Tuesday, August 26, 2008

Pháp khí và ứng dụng trong Phong Thuỷ

Pháp khí và ứng dụng trong Phong Thuỷ

Trong việc vận dụng lý thuyết của Phong Thuỷ vào thiết kế và bài trí nhà ở, văn phòng, cơ sở kinh doanh đặc biệt là bài trí nội thất, việc quan trọng nhất là hoá giải những cấm kỵ Phong Thuỷ phạm phải, tăng cường những nhân tố tốt theo đúng Phong Thuỷ để cải biến Trạch Vận nhà ở, đem lại điều may mắn.

Người xem phải biết vận dụng lý thuyết sao cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng gia đình,phù hợp với lối sống cũng như điều kiện kinh tế. Trong điều kiện đô thị hiện đại, nhà nhà san sát nhau và được xây dựng bê tông kiên cố, việc sửa chữa là vô cùng tốn kém và khó khăn.

Chính vì vậy, xây dựng lại một phần hoặc toàn bộ căn nhà là điều khó có thể thực hiện được. Nhưng thuật Phong Thủy kỳ diệu ở chỗ, chỉ cần biết cách phán đoán hợp lý và vận dụng những pháp khí rất nhỏ cũng có thể cải biến khí của toàn bộ căn nhà, hoá giải được hung khí một cách rất hiệu quả vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường. Một bình nước nhỏ cũng đủ để hoá giải luồng sát khí lớn.

Khí là vô hình nhưng lại rất thực tế và gần gũi xung quanh ta. Bản chất của khí chính là các nguồn năng lượng, năng lượng chính là khởi nguồn của vũ trụ và vạn vật. Năng lượng biến đổi từ dạng này sang dạng khác với thiên hình vạn trạng. Khí tụ lại thì thành hình, tán ra thì lại trở về khí. Sử dụng các pháp khí như tượng, thuỷ tinh, kim loại,... có tác dụng ngăn cản, chuyển hướng, hoá giải bản chất, biến đổi trạng thái của khí, cải biến được năng lượng và do đó thay đổi được sự tác động của môi trường địa lý thiên nhiên đến con người.

Thực tế, những công trình nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, xung quanh mỗi vật thể, và cả con người cũng có những trường điện từ luôn luôn phát xạ với những tần số và cường độ khác nhau. Sự tương tác lẫn nhau giữa môi trường thiên nhiên với con người cũng chính là sự tương tác của các trường điện từ, điện sinh học trên cơ thể. Một quả cầu thuỷ tinh rất nhỏ đặt ở một vị trí sẽ có tác dụng thay đổi trường điện từ xung quanh nó. Những thí nghiệm hiện đại cũng cho thấy thuỷ tinh, thạch anh có tác dụng thay đổi dòng điện từ trường đi qua nó. Hoặc một tượng kim loại đặt tại một vị trí cũng có tác dụng dẫn điện và phát xạ ra những xung điện từ khi bị những luồng điện từ khác hướng đến, chính vì thế nó có tác dụng cải biến năng lượng, thay đổi vận khí tại vị trí ấy.

Sử dụng pháp khí Phong Thuỷ là phương pháp chủ yếu để bài trí, cải biến, hoá giải hung khí và tăng cường cát khí đem lại may mắn cho ngôi nhà. Nhưng quan trọng hơn cả là việc sử dụng pháp khí phải được thực hiện đúng theo lý luận của thuật Phong Thuỷ, không được sử dụng bừa bãi, phải tham khảo ý kiến các thầy chuyên môn. Mặt khác, về mặt Âm Dương, Ngũ Hành của các pháp khí cần quán xét cẩn thận đúng theo học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành thì pháp khí mới phát huy tác dụng tối đa. Ví dụ một tượng Quan Công bằng Đồng tức thuộc Kim có tác dụng chế hoá khác với một tượng Quan Công bằng gỗ thuộc Mộc và có cách thức sử dụng khác nhau.

Các pháp khí trước khi sử dụng phải được thẩm định chất lượng và vật liệu, phải được tẩy trần, khai quang và hấp thu đầy đủ các khí âm dương, có như thế mới phát huy được tác dụng một cách mạnh mẽ và đầy đủ, nếu không chỉ là vật bình thường và tác dụng không đáng kể. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, năng lượng nội tại của pháp khí sẽ bị hao tán dần và mất đi tác dụng. Sau một thời gian sử dụng cần thay thế bằng pháp khí mới, ví dụ một chuông gió treo cửa nên tiến hành thay chuông gió mới vào mỗi năm để có tác dụng hiệu quả.

