinh dao động. Là hiện tượng biến đổi của sao. Đoán rằng dân chúng mệt mỏi. Tinh vẫn : Là hiện tượng sao băng, sao đổi ngôi. Là hiện tượng biến đổi của sao. Căn cứ sao băng lớn nhỏ, nhiều ít, hình dạng, hướng sao ( rơi) mà dự đoán. Sao băng lớn là dương mất địa vị, âm lấn lướt, có họa. Nhiều sao băng là người mất uy thế. Phàm sao băng đều đoán là chính sự có biến động. Sao băng rơi xuống phía nào, nơi ấy có chiến trường, thiên hạ loạn li, thời gian 3 năm. Nhiều sao cùng sa là nhiều người chết. Sao sa như mưa là thiên tử suy yếu, chư hầu làm loạn, lập minh chủ mới. Sao sa từ đường chân trời, là thiên tử thất đạo, kỷ cương rối ren.
TINH QUAN TAM VIÊN Bắc Cực : Còn gọi là Bắc Thần. Tên chòm sao. Chỉ ngôi sao ở sát Bắc cực. Có thời chỉ chòm sao Bắc Cực. Trong lịch sử, từng lấy sao Đế làm sao Bắc Cực (như Thiên quan thư). Sau lấy sao Nữu làm sao Bắc Cực. Chòm sao Bắc Cực gồm 5 ngôi : Thái Tử, Đế, Thứ Tử, Hậu, Nữu hoặc Bắc Cực. Sao thứ 5, sao Nữu, còn gọi là sao Thiên Khu. Tùy thư. Thiên văn chí : "Trời vận động không ngừng, Tam Quang đổi ngôi, riêng sao Cực không xê dịch, nên nói mọi ngôi sao đều hướng về chỗ nó". Tượng trưng cho bậc chí tôn của mọi ngôi sao, chỗ ở của đế vương. Trong chòm này, sao Thái Tử chủ mặt trăng, sao Đế chủ Mặt trời, sao Thứ Tử chủ Ngũ tinh. Dự đoán, nếu sao Đế không sáng, thì vua chúa không dụng sự; sao Thái Tử không sáng, thì vương tử trong cung đình lo âu. Bắc Thần : Tức Bắc Cực. Thiên Cực tinh : Tên chòm sao. Chỉ sao Cực của bầu trời. Thời cổ Trung Quốc thường lấy ngôi sao ở gần Bắc cực làm sao Cực, nên còn gọi là sao Bắc Cực, Bắc Thần. Thiên quan thư lấy sao Đế làm sao Cực, gọi là sao Thiên Cực, đồng thời dùng tên đó để gọi Trung cung. Sách ấn dẫn Văn diệu câu viết : "Trung cung đại đế, tinh của nó là sao Bắc Cực". Tượng trưng cho bậc chí tôn của mọi ngôi sao, chỗ ở của đế vương. Tùy thư. Thiên văn chí : "Mọi ngôi sao đều hướng về chỗ nó". Tứ Phụ : Còn gọi là Tứ Bật. Tên chòm sao. Gồm 4 ngôi. Ở gần sao Bắc Cực, thành hình dạng ôm lấy sao đó. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên . Tượng trưng cho sự phò tá Bắc Cực. Thái Nhất : Còn gọi là Thái ất. 1) Tên thiên thần. Thiên quan thư chính nghĩa :"Thái Nhất là biệt danh của Thiên đế vậy". Lưu Bá Trang viết: thái Nhất là vị thiên thần tôn quí nhất". Cư ở Trung cung. 2) Tên chòm sao, tượng trưng thiên thần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Ở phía nam sao Thiên Nhất, chủ mưa gió, thủy tai hạn hán, binh biến, đói khát, dịch bệnh. Thái Nhất không sáng hoặc đổi vị trí là tượng tai họa. Cùng với Thiên Nhất chỉ việc vua lên ngôi, lập Thái tử truyền ngôi. Nếu mờ thi việc lên ngôi không thành. Thái ất : l) Tức Thái Nhất. 2) Tức Số Thái Ất Thiên Nhất : Còn gọi là Thiên ất. 1) Tên thiên thần. Xem mục Thiên Nhất thiên thượng. 2) Tên chòm sao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên, ởû gần miệng sao Bấc đẩu, phía ngoài cửa Tử Cung, cạnh phía bắc sao Hữu Khu, phía nam sao Thái Nhất. Cổ nhân cho rằng ánh sáng của nó tương đối yếu, khi thấy khi không. Tượng thần của Thiên đế chủ chiến đấu, biết cát hung. Nếu sáng. là âm dương hài hòa, vạn vật trưởng thành, vua cát lợi; nếu quá mờ, thì âm dương không hòa, vạn vật không thành, vua gặp hung hiểm. Cùng với Thái Nhất chỉ việc vua lên ngôi, lập Thái tử truyền ngôi. Nếu mờ thì việc lên ngôi không thành. Khuông vệ phiên thần : Ngụ ý quần thần bảo vệ xung quanh. Thuật chiêm tinh cổ đại dùng quan chức của xã hội loài người mà biểu đạt vị trí của các hằng tinh, quan hệ tôn ti của chúng, phân chia giới hạn tượng sao. Trong Ngũ cung, Thiên quan thư chép rằng Trung cung và Nam cung mỗi cung có 12 sao phiên thần (hộ vệ) vây quanh, tạo thành 2 khu vực sao là Trung cung, hoặc Tử cung, và Nam cung, hoặc Thái Vi. Hộ vệ Trung cung là các sao Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa ở phía tây và các sao Tả Khu, Thượng Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thiếu Vệ. Hộ vệ Nam cung là các sao Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng ở phía tây và các sao Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng ở phía đông cung hai sao Tả, Hữu Chấp Pháp. Hai cụm sao phiên thần đó về sau gọi là Lưỡng Viên, tức Lưỡng Viên của Tử Vi Viên và Lưỡng Viên của Thái Vi Viên. Xem mục Lưỡng Viên. Lưỡng Viên : Còn gọi là Lưỡng Phiên. Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây Phiên) của Tử Vi Viên. Tả Viên gồm 8 sao, Hữu Viên gồm 7 sao, cộng là 15 sao. Ở phía bắc sao Bắc Đẩu. 8 sao Tả Viên tính từ phía nam là: Tả Khu, Thượng Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thiếu Vệ, Thiếu Thừa. 7 sao Hữu Viên tính tử phía nam là : Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa. Giữa hai sao Tả, Hữu Khu có hình dạng cửa đóng mở, là cổng lớn của Tử cung. Lưỡng Viên lại gọi gộp là chòm sao Tử Vi, hoặc còn gọi là Trưởng Viên, Thiên Doanh hoặc Kỳ Tinh. Khi dự đoán, thấy Tử Vi thì có 2 nghĩa. 2) Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây Phiên) của Thái Vi Viên. Tả Viên gồm 5 sao, Hữu Viên gồm 5 sao, cộng là 10 sao. Ở phía nam sao Bắc Đẩu Hai Viên thành hình hàng rào vây quanh khu vực sao Thái Vi. 5 sao Tả Viên tính từ phía nam là : Tả Chấp Pháp, Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng. 5 sao Hữu Viên tính tử phía nam là : Hữu Chấp Pháp, Thượng Tướng, Thứ Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tể Tướng. Trong 12 phiên thần của Nam cung, Thiên quan thư chép rằng mỗi sao Tả, Hữu Chấp Pháp gồm 2 sao. Lương Viên lại gọi gộp là chòm sao Thái Vi. Khi dự đoán, thấy Thái Vi thì có 2 nghĩa. 3) Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây phiên) của Thiên Thị Viên. Tây Viên gồm 11 sao, Hữu Viên gồm 11 sao, cộng là 22 sao ở phía đông nam Tử Vi Viên. Hai Viên thành hình hàng rào vây quanh khu vực sao Thiên Thị. 1 1 sao Tả Viên tính từ phía nam là : Tống, Nam Hải, Yên, Đóng Hải, Từ, Ngô Việt, Tề, Trung Sơn, Cửu Hà, Triệu, Ngụy. 11 sao Hữu Viên tính từ phía nam là : Hàn, Sở, Lương, Ba, Thục, Tần, Chu, Trịnh, Tấn, Hà, Gián, Hà Trung. Giữa hai Viên có cửa Thiên Thi hoặc Thiên Môn. Khi dự đoán, thấy Thiên Thị thì có 2 nghĩa. Tả Viên : Tên chòm sao. Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đều có chòm sao Tả Viên của mình. Xem mục Lưỡng Viên. Hữu Viên : Tên chòm sao. Từ Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đều có chòm sao Hữu Viên của mình. Xem mục Lưỡng Viên. Âm đức : Tên chòm sao. Gồm 2 sao. Tấn thư. Thiên văn chí gọi là âm Đức và Dương Đức. Nằm ở gần miệng sao Bắc Đẩu, phía tây sao Thượng Thư, ánh sáng tương đối yếu Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nữ chúa trong cung, chủ ban phúc đức và ân huệ. Khi dự đoán, coi sao này không sáng là tốt; nếu sáng là vua mới thiên vị; nếu sáng lung linh, thì có họa thê thiếp trong cung. Dương Đức : Tên chòm sao. Một trong hai sao của chòm âm Đức. Tấn thư. Thiên văn chí gọi chòm này có 2 sao âm Đức và Dương Đức. Thượng Thư : Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở phía trong Tả Viên Tử Vi, phía dưới sao Ngự Nữ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. chủ sự bàn mưu. Nếu sao này sáng thì đoán là tốt. Trụ sứ : Tên chòm sao. Còn gọi là Trụ Hạ Sứ. Gồm 1 sao, ở phía trong Tả Viên Tử Vi, phía dưới sao Thiên Trụ, nên có tên đó. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng quan tá hữu sứ. Chủ đã ghi chép. Nữ sử : Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở dưới sao Ngự Nữ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng địa vị thấp của phụ nữ. Chủ việc tiết lộ. Ngự nữ : Tên chòm sao. Còn gọi là Nữ Ngự Quan. 1) Gồm 4 sao, ở phía bắc sao Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. tượng 81 ngự thê, chủ việc hậu cung. 2) Gồm 1 sao, ở chót phía nam sao Hiên Viên, thuộc Nam cung. Có khi được coi là 1 sao trong chòm Hiên Viên. Thiên Trụ : Gọi tắt là Trụ. 1) Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở gần Tả Viên bên trong Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng thiết lập chính pháp, chủ cấm lệnh và thi hành pháp lệnh. 2) Chỉ Ngũ Trụ. 3) Chỉ Tam Trụ. 4) Chỉ Tam Đài. Đại Lý : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên trái cửa Tử Vi Viên, gần sao âm Đức. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chỉ phán quyết ngục hình.
Câu Trần : Tên chòm sao. Còn gọi là Chính Phi. Cũng là sao Bắc Cực ngày nay. Gồm 6 sao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ Lục quân. Lại tượng trưng Hậu cung, Chính phi của đại đế hoặc tòa Thiên đế. Chủ việc hoàng hậu và phi tần. Hậu Câu tú tinh : Còn gọi là Hậu phi tứ tinh. Chỉ 4 ngôi sao sáng trong 6 ngôi của chòm Câu Trần. Gắn sao Đế là sao Câu Trần thứ tư, tiếp đến Câu Trần thứ ba, Câu Trần thứ hai, rồi đến ngôi sáng nhất là Câu Trần thứ nhất. Còn gọi là sao Chính Phi. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. có thuyết nói là 4 sao Tứ Phụ. Lục Giáp : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở bên phải chòm Ngũ đế. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. chủ việc chia âm dương mà định khí hậu, ban bố chính giáo. Thiên hoàng đại đế : Tên chòm sao. Còn gọi là Thiên hoàng đại đế, Thiên Vương. Gồm 1 sao, ở trong Tử Vi Viên, ở giữa Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng thần Diệu Phách Bảo. Chủ thần linh ngự chúng. Ngũ đế nội tòa : Tên chòm sao. Gọi tắt là Đế tòa. 1) Chỉ tòa Ngũ đế. Vi nằm trong Nam cung Thiên đế hoặc đình Tam Quang ( Thái Vi), nên có tên gọi đó. 2) Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở trong Tử Vi Viên, dưới sao Hoa Cái, trên sao Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nơi ở của Ngũ đế. Nếu Khách tinh nhập Tử cung là phạm, là đại thần khinh chúa. Hoa Cái: Tên chòm sao. Gồm 9 sao ở phía trên sao Thiên hoàng đại đế. Thuộïc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng cái lọng che tòa Thiên đế. Chủ việc của quân vương. Giang : Tên chòm sao. Gồm 9 sao, ở phía bắc sao Thiên hoàng đại đế. Phía tây nam sao Hoa Cái, phía đông bắc tòa Ngũ đế. Thuộc Trung cung hoặc Tư Vi Viên. Chòm phụ của sao Hoa Cái. tượng cái cán lọng Hoa Cái. Truyền Xá : Tên chòm sao. Gồm 9 sao, ở bên trên sao Hoa Cái, gần Thiên Hà. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nơi đón tân khách, chủ người Hồ vào Trung Quốc. Khách tinh mà thủ ở đây là có kẻ gian hoặc dân Hồ động binh. Nội Giai : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở phía bắc sao Văn Xương. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng bậc thềm của Thiên hoàng. Thiên Trù : Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Ở phía đông bắc bên ngoài Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi viên. Tượng nhà bếp của Thiên phủ, chủ yến tiệc linh đình. Bát Cốc : Tên chòm sao. Gồm 8 sao, ở phía tây bên ngoài Tử Vi Viên, phía bắc sao Ngũ Xa, bên trong Hoa Cái. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ Hậu tuế. Không thấy 1 sao, thì không thu hoạch một loại trong ngũ cốc. Thấy rõ cả chòm sao, thì được mùa lớn. Thiên Bổng: 1) Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở phía tây Tử Vi Viên, đông bắc Nữ Sàng. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ phân tranh và hình ngục. Lại chủ tàng binh, gặp nạn. Không thấy 1 sao, đoán là nước sẽ dấy binh. Thường cùng chiêm đoán với sao Thiên, nên gọi là Bổng. Thiên Sàng : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở bên ngoài cửa Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ nơi ngủ, nghỉ ngơi. Nội Trù : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên ngoài góc tây nam Tử Vi Viên , bên trên sao Thiên Nhất và Thái Nhất. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ việc ăn uống của 6 cung, việc ăn uống của Hoàng hậu và Thái tử. Văn Xương : Còn gọi là Cung Văn Xương. Tên chòm sao. Gồm 6 sao, Thiên quan thư nói đó là các sao Thượng Tướng, Thứ Tướng, Quý Tể Tướng, Ty Mệnh, Ty Trung, Ty Lộc. Hán thư. Thiên văn chí nói ngôi sao thứ 5 là Ty Lộc, ngôi thứ 6 là Ty Tai. Tùy thư. Thiên văn chí nói ngôi sao thứ 4 là Ty Lộc, ngôi thứ 5 Ty Mệnh, Ty Quái, ngôi thứ 6 là Ty Quán. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Ở phía trên sao Bắc Đẩu, thành hình bán nguyệt. Tượng lục phủ trên trời, chủ đầu mối thiên đạo. Khi đoán, nếu sáng, 6 sao chỉnh tề, thì là điềm tốt lành. Tam Sư : Tên chòm sao. Gồm 3 sao, ở phía bắc cái gáo sao Bắc Đẩu, bên trái Hữu Viên Tử Vi, gần sao Thiếu Phụ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Sử liệu thường gọi gộp cùng sao Tam Công thành Tam Sư Tam Công. Về dự đoán, xem nghĩa thứ nhất mục Tam Công. Thái Tôn : Còn gọi là Thiên Tôn. Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở phía bắc sao Trung Đài của Tam Đài, phía tây sao Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng thân thích của hoàng cung. Thiên Lao : Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở phía tây sao Bắc Đẩu. Thuộc Nam cung hoặc Tử Vi Viên . Tượng nhà lao của quí nhân, chủ cấm bạo dâm. Thái Dương Thú : Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở bên trái sao Tể Tướng. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng đại thần đại tướng; chủ việc cảnh giới đề phòng bất trắc, thiết lập võ bị. Sao này xuất hiện không bình thường, thì đoán là có chiến tranh . Thế : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở tây bắc sao Thái Dương Thủ, phía tây sao Thiên Lao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng người cung hình. Tướng : Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở phía nam sao Bắc Đẩu, gần sao Thiên Quyền thuộc chòm Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ thống lĩnh mọi ty sở, phò tá đế vương an đinh bang quốc, nắm giữ mọi việc. Sao nay sáng là tốt lành. Tam Công : 1) Tên chòm sao. Gồm 3 sao : Thái úy. Tư Đồ, Tư Không, ở phía nam cái gáo sao Bắc Đẩu phía đông giáp sao Dao Quang. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên sau công phân chia thái úy, tử đồ, tư không. Chủ việc hòa âm dương, phò tá cơ vụ, tuyên đức hóa, điều thất chính. Khi dự đoán, nếu sao này ở yên vị là tốt, di chuyển là hung. Kim, Hỏa thú ở đó thì đoán là xấu. 2) Tức "Nội tòa Tam Công" của Thái Vi Viên. Huyền Qua : Tên chòm sao. Còn gọi là Nguyên Qua. Gồm 1 sao. Tùy thư. Thiên văn chí nói gồm 2 sao, ở cạnh sao Dao Quang. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ việc binh nhà Hồ, hoặc chủ việc Bắc di (rợ phía bắc). Khách tinh thủ ở đây, đoán là quân Hồ đại bại. Thiên Lý : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở cạnh sao Bắc Đẩu, tượng nhà lao của quí nhân. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Sao sáng thi đoán là quí nhân hạ ngục. Bắc Đẩu : Tên chòm sao. Gọi tắt là Đẩu. Gồm 7 sao, ở phía bắc Thái Vi Viên, thành hình cái gáo ở bầu trời phương bắc. 7 sao là : Khu, Thi, Cơ, Quyền, Hành, Khai Dương, Dao Quang. 4 sao đâu là miệng gáo, 3 sao sau là cán gáo. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Bắc Đẩu là tượng trưng cổ hong của trời hoặc xe trời, là cơ chế thất chính, nguyên thể âm dương nên vận hành ở trên trời, giám sát tứ phương, thiết lập 4 mùa, cân bàng ngũ hành. 7 ngôi sao đó tượng trưng và chủ điều gì, các sách nói không thống nhất. Có thuyết nói Khu là khu vực trên trời, Thi là phân phát, Quyền là cân bằng nặng nhẹ, Cơ là biến động, Khai Dương là mở khí dương, Dao Quang la dao động ánh sáng. Có thuyết nói Khu là trời, Thi là đất, Cơ là ngươi, Quyền là thời gian, Khai Dương là luật, Dao Quang là sao, Ngọc hoàng là âm. Thạch thị tinh chiêm thì cho rằng 7 sao lần lượt chỉ trời, đất, hỏa, thủy, thổ, mộc, kim; lần lượt chủ 7 nước dưới trái đất : Tần, Sở, Lương, Ngô, Triệu, Yên, Tề. 7 sao thì mỗi ngôi cũng có tượng riêng. Ngôi thứ nhất là chính tinh, chủ dương đức, tượng thiên tử; ngôi thứ hai là pháp tinh, chủ âm hình, tượng địa vị nữ chúa; ngôi thứ ba là lệnh tinh, chủ họa hại ; ngôi thứ tư là phạt tinh, chủ thiên lý, tượng trừng phạt vô đạo; ngôi thứ năm là sát tinh, chủ trung ương, tượng giúp bốn phương giết tội phạm; ngôi thứ sáu là nguy tinh, chủ kho ngũ cốc của trời; ngôi thứ bảy là bộ tinh hoặc ứng tinh, chủ binh. Quan sát phương vị 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu có thể biết bốn mùa, định tiết khí; căn cứ sự di chuyển của chúng có thể xác định năm tháng, ngày, giờ; nên còn gọi 7 sao chòm Bắc Đẩu là Thất chính. Tiêu : 1 ) Chỉ cán gáo sao Bắc Đẩu. Gồm 3 sao : Hành, Khai Dương, Dao Quang. Tiêu chủ đất tây nam Hoa Sơn. Có khi gọi Tiêu là Ngọc Hoành. Xem mục Bắc Đẩu thất tinh. 2) Chỉ 2 ngôi sao phía bắc sao Bắc Đẩu. Khôi : Chì Đầu Khôi của Bắc Đầu. Khôi gồm 4 sao: Khu, Thiên Cơ, Quyrrgn. Khôi chu vùng đông bắc hai đảo, tức phân dã của Tề. Còn gọi là Thi Cơ. Sao Chổi nhập vào Khôi, thì đoán là có thánh nhân thụ mệnh; mặt trăng và Ngũ tinh nhập vào đó, thi đại nhân lo âu, thiên hạ có chiến sự; phạm vào đó thì đại nhân lo âu, nữ chúa nắm quyền. 2) Chỉ Đẩu Khôi Nam Đẩu, gồm 4 sao. Mặt trăng và Ngũ tinh nhập vào đó, thì đại nhân lo âu, thiên hạ có chiến sự hoặc Ngô Việt có nỗi lo. Thiên Khu : Còn gọi là Khu. 1) Chỉ sao thứ nhất trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Chính tinh. Tượng thiên tử. Chủ trời, chủ dương đức, chủ đất Tần. 2) Chỉ ngôi sao thứ 5 của chòm Bắc Cực. Tùy thư. Thiên văn chí : "Bắc Cực, Thần vậy. Là khu vực của trời". Xem mục Bắc Cực. Thi : Còn gọi là Thiên Thi. Ngôi sao thứ hai trong 7 ngôi sao của chòm Bác Đẩu. Còn gọi là Pháp tinh, tượng vị trí của nữ chúa, chủ đất, chủ âm hình, chủ đất Sở. Cơ : Còn gọi là Thần Cơ. Ngôi sao thư ba trong 7 ngôi sao của chùm Bắc Đẩu. Còn gọi là Lệnh tinh. Chủ họa hại, chủ người, chủ Hỏa, chủ đất Lương. Quyền : Còn gọi là Thiên Quyền. Ngôi sao thứ tư trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Phạt tinh, chủ thời gian, chủ Thuỷ, chủ thiên lý (lý của trời), phạt vô đạo, chủ đất Ngô. Hành : Còn gọi là Ngọc Hoành. Ngôi sao thứ năm trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Sát tinh, chủ âm thanh, chủ Thổ, chủ trung ương giúp bốn phương, giết kẻ phạm tôi; chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Triệu. Khai Dương : Ngôi sao thứ sáu trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là sao Nguy. Chủ luật, chủ kho ngũ cốc của trời; chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Yên. Ngọc Hoành : 1) Tức sao Hành. 2) Chỉ ba ngôi sao cán gáo của chòm Bắc Đẩu. Thiên quan thư dẫn Văn diệu câu : "Ngọc Hoành thuộc cán gáo, Khôi là Thi Cơ". Xem mục Bắc Đẩu thất tinh. Dao Quang : Còn gọi là sao Phá Quân. Ngôi sao thứ bảy trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Bộ tinh hoặc Ứng tinh. Chủ quân đội, chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Tề. Phụ : Tên chòm sao. Gồm 1 sao Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Cạnh ngôi sao Khai Dương thuộc chòm Bắc Đẩu, sao nhỏ mà sáng, tượng