Tài Thần

Tài Thần

Hiện nay xu hướng kinh tế thị trường phát triển, hiện có rất nhiều sản phẩm các loại tượng Thần Tài, tượng Phật được bày bán. Nhiều người tự ý mua về để bày biện ở gia đình hoặc ở văn phòng. Phần vì phục vụ nhu cầu bầy trí cho thêm phần đẹp mắt, phần vì yếu tố tín ngưỡng muốn bày cho thêm hanh thông tài lộc. Nhưng tượng thần tài bày biện phải đúng phương pháp, quyết không thể tuỳ tiện, nhiều khi bày biện sai lệch vị trí không những làm giảm tài lộc mà còn khiến cho gia đình nhiều bất hoà.


Tài Thần cần được bày biện đúng cung tài khí của căn phòng, căn nhà, về Âm Dương ngũ hành cũng cần phải được Ngũ Hành Âm Dương tương sinh như thế mới tốt theo Phong Thuỷ. Tóm lại phải có Phong Thuỷ sư xem xét cẩn thận chứ không thể tuỳ tiện bày biện.


Sau đây sơ lược các loại thần tài :

Có hai loại là Thiên Tài và Chính Tài. Thiên Tài đại biểu cho những thu nhập ngoài luồng không chính thống, thường nhờ sự đầu tư bất thường, may mắn, ngẫu nhiên không thường xuyên như trúng số, chứng khoán,...Chính Tài là nguồn thu nhập ổn định lâu dài do nghề nghiệp hoặc đầu tư dài hạn mang lại như lương bổng, thu nhập từ việc kinh doanh buôn bán hàng ngày.



Các loại vật tượng chia ra hai loại là Chính tài Thần và Tà Tài thần:



Chính Tài thần chia ra là Văn Tài Thần và Võ Tài Thần. Văn Tài Thần có hai loại là Phúc Lộc Thọ Tam Tinh (tức 3 vị tiên ông Phúc Tinh, Lộc Tinh và Thọ Tinh) và Tài Bạch Tinh Quân. Phúc Lộc Thọ cần được bày trí trên cao ở khu vực tài vượng sẽ gia tăng cả tiền tài lẫn công danh sự nghiệp. Phúc Tinh tượng trưng cho phúc lộc bình an, Lộc Tinh tượng trưng cho gia nghiệp và tài vận hanh thông. Thọ Tinh tượng trưnưg cho sự thọ lâu dài bền vững. Thực sự thì chỉ có Lộc Tinh là vị chủ về tài vận còn hai vị Phúc Tinh và Thọ tinh chủ sự an khang bền vững, kết hợp 3 vị qủa là sự lý tưởng hoàn hảo.


Tài Bạch Tinh Quân là vị tiên chủ quản tiền bạc trong thiên hạ còn gọi là Kim Thần, hay Thượng Thiên Thái Bạch Tinh Quân. Về hình dáng thường mang sắc trắng, râu dài đen, tai trái cầm thoi vàng nguyên bảo, tai phải cầm quyển có ghi chữ “Tài Thần Tiến Bảo”. Việc bày trí tượng Kim Thần này đúng vị trí sẽ mang lại tài lộc ngoài sức tưởng tượng.

Võ Tài Thần có hai vị là Quan Công và Triệu Công Minh. Quan Công tức Quan Vân Trường là vị võ tướng thời Tam Quốc đã hiển thánh. Quan Công có hai loại là tượng Hồng Y chuyên dùng trừ tà tinh quỷ mị mang lại bình an cho gia trạch. Tượng Thái Y chuyên dùng trong các cửa hàng để chiêu tài.

Triệu Công Minh tên thực là Triệu Huyền Đàn là vị võ tướng chuyên phục hổ hàng ma, còn gọi là Tài Thần chiêu tài hoá sát bảo vệ gia trạch bình an.

Tà Tài thần là các loại như tượng Phật 4 mặt xuất phát từ Bà La Môn Giáo, tượng phật Di Lặc, thoi vàng, bình vàng bạc,...dùng để chiêu tài bày biện tại gia trạch cửa hàng để tăng thêm phúc lộc hoá sát thu tài.


Phép Vượng Tài phải thực hiện theo cách thức sau :

Văn Tài thần bày biện tại nơi gần cửa ra vào. Hai bên tả hữu nên bày biện tượng hai vị Văn Tài là Tam Đa và Tài Bạch Tinh Quân đối diện nhau. Chủ tài vận hanh thông, vào nhiều nhập bất xuất, nếu quay ra ngoài cửa e phạm vào thế tiễn tài chủ tiền tài xuất ra ngoài không có lợi.

Vũ Tài Thần như Quan Công, Triệu Công Minh cần quay ra bên ngoài cửa để trấn áp tà khí kết hợp chiêu tài vào nhà, vừa mang lại bình an cho gia trạch vừa mang lại tài lộc.

Những vật khí thuộc Tà Tài Thần nên bày biện ở bên ngoài nhà, trong vườn nơi không gian thoáng đãng. Các vị Phật sẽ có công năng hoá giải hung hoạ đem lại sự bình an thịnh vượng cho gia chủ. Nên hạn chế bày nơi chật hẹp, trong phòng hoặc trong tủ như bị kìm hãm sẽ phát sinh tai hoạ.

Sử dụng pháp khí Phong Thuỷ đúng cách

Sử dụng pháp khí Phong Thuỷ đúng cách

Ngày nay việc sử dụng các pháp khí Phong Thuỷ khá phổ biến. Nhiều người không hiểu biết đầy đủ về Phong Thuỷ thường “tát nước theo mưa”, thấy các pháp khí viết có tác dụng hoá giải này kia vội vã đem về sử dụng. Nhiều khi việc sử dụng không đúng cách lợi ít hại nhiều giống như việc sử dụng thuốc bừa bãi vậy.

Phong Thuỷ là một môn khoa học chuyên nghiên cứu sự bài trí, sắp xếp tổ chức nhà cửa theo vận khí âm dương, Ngũ Hành. Cần thận trọng xem xét các vị trí cổng cửa, khu vực sinh hoạt chính như phòng khách, phòng ngủ, nơi thờ cúng, nơi đặt bếp, nhà vệ sinh. Không may phạm phải những bất lợi không thể hoá giải được bằng cách đổi chỗ, đổi vị trí, đổi hướng lúc ấy người ta mới phải sử dụng đến các pháp khí Phong Thuỷ như chuống gió, gương… Việc sử dụng cũng chỉ làm giảm tác hại xấu, chứ không thể thay đổi hoàn toàn tính chất của khí. Ngoài ra việc sử dụng các pháp khí cần được khai quang - một liệu pháp rất quan trọng để tăng cường năng lượng cho pháp khí. Nếu mua về mà sử dụng ngay thì pháp khí không có tác dụng đáng kể, lợi ít hại nhiều. Người am hiểu luôn cần tham khảo Phong Thuỷ Sư trước khi sử dụng và trấn yểm các pháp khí cho nhà cửa, cơ sở.

Ví dụ :

- Chuông gió treo ở cung vượng khí như nơi Bát Bạch chiếm đóng sẽ giảm hết vượng khí biến phúc thành hoạ

- Thủy cục (đèn Phong Thuỷ, bể cá, Phong Thuỷ luân) đặt nơi sơn tinh đương vượng sẽ phạm phải cách phản ngâm tai hoạ khó lường.

- Non bộ đặt nơi Thuỷ thần đương vượng rất hại về tài lộc.

- Tượng hộ pháp đặt nơi bếp, gần khu vệ sinh vô cùng độc hại, hao người tốn của.

Sự nguy hiểm của việc dùng các dụng cụ

Sự nguy hiểm của việc dùng các dụng cụ Phong Thuỷ không đúng cách

Ngày nay do việc phổ biến các tài liệu về Phong Thuỷ khá rộng rãi trên sách báo, trên mạng internet,… mà nhiều người có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo các kiến thức về Phong Thuỷ. Tuy nhiên, lợi cũng có mà hại cũng nhiều, cụ thể có nhiều người tự ý sử dụng các kiến thức không chính thống, hoặc sử dụng bừa bãi các dụng cụ Phong Thuỷ được quảng cáo tùy tiện, nghĩ rằng sẽ mang lại lợi lộc nhưng nhiều khi lợi bất cập hại. Nếu không biết tốt nhất không nên sử dụng. Khi sử dụng các dụng cụ Phong Thuỷ, trước khi sử dụng cần hết sức lưu ý:

- Sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của vị thầy, không sử dụng nhiều hoặc tuỳ tiện, bừa bãi, tham lam sử dụng quá nhiều thứ.

- Trước khi sử dụng phải thẩm định chất lượng sản phẩm, tránh dùng đồ dơ uế, đồ xấu xí hoặc đồ cũ, đồ để quá lâu đã phát sinh nhiều tà khí, nhiều năng lượng xấu.

- Cần có sự trợ giúp của người thầy khai quang làm tăng năng lượng của dụng cụ, nếu không làm điều này thì những đồ vật chẳng khác gì những vật tầm thường không có tác dụng hoá giải, đặc biệt là các dụng cụ nhạy cảm như gương Bát Quái, tượng thần, phật, hộ pháp,…



Có những dụng cụ rất hiệu quả mà không cần phải có kiến thức chuyên sâu hoặc sự giúp đỡ của vị thầy là bình hoa tươi, cây cối xanh tươi, bể cá cảnh, thác nước nhân tạo. Chỉ cần dùng đúng cách đã có thể giải quyết hầu hết các mục đích hoá giải của môn Phong Thuỷ.

Hỏi đáp về Nghê, Sư Tử và Kỳ Lân

Hỏi đáp về Nghê, Sư Tử và Kỳ Lân

Trong phong thuỷ, việc dùng các tượng linh vật để trấn yểm là rất phổ biến. Những con vật trấn giữ trước cửa có tác dụng thu hút được sát khí, đem lại sự bình an cho nhà cửa, gia trạch.