đại thần. Nếu to mà sáng, là bầy tôi đoạt quyền vua, nếu nhỏ mà mờ, là bầy tôi không làm tròn trách nhiệm; nêu to, sáng, lại lung linh tức là quân đôi bạo loạn; nếu mờ và xa sao Bắc Đẩu, là bầy tôi chết hoặc mất chức nếu ánh sáng tỏa về một phía, chứng tỏ vua thiên vị, trọng dụng gian thần, gạt bỏ hiền thần, nếu mọc cánh (phát tia sáng ra hai bên), chứng tỏ cận thần vượt quyền mưu quốc sự, định cướp ngôi, hoặc danh tướng bại trận, bỏ mạng. Thiên Thương : Tên chòm sao. 1) Còn gọi là Thiên Việt. Gồm. 3 sao. Ở phía đông Tử Vi Viên, phía đông miệng gáo sao Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng võ bị của trời. Thiếu một sao chứng tỏ đất nước có binh biến . Thường kết hợp với sao Bàng để dự đoán, gọi là Bàng. 2) Tên sao yêu quái, thuộc loại sao Chổi. Hình dạng như cây thương, hai bên có mũi nhọn, dài vài trượng. Xuất hiện lâu quá 3 tháng, ắt có nạn cướp ngôi vua, tàn phá đất nước. Cát Giá : Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở bên trong cửa Thái Vi Viên, phía bắc sao Tả Chấp Pháp. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ tán dương tân khách. Tam Công nội tòa : Tên chòm sao. Còn gọi là Tam Công. Gồm 3 sao. Ở đông bắc sao Cát Giả, nam sao Cửu Khanh. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ nơi hội họp của Tam công. Cửu Khanh : Tên chòm sao. Gồm 3 sao ở bên ngoài hàng rào Thái Vi Viên. 3 sao này còn gọi là Cửu Khanh nội tòa. Ở phía nam Ngũ chư hầu, phía bắc sao Tam Công. Thuộc Thái Vi Viên. Chủ trì vạn sự. Nội Ngũ chư hầu : Tên chòm sao. Còn gọi là Ngũ chư hầu, Chư hầu hoặc Ngũ hầu. Gồm 5 sao. Ở phía tây sao Cửu Khanh. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ nội thị thiên tư. Khi dự đoán. coi việc sao này sáng nhuận là tốt, nếu khô lạnh là các nơi có tai biến nặng thì là tai họa chết người, nhẹ cũng là nạn lưu vong, có kẻ nhân danh thiên mệnh mà xâm phạm vua chúa. Nội Bình : Tên chòm sao. Gọi tắt là sao Binh. Gồm 4 sao. Ơû bên trong cửa chính của Thái Vi Viên phía dưới Ngũ đế tòa, gần sao Hữu Chấp Pháp. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ việc che kín chỗ ngồi của đế vương. Ngũ đế tòa : Tên chòm sao. Còn gọi là Ngũ tinh tinh tòa, Ngũ đế nội tòa, gọi tắt là Đế tòa. Gồm 5 sao. Ơû trong Thái Vi Viên, phía bắc giáp sao Tể Thần, Thái Tử, Tòng Quan; phía nam giáp sao Bình. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Ngôi lớn nhất ở giữa là chỗ của Hoàng đế, bốn vị đế khác ở xung quanh, mạn đông là sao Đế (Thanh Đế). Linh Uy Ngưỡng, mạn nam là sao Xích Đế Hách Phiêu Nộ, mạn tây là sao Bạch Đế Triệu Củ, mạn bắc là sao Hắc Đế Diệp Quang Kỷ; tượng 5 tòa Ngũ đế tụ tập thần linh mưu sự Tòa Ngũ đế sáng là tốt. Sáng thì thiên tử làm đúng đạo trời, y đất; mờ thì thiên tử thất vị; nếu nhỏ yếu, xanh đen, thì vua chết. Hạnh Thần : Ten chòm sao. Gồm 1 sao. Ơ bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa, phía đông sao Thái Tử. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng sủng thần. Thái Tử : 1) Tên sao. Ngôi sao ở chót nam của chòm sao Bắc Cực, phía trên giáp sao Đế. 2) Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng con trai của thiên tử, việc của Thái tử. Tòng Quan : 1 ) Tên chòm sao. Gồm 1 sao ở bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa, phía tây sao Thái Tử. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng bầy tôi đứng hầu vua. 2) Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở tây nam sao Phòng, tây bắc sao Tích Tốt. Thuộc Nam cung hoặc sao Phòng. Tượng bầy tôi đứng hầu vua. Tướng Vị : Hoặc gọi là Lang Tướng. Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ơû phía bắc sao Lang Vị. Tượng các tướng soái. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ duyệt binh, võ bị. Sao này sang thì quân đội hùng mạnh, mờ thì quân yếu ớt; to mà sáng, lại có góc cạnh, thì tượng dũng tướng vô địch. Hổ Bôn : Hoặc gọi là Võ Bôn. Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ơû bên ngoài Tây Viên của Thái Vi Viên, phía tây sao Thượng Tướng, phía nam sao Hạ Đai. Tượng võ sĩ hộ vệ Thiên Tử. Sao dao động, là thiên tử rời cung đi ra ngoài. Sao này sáng, thì võ binh mạnh; sao mờ thì võ binh yếu. Thường Trần : Tên chòm sao. Gồm 7 sao. Ơû phía bắc Thái Vi Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng võ sĩ hộ vệ Thiên Tử. Sao dao động, là thiên tử rời cung đi ra ngoài. Sao này sáng, thì võ binh mạnh; sao mờ thì võ binh yếu. Lang Vị : Còn gọi là Viên Điểu hoặc Y Điểu. Hán thư gọi Viên Điểu là diện mạo của sao. Tên chòm sao. Gồm 15 sao. Ơû đông bắc Ngũ đế tòa. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ hộ vệ. Khi dự đoán, lấy việc chòm sao 15 ngôi này sáng nhuận, hiện diện đủ là cát. Có khi sao sáng thì đoán là đại thần lấn chúa hoặc khách phạm thượng; sao không hiện diện đủ, là sủng thần bị chém. Khách tinh nhập vào đó, thì đoán là đại thần làm loạn. Minh đường : 1) Chỉ sao Phòng hoặc sao Tâm. Tùy thư. Thiên văn chí : "Phòng là Minh Đường". Thiên quan thư : "Tâm là Minh Đường". Hoặc sao Phòng cùng sao Tâm hợp thành Minh Đường. Xuân Thu thuyết đề từ : "Phòng, Tâm là Minh Đường, cung mà Thiên vương bố chính". 2) Tên chòm sao. Gồm 3 sao. Ở phía bắc sao Dực, tây nam sao Hữu Chấp Pháp . Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng cung mà thiên tử ban bố chính sách. Linh Đài : l) Tên chòm sao. Gồm 3 sao. Ở bên ngoài Hữu Viên của Thái Vi Viên. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng đài quan sát hiện tượng. Chủ việc quan sát khí hậu, điềm báo, đoán tai biến. 2) Thời xưa thiết lập đài quan sát hiện tượng, gọi là Linh Đài. Thiếu Vi : Còn gọi là sao Xử Sĩ. Tên chòm sao. Gồm 4 sao. Ơû phía tây Hữu Viên của Thái Vỉ Viên, xếp thành hàng theo chiều nam bắc. gần sao Hổ Bôn và Thượng Tể Tướng. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tính từ bắc xuống nam là Xử Sĩ, Nghị Sĩ, Bác Sĩ, Đại Phu. Coi việc sao to, sáng màu vàng nhuận là hiền sĩ được trọng dụng; sao mờ là hiền sĩ không được trọng dụng. Mặt trăng, Ngũ tinh phạm thủ, thì đoán là xử si, nữ chúa lo âu, tể tướng dễ mất chức. Trưởng Viên : Tên chòm sao. l) Gồm 4 sao. Ơ phía tây Thái Vi Viên, phía nam Thiếu Vi. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. chú biên cương, dân tộc Hồ. Sao Huỳnh Hoặc nhập Trưởng Viên là người Hồ xâm nhập Trung Quốc; sao Thái bạch nhập vào đây là cửu khanh có mưu mô. 2) Tức Tử Vi Viên. Xem mục Tử vi , nghĩa thứ 2. Tam Đài : Còn gọi là Tam Năng, Thái Giai, Thiên Giai hoặc Thiên Trụ. Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Chia ra 3 cặp Thượng Đài, Trung Đài, Hạ Đài. Thượng Đài khởi từ Văn Xương, Trung Đài đối diện với sao Hiên Viên, Hạ Đài ở phía dưới Thái Vi. Thuộc Trung cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng 3 bậc thềm của thiên tử. Bậc thềm trên cùng gồm 2 sao, bên trên là Nam chúa, bên dưới là Nữ chúa. Bậc thềm giữa gồm 2 sao, trên là Chư hầu tam công, dưới là Khanh đại phu. Bậc dưới cùng gồm 2 sao, trên là Sĩ, dưới là Thứ dân. Chúa thì dùng âm dương hài hòa mà cai quản vạn vật, lại tượng trưng địa vị Tam công, chú tuyên dương đức độ. Thượng Đài cai quản mệnh, chủ thọ. Trung Đài cai quản trung, chủ tôn thất. Hạ Đài cai quản lộc, chủ việc binh, ngăn chặn gian tà. Khi dự đoán, coi Tam Đài song hành chỉnh tề là cát, là âm dương hài hòa, mưa thuận gió hòa, vua tôi một lòng; ngược lại thì khí hậu quái gở, mất mùa, có thiên tai, chiến tranh.
Tam Năng : Tức Tam Đài. Thiên quan thư: (Sáu ngôi sao phía dưới sao Khôi, xếp thành 3 cặp cân xứng, là Tam Năng". Tập giải dẫn Tô Lâm viết: "Năng là đài". Xem mục Tam Đài. Thị Lâu : Còn gọi là Thị Lâu Thị Phủ. Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Ơû bên dưới Thiên Thị Viên, phía trên sao Ki. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chỉ giá cả thị trường. Xa Tứ : Tên chòm sao. Gồm 2 sao. Một ngôi ở trong, một ngôi ở ngoài cửa Thiên Thị, ở tây bắc sao Tống thuộc Tả Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chỉ khu vực buôn bán của dân chúng. Tông Chính : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở tây nam Nội Đế tòa của Thiên Thị Viên. Thuộc cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng tôn thất đại phu. Nếu sao Chổi thủ ở đó, sao mất màu, thì đoán là đại phu có chuyện . Nếu Khách tinh thủ ở đó, thì đoán là hiệu lệnh thay đổi. Tông Nhân : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở phía đông sao Tông Chính" Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc cúng tế c thân. Nếu sao sáng mà có vân đẹp, đoán là vương tộc hoa hợp; nếu sao dao động, tức là thân thích nhà vua có biến. Khách tinh thủ ở đó, đoán là có quí nhân qua đời. Tông : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Tông Chính, phía đông sao Hầu. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng tôn thất, thân thích của thiên tử. Khách tinh thủ ở đó, thì đoán là vương tộc bất hòa. Bạch Dạc : Ten chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Tông Chính. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc đo lường vải vóc. Đỗ Tử : Tên chòm sao. Gồm sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông hắc sao Bạch Đạc. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng chợ mua bán gia súc. Hầu: 1) Tên chòm sao. Gồm 1 sao ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Đế tòa. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ hòa âm dương. Sao sáng ma to, đoán là đại thần phò tá vững vàng, không lo các dân tộc thiểu số xâm phạm bờ cõi. Sao mở mà nhỏ, là đất nước bình an. Thiếu vắng sao này, là chúa thất vị. Sao di chuyển vị trí là chủ bất an. 2) Như sao Hậu. Tượng điềm trời. Trong thiên văn cổ đại có thuật ngữ Chiêm đoán khí hậu, mưa gió. 3) Như sao Hầu. Tượng dự đoán, dự báo, như "Hầu Tuế", với ý đầu năm hoặc đầu mùa dự báo quang cảnh một năm. 4) Như chữ Hậu. 5 ngày là một Hậu. Tố vấn. Tạng tượng luận : (năm ngày gọi là một Hậu, ba Hậu là một Khí, sáu Khí là một Thời, bốn Thời là một năm Một năm có 72 Hậu. Đế tòa : 1) Chỉ Ngũ đế tòa. 2) Chỉ Ngũ đế nội tòa. 3) Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở trong Thiên Thị Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên, phía tây sao Hầu. Tượng thiên đình. Sao sáng nhuận, đoán là thiên tử cát; ít sáng và nhỏ, đoán là đại nhân hung. Di Giả : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, tây nam Đế tòa. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng người hầu hạ vua chúa. Sao nhỏ đoán là cát, sao sáng thì hung. biến đổi khó lường thì kẻ hầu vua có lo buồn. Sao Chổi phạm vào đó, thiên hạ có tang hoặc quân bại trận. Liệt Tử : Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên trong hai hàng rào Thiên Thị Viên, phía tây nam cao Hộc. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ hàng hóa quý giá, tượng chợ mua bán vàng ngọc. Hộc : Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở phía bắc sao Thị Lâu, bên trong hai hàng rào Thiên Thị Viên. Thuộc cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng vị quan đo lường ở chợ trên trời. Chủ đo lường chất lỏng. Quán Sách : Còn gọi là Liên Sách, Thiên Quốc hoặc Thiên Lao. Tên chòm sao, gôm 9 sao. Thiên quan thư, Hán thư. Thiên văn chí nói là gồm 15 sao, ở đông nam cái gáo sao Bắc Đẩu, phía nam sao Thất Công, phía tây sao Cánh Hà. Thuộc Trung cung hoặc Thái Vi Viên. Quan tượng ngoạn chiêm nói là ở bên ngoài Thiên Thị Viên, thuộc Thiên Thị Viên. chủ pháp luật cấm cường bạo. Tượng nhà lao nhốt đạo tặc. Cửa nhà lao có 1 sao trấn giữ. Sao này sáng, thì có ân xá. Không thấy sao nay, tức là trong ngục có nhiều tù nhân. Sao lung linh, đoán là có việc nhà binh. Thấy đủ 9 sao, đoán là nhà ngục đông đảo, hoặc có việc mừng nhỏ; thấy 8 sao, đoán là có ban lộc, thấy 7 sao vua có đức, có lệnh ân xá, thấy 5 sao, có đại xá. Vắng cả 9 sao, đoán là lao ngục đơn giản. Khách tinh ra khỏi đó, sao lớn là có đại xá, sao nhỏ là có tiểu xá. Thất Công : Tên chòm sao, gồm 7 sao, ở phía đông sao Dao Quang, bắc sao Quán Sách. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng Tể tướng, Tam công trên trời. Chủ thất (bảy) chính. Thiên Kỷ : Tên chòm sao. gồm 9 sao, ở phía đông sao Quan Sách. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng cửu khanh. Chủ ghi chép vạn sự, xử lý khiếu kiện. Sao này sáng, thì thiên hạ lắm việc kiện tụng. Không thấy là chính lý bại hoại, kỷ cương rối loạn. 9 sao phân tán là động đất, núi lở. Sao Chổi phạm vào là có động đất. Nữ Sàng : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía bắc sao Thiên Kỷ. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc hậu cung.