Sử tử là một loài vật vô cùng manh mẽ, được mệnh danh là chúa sơn lâm tức là loài vật dũng mãnh nhất. Tiếng gầm của sư tử có thể khiến cho mọi loài đều sợ hãi. Sư tử dùng để trấn ở nơi cửa ra vào của các cơ quan hành chính. Vì dùng tượng sư tử có thể làm mất đi tài lộc do sự dũng mãnh của nó.

Loài nghê là loài vật huyền thoại, nó giống như sư tử nhưng hiền lành hơn, vừa có vai trò hoá giải sát khí , vừa mang lại tài lộc cho nên nghê được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc, trấn ở cửa trong mỗi ngôi nhà.

Loài Kỳ Lân là con vật nhân từ và hiền lành, môt loài vật linh thiêng huyền thoại, nó mang lại tài lộc nên không trấn cửa mà bày trong những cung vị tốt của ngôi nhà để mang lại phúc lộc cho gia chủ.

Để phân biệt 3 loại này thì nên nhớ rằng, nghê tóc thường xoăn, mình giống như sư tử. Loài Kỳ Lân thì có sừng và mình như mình hươu.

Các bạn tham khảo thêm hình ảnh tại web www.phapkhiphongthuy.com

Chúc các bạn có được một cái nhìn toàn diện hơn về các loại linh vật này trong Phong Thuỷ

Luận về sát tinh trong Huyền Không Phong Thuỷ

Luận về sát tinh trong Huyền Không Phong Thuỷ

- Những người mới áp dụng Huyền Không nên lưu ý nhiều đến những cách sát, bởi do học thuật hoặc kinh nghiệm còn hạn chế dễ bị bỏ qua những cách sát gây tổn hại âm đức cho mình và cho người. Nếu đã ứng dụng theo Huyền Không thì trước hết hãy theo Huyền Không từng bước cho chuẩn, sau đó có kết hợp thêm Phong Thuỷ Bát Trạch khi kinh nghiệm đã tốt rồi. Huyền Không đặc biệt chú trọng tới việc vận dụng Lý khí sao cho phù hợp với Loan đầu vì vậy Hình – Lý là hai khái niệm bắt buộc không thể thiểu khi vận dụng Huyền Không. Người tìm hiểu Huyền Không nên tìm hiểu về Loan đầu thấu đáo trước, đặc biệt là những khảo cứu cho môi trường đô thị hiện đại bây giờ.

- Về lý khí, Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí, đôi khi ngũ hành chỉ là thứ yếu, đừng quá xét quan hệ của ngũ hành sinh khắc giữa các ai tinh, các phi tinh mà quên đi tính chất vượng suy tử của các sao. Sự vượng suy phân ra chi tiết, sao chính vận ví dụ vận 8 là Bát Bạch gọi là sao đương vận, khí nó mạnh nhất và có sức chi phối lớn, tiếp theo là sao vượng khí và sinh khí Cửu Tử, Nhất Bạch. Các sao sinh khí có sức chi phối yếu hơn nhưng cũng là cát tinh, đặc biệt trong đương vận các sao này có thể yếu nhưng sang những vận sau nó lại trở thành hữu dụng đó là trường hợp tính toán cho tương lai nhất là vận dụng trong âm phần mồ mả. Trong một cùng cặp sơn tinh và hướng tinh bước đầu phải xét xem quan hệ của sơn tinh hay hướng tinh thì cái nào là chủ cái nào là khách, sau đó xem chủ vượng hay khách vượng, nếu khách vượng khắc chủ thì là cát mà sinh nhập chủ cũng là cát. Nếu sao khách là suy tử thì luận là hung, kế tiếp mới dùng ngũ hành luận mức độ nặng nhẹ và biến tướng cụ thể của học phúc. Đừng luận máy móc dễ sa đà quá vào ngũ hành.

- Trong tinh bàn cần luận chủ yếu sự hung sát của hai cung sơn và hướng, đó là hai cung rất quan trọng đặc biệt là trong môi trường dương trạch ở đô thị bây giờ. Cách cuộc vượng sơn vượng hướng thường là cát vì đảm bảo đượng yêu cầu nay vì hai cung sơn hướng đều có vượng tinh chiếu, nếu phối hợp với loan đầu nữa thì thật tốt. Có điều so với cách hợp thập (toàn ban có sao sơn - vận hơp 10, hoặc hướng - vận hơp 10) thì cón kém xa bởi cách hợp thập toàn ban đều vượng, khí các quẻ thông nhau, ví dụ 4, 6 là hai cung Càn, Tốn tức Thiên Môn và Địa Hộ , Càn vượng thì Tốn vượng nên chỉ cần một cung vượng toàn ban đều vượng, địa vận lại kéo dài chứ không như cách vượng sơn vượng hướng, nếu sang vận mới mà hướng tinh chuyển vào trung cung thì gọi là nhập tù như vậy phúc đã hết chuyển thành hoạ ngay.

- Nếu phạm vào cách thướng sơn hạ thuỷ tức là sao đương vận ở sơn và hướng bị đảo lộn là cách xấu nên bỏ không dùng hoặc nên dùng kiêm hướng bởi theo Huyền Không thì long thần và sơn thần bị đảo lộn phương vị chủ phá tài tổn đinh . Nếu bắt buộc dùng thì xem tinh bàn có cứu lại được cách phụ mẫu tam ban quái hay không. Có mấy loại phụ mẫu tam ban như sau. Nếu 3 cung Ly Chấn Càn có các sao hợp thành các bộ 147, 258,369 gọi là Ly cung đả kiếp tức là một vận vượng, vd vận 1 vượng thì cướp được vượng khí của cả 2 vận 4 và 7 và nhìn trên tinh bàn thường thấy khí thông nhau từ quẻ Ly đến trung cung ra qủe khảm, thấy có các cặp sao sinh thành nối liền 3 cung. Tương tự khảm đả kiếp là các bộ sao 147, 258,369 xuất hiện ở 3 cung Khảm Tốn Đoài. Còn 3 cung Cấn Trung và Khôn nếu xuất hiện Tam Ban Quái thì gọi là Tam Ban Xảo Quái. Mức độ tốt lành là Ly Đả Kiếp, Khảm Đả Kiếp rồi đến Tam Ban Xảo Quái. Trường hợp toàn ban mà mỗi cung đều là bộ số tam ban thì rất tốt. Lúc này dù thướng sơn hạ thuỷ cũng vẫn tốt như thường bởi khí đã liên thông giữa các vận chuyển hung thành cát, chỉ cần xem địa hình ở hai cung toạ hướng tốt lành nữa là yên tâm dùng. Chú ý là có quẻ tam ban rồi để biến thành phúc phải có giải pháp thiết kế phù hợp cho mối phương vị của quẻ.

- Ngoài thướng sơn hạ thuỷ phải kiểm tra xem tinh bàn có sao nào nhập trung là 5 không, như vậy nếu Ngũ đi thuận thì phạm phục ngâm, đi nghịch phạm phản ngâm (các sao sơn hướng lặp lại sao của vận hoặc đối ngược với sao của vận) chủ khắc hãm xấu không nên dùng.

- Kiểm tra xem tinh bàn ở hướng (rất quan trọng) và ở sơn xem cát hung thế nào, tránh các sao suy tử, sao thoái khí có thể tạm dùng nhưng phải kết hợp với một vài cách tốt khác, nếu không gặp năm có sao thoái khí hoặc tử khí sinh trợ thì hoạ đến. Nếu ở hướng bị phạm phải luận là hao tài, ở sơn là tổn hại quan hệ gia đình và con cái.

- Tránh các bộ sao Lục Thất (Thương kiếm sát), Tam Thất (Xuyên Tâm Sát), Nhị Thất (Đấu Ngưu Sát) ở sơn, hướng, minh đường.

- Kỵ Ngũ Hoàng đại sát : Nếu Ngũ hoàng xuất hiện ở sơn hướng nên tránh vì Ngũ Hoàng là tối độc không thể xâm phạm. Duy có vận 5 Ngũ Hoàng là Chính Quan Mậu Kỷ rất tốt nếu nhập toạ hướng phát sinh phúc lớn hơn hẳn các sao khác bởi quyền lực nó lớn hơn.

- Khi động thổ phải xem có phạm năm Thái Tuế hay không ? Ví dụ năm Tí không nên toạ hướng Tí cùng lắm là Toạ không thể hướng. Nếu xét tinh bàn là cách vượng thì không sợ thái tuế, chỉ sợ hung thì thái tuế làm họa đến mau hơn. Xem thêm cả tam Sát. VD tháng, năm Thân Tí Thìn sát ở 3 phương Tỵ Ngọ Mùi nên tránh động chạm đến 3 phương này. Ngoài ra Huyền Không còn dùng cả Phi Thái Tuế, Ám Kiến (chỉ dùng cho tháng)

- Xem xét địa hình xung quanh đặc biệt sơn thuỷ phối ứng với tinh bàn. Trong đô thị thì là ngã 3 ngã tư, ao hồ, sông ngòi, gò đống, mái nhọn, nghĩa trang, các toà nhà xung quanh phối với những cung xấu trong tinh bàn xem có phạm gì không ? VD một cung càn có sao 5, 9, phương ấy lại có nghĩa trang là rất xấu bởi Ngũ Cửu là cặp sao gây hoạ lớn, gặp nghĩa trang âm khí nhiều tổn hại cho người cha già, nữ trong nhà. Nếu mở cửa phụ, cửa sổ thì càng độc hơn, từ đó có cách trấn yểm ngay kịp thời thì sẽ tránh được điều xấu.