CHÒM SAO NHỊ THẬP BÁT TÚ Giốc : 1) Tên chòm sao, gồm 2 sao, sao phía bắc nhỏ, sao phía nam lớn, trên nhỏ dưới to, thành hình cái sừng. Cắt ngang chòm sao Bình Đạo, ở phía đông sao Cang, phía nam sao Thiên Điền, phía bắc sao Thiên Môn. Hoàng đạo chạy qua sao này (hiện nay Xích đạo cũng chạy qua nó). Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Sao Giốc bên trái (phía bắc) là Lý, tức pháp quan. chủ hình phạt. Sao Giốc bên phải (phía nam) là Tướng, chủ quân đội. Giốc là tượng cửa ải trên trời, cùng với Thiên Vương đế đình và Thiên Môn hợp thành ba cửa trời. Chòm này sáng mà lớn, là đạo trời thái bình, người hiền ở trong triều đình; nếu dao động di chuyển, là vua vi hành. Sao Hỏa phạm thủ sao Giốc, là có chiến sự bùng nổ. 2) Tên chòm sao, một trong Nhị thập bát tú. Sao thứ nhất trong 7 sao phương đông, gồm 11 chòm : Giốc, Bình đạo, Thiên điền, Tiến Hiền, Chu Đinh, Thiên Môn, Bình, Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn, với 45 ngôi sao. Tấn thư. Thiên văn chí cho rằng 6 sao từ Thiên Môn đến Nam Môn không nằm trong Nhị thập bát tú. Tinh thần khảo nguyên cho rằng Giốc chỉ gồm 3 chòm Giốc, Tiến Hiền, Thiên Điền. Có thuyết tính sao Giốc khởi từ Đại Giốc, cùng với 2 sao Giốc hợp thành hình đầu rồng. Giốc và Cang, Đê cung là phân dã của Dõan Châu. 3) Tên gọi tắt sao Đại Giốc. Bình Đạo : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở giữa 2 sao Giốc. Thuộc Đông cung hoặc giốc tú. Tượng quan Bình đạo. Thiên Điền : 1) Tên chòm sao, tức sao Giốc bên trái. 2) Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Giốc, nam sao Hữu Nhiếp Đề. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng tịch điền của thiên tử, chủ việc canh nóng. 3) Tên chòm sao, gồm 9 sao; có thuyết nói gồm 4 sao, ở khoảng giữa ba sao Khiên Ngưu, La Yến và Cửu Khảm. Chủ việc canh nông. Tiến Hiền : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía tây bắc sao Bình Đạo. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc, chủ khanh tướng tiến cử người hiền tài. Sao Thái Bạch phạm vào đó đoán là người tiến cử bị chém đầu. Thiên Môn : 1 ) Tên chòm sao gồm 2 sao, ở phía nam sao Giốc, phía bắc sao Bình. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng của thiên phú chủ sự việc thiên phủ. 2) Tức Thiên Quan. Bình : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Khố Lâu. Thuộc đông cung hoặc sao Giốc. Tượng Đình úy, chủ cai quản việc hình ngục trong thiên hạ. Khố Lâu : Còn gọi là Thiên Khố, Thiên Lâu hoặc Thiên Khố Lâu. 1) Tên chòm sao, gồm 10 sao, ở phía nam sao Giốc đông nam sao . Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Trong 10 sao, 6 ngôi lớn uốn cong thành hình nhà kho, 4 ngôi vuông thành hình cái lầu. Còn tượng trưng cho binh xa. Dự đoán cùng với các sao Ngũ Trụ, Hành, Dương Môn, Nam Môn. Ngũ Trụ tụ thành 5 nhóm ở trong và ngoài Thiên Khố, chủ ngựa xe; sao Hành ở bên trong thiên Khố chủ quân dàn trận. Sao Dương Môn ở phía đông bắc Khố Lâu, chủ việc canh giữ kho lẫm. Nam Môn ở Nam Khố Lâu, tượng cổng của trời, chủ quân canh giữ. Ngũ Trụ : Còn gọi là Thiên Trụ, Trụ. Tên chòm sao, gồm 15 sao, Thiên quan thu gọi là Ngũ Xa của Nam cung. Tụ thành 5 chòm, nên có tên đó. Nằm ở nam bắc, trong ngoài sao Khố Lâu. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng cột của kho nhà trời, nếu có nhiều tia sáng chia ra hoặc sắp xếp không chỉnh tề, thì đoán là không có chỗ bố trí xe ngựa. Nam Môn : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía nam sao Khố Lâu. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng cổng của trời, chủ quân canh giữ (Sao sáng mà thấp, là có chư hầu đến nộp cống; sao mờ, thì đoán là chư hầu làm phản. Khách tinh thủ ở đó đoán ra quân bên ngoài kéo tới. Cang : 1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Giốc, phía nam sao Đại Giốc, hình dạng cong như cánh cung, tiếp liền với sao Thiên Vương đế đình. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng đền thờ của thiên tử, chủ cai quản hình ngục, ghi chép công trạng. Có thuyết nói là chủ việc cúng tế bên ngoài triều đình, chủ dịch bệnh. Sao sáng mà lớn, đoán là bầy tôi trung thành thiên hạ yên ổn, không có dịch bệnh, ngược lại là bầy tôi bất trung, thiên hạ không yên; sao dao động, đoán là có nhiều người bị dịch bệnh 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ hai trong 7 sao phương đông. Gồm 7 chòm sao : Cang. Đại Giốc, Chiết Uy, Tả và Hữu Nhiếp Đề, Độn Ngoan, Dương Môn, với 22 ngôi. Cang và Giốc, Đê cùng là phân dã của Doãn Châu. Đại Giốc : Gọi tắt là Giốc. Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở chót phía bắc sao Cang, giáp hai sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Thuộc đông cung hoặc sao Cang. Tượng tòa Thiên vương hoặc Thiên vương đế đình, tượng vua chúa. Sao này sáng nhuận, màu vàng, thì đoán là thiên hạ đại đồng. Chiết Uy : Còn gọi là Thất Chiết Uy. Tên chòm sao gồm 7 sao, ở phía nam sao Cang. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Chủ việc chém đầu. Nhiếp Đề : Chỉ hai sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Tên chòm sao, ở hai bên sao Đại Giốc. Ba sao bên trái là Tả Nhiếp Đề, ba sao bên phải là Hữu Nhiếp Đề. Tượng đại thần, chủ tám tiết, cai quản vạn sự. Hoặc tượng hậu thuẫn, chủ cửu khanh. Sao to mà mờ, đoán là vua lo sơ. Khách tinh nhập vào đó, đoán là thánh nhân bị chế ngự. Tả Nhiếp Đề : Tên chòm sao, gồm 3 sao. Ở phía đông sao Đại Giốc. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Xem mục Nhiếp Đề. Hữu Nhiếp Đề : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía tây sao Đại Giốc. Thuộc Dông cung hoặc sao Cang. Xem mục Nhiếp Đề . Độn Ngoan : 1) Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía đông nam sao Chiết Uy. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Chủ cai quản tình hình tù nhân, xét đoán sự gian trá. 2) Tên lưu tinh. Sao này di chuyển như bay, sao to như cái phễu, đuôi trắng, trước thấp, sau cao. Đuôi dài đoán là có nhiều người chết. Dương Môn : Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông bắc sao Khố Lâu, tây nam sao Độn Ngoan. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Tượng cửa ngoài của kho quân giới, chủ canh giữ kho. Đê: 1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Cang, phía tây sao Phòng, uốn cong phía bắc Hoàng đạo nam. Còn gọi là Thiên Căn. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng chỗ ở của vua, phủ của Hậu phi, nơi nghỉ ngơi . Hai sao đầu tượng vợ cả, hai sao sau tượng hầu thiếp. Sao sáng mà lớn, đoán là cận thần hầu hạ chu đáo. Sao dao động, đoán là sắp có việc lao dịch. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ ba trong 7 sao phương đông. Gồm 11 chòm sao : Đê, Thiên Nhũ, Triệu Dao, Canh Hà, Đế tòa, Cang Trì, Kỵ Quan, Trận Xa, Xa Ky. Thiên Bức, Ky Trận Tướng Quân, với 54 ngôi sao. Thiên văn chí đời Tống chép rằng chòm sao Đê không có các sao Trận Xa, Thiên Bức, Kỵ Trận Tướng Quân. Tinh thần khảo nguyên thì cho rằng chòm này không có các sao Canh Hà, Triệu Dao. Đê và Giốc, Cang cùng là phân dã của Dõan Châu. Thiên Nhũ : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía đông bắc sao Đê, bên ngoài Hữu Viên của Tử Vi Viên. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Chủ nước Cam lồ. Sao sang thì đoán là tốt. Triệu Dao : Còn gọi là sao Dữ hoặc Thiên Dữ. Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía nam sao Dao Quang (của chòm Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc sao Đê. Chủ việc quân của tội Hồ. Sao sáng mà không đoan chính, đoán là quân tộc Hôg không nghe lệnh Trung Quốc. Cùng tranh sáng với sao Cánh Hà, Bắc Đẩu, thì đoán là quân tộc Hôg thường đến thụ mệnh của Trung Quốc. Áng sáng chớp chớp, có sừng lớn, đoán là chiến sự bùng nổ. Dữ : Tức Triệu Dao. Chất : Tức Thiên Phong. Thiên Phong : 1) Tên chòm sao, còn gọi là Phong Chất, Thiên Chất, gồm 1 sao. Thiên quan thư viết rằng ở đầu cái gáo sao Bắc Đẩu có 2 ngôi sao, "một ở bên trong là sao Dữ, tức Triệu Dao, một ở bên ngoài là sao Chất, tức Thiên Phong". Tùy thư. Thiên văn chí thì viết, rằng sao Cánh Hà tức là sao Thiên Phong, phía bắc sao đó là sao Triệu Dao, tức sao Dữ. Khi dự đoán thì giống như sao Cánh Hà, Tiêu Dao. 2) Tên sao yêu quái, đuôi của nó tượng trưng đầu mút cái thuỗn, chủ tung hoành. Cánh Hà : Tên chòm sao. Thiên nguyên lịch lý viết: "Hà tức là kha (cành cây), thuộc loại giáp trượng", nên còn gọi là Cánh Kha hoặc Thiên Phong, gồm 3 sao, ở phía nam sao Triệu Dao, phía bắc sao Đại Giốc. Thuộc Trung cung hoặc sao Đê. Tượng sao chở kiếm. Chủ quan của tộc Hồ. Không thấy sao này, hoặc tiến thoái bất định, thì đoán là sắp có tai họa ở vùng biên cương. Lại chủ tang. Ánh sáng biến động, đoán là quân bại trận. Đế tòa : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía tây bắc sao Đại giốc, tây nam sao Cánh Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê chủ yến tiệc. Cang Trì : Tên chòm sao, gồm 6 sao, ở phía bắc sao Cang, giữa 2 sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng tàu thuyền đi lại nghênh tống. Kỵ Quan : Tên chòm sao. gồm 27 sao. Nghi tượng khảo thành viết là gồm 10 sao ở phía nam sao Đê, phía bắc sao Kỵ trận Tướng Quân. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng thiên tử xuất hành. Chủ việc của túc vệ. Trận Xa : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía nam sao Đê, phía đông bắc sao Kỵ Quan, phía tây sao Thiên Bức. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng binh xa. Xa Kỵ: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía đông nam sao Khố Lâu, phía nam sao Kỵ Quan. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng tướng cưỡi xe. Thiên Bức : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía đông nam sao Đê, phía tây sao Phòng, theo chiếu nam bắc. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Chủ quan ngồi xe, chủ việc cúng tế. Kỵ Trận Tướng Quân : Tên chòm sao. gồm 1 sao, ở phía nam sao Đê, giữa 2 sao Kỵ Quan và Xa Kỵ. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê, tượng vi tướng cưỡi xe. Phòng : Còn gọi là Thiên Tứ, Thiên Cứu. 1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông bắc sao Tâm, tây nam sao Đê, phía dưới 4 sao Biện Bế, Câu Linh, Đông Hàm và Tây Hàm. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng ngựa trời, chủ xa giá. Bốn sao là Tả Tham, Tả Phục, Hữu Phục, Hữu Tham. Cũng tượng chuồng gia súc. Chủ việc đóng mở. Hai sao bên dưới chỉ vị trí của vua, hai sao trên chi vị trí phu nhân. Hai sao Phòng, Tâm sáng thì đoán là vua sáng suốt. Sao Tham (hoặc Thượng Tể Tướng và Thượng Tướng) lớn thì chiến sự bùng nổ. Sao dời chỗ là dân chúng li tán. Sao Phòng còn là tượng "Thiên cù đại đạo" (đường lớn, đường cái quan trên trời), nếu mặt trời, mặt trăng cùng Ngũ tinh ra vào nơi đó, thì thiên hạ yên ổn. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Tâm và Câu Linh, thì đó là triệu chứng động đất. Mặt trăng phạm vào sao Phòng, ắt bầy tôi phò tá bị chém đầu. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ tư trong 7 sao phương đông. Gồm 7 chòm sao chính và 1 chòm sao phụ : Phòng, Kiện Bế, Phạt, Đông Hàm, Tây Hàm, Nhật, Tòng Quan, Câu Linh, với 21 ngôi. Sách Càn tượng thư của Cảnh Hựu đời Tống xếp sao Đông Hàm vào chòm sao Tâm; Tinh thần khảo nguyên thì xếp các sao Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn vào chòm sao Phòng. Phòng và Tâm cùng là phân dã của Dự Châu, chỉ nước Tống. Câu Linh : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Phòng, gần đỉnh sao Phòng. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Tượng chuông cửa, tiếng sáo của trời. Chủ đóng kín, đề phòng bất trắc. Câu Linh sáng, thì vua có hiếu, sáng mà gần sao Phòng, thì thiên hạ đồng tâm; rời xa sao Phòng thì thiên hạ bất hòa, vua tuyệt tự. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Tâm, thì đó là triệu chứng động đất. Kiện Bế : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía đông bắc sao Phòng, giữa hai sao Câu Linh và Đông Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Chủ chốt giữ khu vực quan trọng. Sao Huỳnh Hoặc phạm vào đó, thì vua có lo âu. Sao Điền phạm vào đo, thì nhà vua không nên ra khỏi cung điện. Phạt : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía bắc sao Phòng Tâm, giữa 2 sao Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Chủ sự mua chuộc. Lưỡng Hàm : Chỉ hai sao Dông Hàm và Tây Hàm. Mỗi sao Hàm gồm 4 sao, ở hai bên phía trên sao Phòng và Tâm. 4 sao phía đông gọi là Đông Hàm , 4 sao phía tây gọi là Tây Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Lưỡng Hàm ở khoảng giữa Hoàng đạo, nên được coi là Trung đạo của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh. Tượng cứa phòng. Chủ đề phòng dâm loạn, sao sáng thì tốt, sao mờ thì hung. Mặt trăng, Ngũ tinh phạm hoặc thủ ở đó, đoán là có âm mưu. Đông Hàm : Xem mục Lưỡng Hàm. Tây Hàm : Xem mục Lưỡng Hàm. Tâm : 1) Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía đông sao Phòng. Ngôi lớn ở giữa, gọi là Minh Đường, nên sao Tâm còn gọi là Minh Đường; ngôi thứ 2 là Thiên Vương, tượng địa vị thiên tử, nơi vua ban bố chính sách, chủ việc thưởng phạt trong thiên hạ. Sao này sáng mà lớn, thì đoán là thiên hạ đại đồng; ngôi ở phía nam là Thái Tư, nếu mở thì Thái tử không được chọn nối ngôi. Ngôi ở phía bắc là Thư Tử, nếu sáng thì con thứ được chọn. Sao Tâm mờ đen, là đại nhân lo âu. Sao dao động, là cỏ sự biến khẩn cấp trong nước; ánh sao mọc sừng là chiến sự bùng nổ. Các sao tách xa nhau, là dân chúng phải ly tán. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Câu Linh, thì đó là triệu chứng động đất. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ năm trong 7 sao phương đông. Gồm 2 chòm sao : Tâm, Tích Tốt, với 15 ngôi sao. Tấn thư. Thiên văn chí viết rằng Tích Tốt không thuộc chòm sao này. Tâm và Phòng cùng chỉ nước Tống, là phân dã của Dự Châu. Thiên Vương : l) Tên sao, chỉ ngôi sao ở giữa trong 3 ngôi của chòm sao Tâm, còn gọi là Minh Đường. Xem mục Tâm, nghĩa thứ nhất. 2) Tức Thiên hoàng đại đế. Tích Tốt : Tên chòm sao, gồm 12 sao. tượng nghi khảo thành viết rằng chỉ gồm 2 sao, ở phía nam sao Phòng, sao Tâm. Thuộc Đông cung hoặc sao Tâm. Chủ thị vệ. Khách tinh thủ ở đó thì đoán là cận thần bị chém đầu. Vĩ : l) Tên chòm sao, gồm 9 sao, còn gọi là Vĩ Cửu Tử, ở phía đông nam sao Tâm, có dạng uốn cong như cái đuôi. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng cung điện của hoàng hậu, phi tần. Sao thứ nhất gần giữa là Hậu, sao thứ 3 là Phi, tiếp theo là Tần, 2 ngôi cuối là Thiếp. Tấn thư. Thiên văn chí gọi ngôi thứ 3 là Phu Nhân, 5 ngôi còn lại là Tần, Thiếp. Ngôi sao cạnh ngôi thứ 8 là Thần Cung, tượng phòng thay áo. Khi đoán, các sao đều sáng, to nhỏ nối tiếp nhau là tốt, là hậu và phi trong cung có thứ tự, đông con cái; sao mờ và nhỏ, là trong hậu cung có chuyện đố ky. Sáng tối bất định, hoặc ánh sao dao động, là hậu phi không còn thứ tự trên dưới, vua tôi bất hòa, thiên hạ rối loạn. 9 sao tụ gần nhau là có nạn hồng thủy. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ sáu trong 7 sao phương đông. Gồm 5 chòm sao chính và 1 chòm phụ : Vĩ, Quy, Thiên Giang, Phó Thuyết, Ngư và Thần Cung, với 21 ngôi (xem hình 104). Tân thư. Thiên văn chí cho rằng các sao Quy, Phó Thuyết, Ngư không thuộc chòm sao Vĩ. Tấn thư. Thiên văn chí thì không xếp sao Thần Cung. Sao Vĩ cùng với sao Ki cùng chỉ nước Yên, là phân dã của U Châu. Thần Cung : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở bên cạnh ngôi thứ 3 sao Vĩ. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Là chòm sao phụ của sao Vĩ. Tượng phòng thay áo trong hậu cung. Quy : 1) Còn gọi là Liên Châu. Tên chòm sao, gồm 5 sao, ở phía nam sao Vĩ, trong Thiên Hà, giống hình con rùa. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Chủ chiêm bốc (bói toán cát hung). 2) Xem mục Bốc Phệ, nghĩa thứ nhất. Thiên Giang : Gọi tắt là Giang. Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở bên dưới Tử Vi Viên, phía bắc sao Vĩ. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Chủ Thái âm. Không nhìn thấy sao này, thì bến sông trong thiên hạ không thông suốt. Sao sáng mà dao động, là có lụt lớn, chiến tranh bùng nổ. Bốn sao xếp lệch lạc, thì ngựa tăng giá. Hỏa tinh thủ ở đó, ắt có việc lập vua. Khách tinh nhập vào sao Giang, đoán là bến sông khô cạn. Phàm mặt trăng, Ngũ tinh phạm sao này, đều đoán là bến sông tắc nghẽn. Phó Thuyết : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở khoảng giữa sao Vĩ và sao Ngư, trong Thiên Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Tượng quan coi bói. Chủ việc cúng lễ trong hậu cung, cầu tự. Sao sáng mà lớn, là vua nhiều con cháu. Ngu : Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía bắc sao Vĩ và Phó Thuyết, trong Thiên Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ Chủ âm sự, biết thời tiết mưa gió. Sao không sáng, đoán là cá chết nhiều, ít cá. ánh sao dao động, ắt có lũ lụt lớn; rời xa Thiên Hà, đoán là có nhiều cá chết. Kỷ :1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Vĩ, trông như cái ki (cái hốt rác). Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Còn gọi là Thiên Tân hoặc Thiên Kế. Cũng như sao Vĩ, tượng cung điện của hậu phi.
Còn tượng miệng trời, chủ xuất khí, chủ bát phong (tám thứ gió). Mặt trời, mặt trăng ở chỗ sao Ki, ắt có gió lớn. 2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ bảy trong 7 sao phương đông. Gồm 3 chòm sao : Ki,
Khang, Chử, với 8 ngôi. Tấu thư. Thiên văn chí cho rằng chòm này chỉ có sao Ki, không có 2 sao Khang, Chử. Sao Ki cùng với sao Vĩ chỉ nước Yên, là phân dã của U Châu. Khang: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía tây sao Ki, tây bắc sao Chử. Thuộc Đông cung hoặc sao Ki. Chủ lương thực. Đẩu : 1) Tên chòm sao, tức Nam Đẩu, gồm 6 sao. Còn gọi là Thiên Cơ. Màu đỏ, ở phía nam Thiên Thị Viên, phía đông sao Ki, hình như cái cán gáo. Thuộc Bắc cung hoặc 7
Subscribe to:
Posts (Atom)