- Còn cách kết hợp những cách sát của Huyền Không với Bát Trạch cũng khá phức tạp xin xem sau

Luận các cách cục sai biệt

Luận các cách cục sai biệt

Hiện nay có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau, mỗi người vận dụng theo một cách và các trường phái đều tỏ ra hiệu quả. Thực chất các phái không mâu thuẫn nhau mà chỉ là sự phát triển độc lập dựa trên một lý thuyết nền tảng thống nhất lấy Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch lý làm gốc. Bát Trạch và Huyền Không là hai trường phái lớn tồn tại đồng hành. Thực tế áp dụng phải lấy sự phối hợp làm tiêu chí chủ đạo. Theo kinh nghiệm tác giả, Bát Trạch phản ánh yếu tố Nhân, tức là sự hoà hợp của bản thân mỗi con người đối với môi trường thiên nhiên, mà cụ thể là căn nhà nơi con người sinh sống. Ngoài yếu tố Địa - Nhân tương hợp, còn yếu tố rất quan trọng là Thiên Khí và Địa Khí được tính toán bởi lý thuyết huyền diệu của Huyền Không Phi Tinh. Phối hợp cả hai trường phái đảm bảo Thiên - Địa – Nhân hợp nhất, xem xét toàn diện được mọi mặt của trường khí phát sinh bởi trời đất chi phối đến vận mệnh con người.



Xem thuần tuý theo phép Bát Trạch chỉ dừng lại được một yếu tố Nhân, chưa thống nhất và tính toán được các yếu tố biến động cuả Thiên Khí và Địa Khí, chưa phù hợp với nguyên lý của Dịch Học là biến đổi và vận động không ngừng. Chính vì thế, áp dụng thuần tuý Bát Trạch chỉ dừng lại ở mức độ trung. Cần kết hợp với Huyền Không để phối hợp được cả 3 yếu tố Thiên - Địa – Nhân thì sẽ phát huy được hết khả năng của Phong Thuỷ trong việc cải tạo vận mệnh.

Ví dụ : một ngôi nhà tốt có các Phi Tinh Huyền Không sinh vượng coi như một cỗ máy hoàn hảo để con người sinh sống, nương tựa vào. Nhưng nhà Đông Tứ Trạch sẽ phù hợp hơn với người Mệnh Quái Đông Tứ Trạch nên sẽ tốt hơn cho người Đông Tứ Mệnh. Nếu có người Mệnh Tây Tứ Trạch đến ở sẽ không xấu nhưng không hài hoà được về mặt Âm Dương nên sẽ không tốt bằng người Đông Tứ Mệnh.

2. Luận về thành thị, nông thôn khác biệt :

Nông thôn về kiến trúc khác so với thành thị, thường là nơi thoáng đãng, đất rộng, thường là mỗi một khu nhà xây riêng biệt, sơn thuỷ xung quanh thường là thực sơn thực thuỷ. Nông thôn cần có cả sơn thuỷ hội hợp. Sơn thì cần nhất là thế núi thanh tú diễm lệ, thuỷ thì rất cần mềm mại uốn lượn bao bọc lấy huyệt, nước trong xanh sáng sủa tĩnh lặng.

Về thành thị đất chật người đông, nhà cửa san sát, đường xá rộng rãi. Cần thiết nhất là được thực sơn thực thuỷ. Cần chú trọng quan sát đường đi, nhà cửa xung quanh hoặc phía trước cao thấp, lồi lõm, đường xá phân bố cung quanh nhà. Cửa lớn cửa chính mở giữa hay phải trái của nhà, hoặc đi cửa ngách cửa phụ, nội thất các bộ phận trong căn nhà cần xem xét cẩn thận. Mệnh Quái chủ nhà cũng rất quan trọng, nhập trạch động thổ cũng cần xem xét cẩn trọng.

2. Phi tinh :

Cửa chính là rất quan trọng, cần thiết nhất phải mở ở phương sinh vượng, tránh phương suy khí tử tuyệt, hoặc mở cửa đúng phương thành môn. Cửa xem như cái mũi, miệng của người, là nơi nạp khí vô cùng quan trọng quyết định thọ yểu, bần phú của người trong nhà. Cổng ngoài nhà cần xem xét thuỷ đến quyết định ứng nghiệm nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ đều xem đường xá mà đoán.

3. Hướng nhà hướng cửa :

Thường khi xem xét thì hướng nhà và hướng cửa đồng nhất với nhau nhưng đôi khi là hai hướng phân biệt. Trước hết xem xét cát hung hoạ phúc dựa vào hướng cửa nếu ứng nghiệm thì không cần phải xem xét hướng nhà. Ngược lại thì xem xét hướng nhà nếu ứng nghiệm thì không cần phải xem xét hướng cửa nữa.

4. Đường cục hoàn cảnh :

Nơi thành thị xem xét sơn mạch và thuỷ mạch đi đến ưng hợp với cuộc đất thế nào. Coi nơi đất cao thấp như sông ngòi, hướng thuỷ đến đi cũng cần được coi trọng.Sau xem xét đến những diện tích bao xung quanh nhà, xem các mái nhà xung quanh, xem cây cối, ụ đất, chấn song, Mọi vật bài bố đều căn cứ theo phi tinh suy vượng mà đoán cát hung.

Các đường đi dẫn lối trong nhà ví như những huyết mạch trong cơ thể người, phải rộng hẹp cân đối với nhà. Nếu nhà lớn mà đường hẹp sẽ không đủ dẫn khí, nếu nhà nhỏ mà đường quá lớn sẽ không chứa đủ khí. Đường đi phải uốn lượn, tránh trực xạ, gấp khúc khí sẽ khó lưu thông.

5. Cửa chính cửa phụ :

Cửa chính là rất quan trọng nơi thu nạp khí của toàn bộ ngôi nhà, cần xem xét thêm các cửa phụ bên trong phi tinh sinh vượng suy tử để luận. Nếu cửa ngoài cát cửa trong hung thì phải luận là khó tránh bệnh tật. Nếu cửa ngoài hung cửa trong cát chỉ luận là tạm dùng được mà thôi.

6. Cổng và nhà tương xứng :

Khi xem xét cần nhà cửa và cửa mở to nhỏ cân xứng với nhau. Nếu nhà to mà cửa nhỏ thì không tốt, nếu nhà nhỏ cửa to cũng không tốt. Cần nhất nhà cửa to nhỏ cân xứng và phi tinh sinh vượng thì rất tốt lành.

7. Mở cửa đúng vận :

Phàm nhà cửa khi gặp phải vận suy tử, phi tinh chiếu mang lại tai hoạ, hoặc nhà cửa quá cũ nát, hướng tinh nhập tù sẽ không còn tốt nữa rất cần phải mở cửa tu tạo lại đúng theo hướng vượng khí, khi đó sự dẫn khí của cổng cửa sẽ tốt hơn và căn nhà trở nên hưng vượng. Cũng cần xem xét mở thêm cửa mới, cửa ở phương vị mới sẽ lấy được vượng khí hoặc mở thêm cửa phụ. Cửa chính cửa phụ khí cần đồng nhất cần sinh vượng.


8. Luận cửa cao thấp :

Cửa so với nền nhà cần thấp hơn như thế vượng khí mới hấp thụ được vào nhà. Rất cần có thuỷ đến, đường xá uốn lượn bao bọc hoặc có sông hồ hội tụ. Nếu nền cổng cao hơn nền nhà thì khí không thể hấp thu vào nhà cho dù phi tinh sinh vượng cũng luận là hung.

9. Ánh sáng :

Phòng ốc kỵ nhất là không có ánh nắng mặt trời chiếu tới, như vậy Dương Khí không có, Âm Khí hội tụ. Nếu gặp phải phi tinh Nhị Hắc chủ bệnh tật, Ngũ Hoàng chủ Ngũ Quỷ chiếu tới tất phát sinh bệnh tật tai hoạ. Nếu hội hợp cả hai sao Nhị, Ngũ thì rất xấu hoạ không thể tránh.

10. Cổng cửa :

Phép Huyền Không tối trọng xem xét cửa nhà, cần xét lý tính của cửa với phi tinh của hướng phối hợp cát lành. Đặc biệt là cửa coi như thuộc Hoả, cần gặp phi tinh Nhất Bạch chiếu hướng thì đắc cách thuỷ hoả ký tế. Nếu gặp Tam Bích Mộc Tinh thì Mộc sinh Hoả chủ cát. Nếu hướng tinh Bát Bạch thì Hoả sinh Thổ môn sinh sao cũng tốt. Hướng tinh là Cửu Tử thì Hoả quá vượng sẽ thành khuyết điểm. Nếu gặp Lục Bạch Kim thì Hoả khắc Kim chủ sinh nghịch tửhay mắc các bệnh phối ho, bệnh cao huyết áp. Hướng tinh bệnh phù Nhị Hắc thì chung niên dễ mắc bệnh tật. Hướng tinh Ngũ Hoàng đại hung chủ mắc bệnh da liễu, bệnh trúng độc, ác tật khó chữa. Các phòng tạo lập căn cứ chủ yếu vào sao đương vận, chọn nơi sao đương vận chiếu sẽ được vượng khí, ngoài ra cần phối hợp thêm với Bát Trạch xem người Đông Tứ Trạch ở phòng Đông Tứ Trạch, Tây Tứ Trạch ở phòng Tây Tứ Trạch.

11. Nhà vệ sinh :

Nhà vệ sinh là nơi bài tiết các chất bẩn xú uế ra bên ngoài nhà. Cần tiến hành chọn nơi phi tinh suy tử thoái khí tránh nơi vượng khí, nơi long đến nhập thủ hoặc hai bên cạnh nhà hoặc trước nhà. Vào vận Thượng nguyên nên chọn nơi Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Vào vận trung nguyên nên chọn Nhất Bạch, Tam Bích, hạ nguyên vận nên chọn nơi Tứ Lục, Lục Bạch. Cần tránh nơi có hai sao Nhị Hắc Ngũ Hoàng đóng, nếu xâm phạm đến chủ bệnh tật, tai hoạ. Nếu thêm phi tinh hàng năm đến nơi có Nhị Ngũ nữa thì tai hoạ nghiêm trọng. Nhưng nơi có song tinh Nhất Lục, Lục Bát, Tứ Cửu chiếm đóng cũng không nên sử dụng làm nơi nhà vệ sinh bởi lẽ sẽ không thể phát về công danh, sự nghiệp.

12. Sử dụng cách vận :

Trong trường hợp nhà cửa có nhiều phòng cần xem xét phòng chủ trước hết cần phải được vượng tinh chiếu tới. Những phòng phụ khác cần xem xét có những sao sinh khí của những vận kế chiếu tới. Như thế khi sao chủ vận đã hết vượng khí vẫn có thể tận dụng những vận kế tiếp mà gia trạch không bị suy thoái tránh trường hợp chỉ vượng được trong một thời vận duy nhất rồi đến vận tới bị lụi bại.

13. Phối hợp các công trình xung quanh nhà :

Cần xem xét cẩn thận các công trình xung quanh nhà như giếng nước, tháp nhọn, đường đi, gò cao, miếu thờ. Những nơi thờ tự cần thu nạp được sinh khí vượng khí thì phúc đức sẽ tăng. Tháp nhọn cần có các sao Nhất, Tứ chiếu đến chủ phát về văn tài danh nhân lỗi lạc. Những nơi sơn tinh đương vượng cần có gò đống cao, tuy nhiên cũng cần phải xem xét cụ thể những niên tinh chiếu đến hàng năm nếu sinh vượng thì cần sinh trợ, nếu suy tử thì cần khắc tiết biến hung thành cát.

Kinh nghiệm xem xét Phong Thủy chuyên sâu

Bài này đi sâu vào những kinh nghiệm thực tế trong việc khảo sát Phong Thuỷ của tác giả, rất có ích cho những người muốn đi sâu xem xét Phong Thuỷ. Tránh những lý thuyết chung chung mang tính sách vở trong nhiều sách viết về Phong Thuỷ.

1. Về việc lập hướng :

Muốn xác định chính xác hướng cần phải đo hướng bằng la bàn chính xác. Khi đo trong một căn nhà thì đo mỗi vị trí có thể có sai lệch, có khi sai lệch rất lớn. Phải biết phán đoán xem xét xem địa lý ở ngôi nhà đó có đồng nhất hay không. Nếu có hầm hố, đất vượt ao hồ, đất có chứa hài cốt, quặng, những vật bất thường thì việc đo tại khu vực ấy nhất định sẽ sai lệch. Người luyện khí công, tu hành lâu năm sẽ nhìn, cảm được khí, sẽ biết được chính xác điều này và sẽ có những phương pháp xử lý thích hợp.

Nếu nhà có khoảng đất trống ở trước hay sau nhà thì nên đo cả hai vị trí trước sau, nếu số đo ấy đồng nhất thì yên tâm dùng. Nếu không đồng nhất dùng phi tinh phán đoán ngay hướng nhà dựa theo những dữ kiện chủ yếu cuả một vài năm trở lại thời điểm khảo sát. Thực tế việc đo hướng là quan trọng nhất trong việc xem xét Phong Thuỷ.

2. Những yếu tố xấu của một ngôi nhà :

- Âm khí bao trùm : Nhà thấp hơn nền đường, trần nhà quá thấp dương khí không thể vận chuyển. Trần nhà, tường nhà bị ngấm nước rêu mốc hoặc cây leo qúa nhiều âm khí ngùn ngụt. Nền nhà tối, lồi lõm, thiếu ánh sáng, mùi vị tanh hôi. Những ngôi nhà như thế này phần nhiều thất bại, bệnh tật, hao tài, nếu có phát chỉ lợi về tài lộc, nhân đinh suy giảm, con cái gian nghịch, bất hiếu, tàng tật.

- Khí vận chuyển bất cập thành tù khí : Khí vận chuyển bị tù hãm, nạp khí không đủ hoặc khí không thể lưu chuyển. Một ngôi nhà quá rộng mà cửa hẹp làm sao đủ khí, đồ đạc qúa nhiều khí không thể vận chuyển. Xung quanh bị nhà khác cao lớn che lấp mất khí, nhà phía trước quá cao hoặc quá gần, minh đường khoảng không không có. Lòng nhà quá hẹp cũng không đủ chứa khí. Giường ngủ, bếp đặt nơi gầm cầu thang, cầu thang quá hẹp, quá dốc, thiếu ánh sáng. Bệnh này thường gặp ở những nhà đô thị do diện tích chật hẹp. Khí tù sinh bệnh tật, khó phát đường quan lộc, công danh, học hành, con cái. Trong nhà hay mâu thuẫn, bất an.

- Khí vận chuyển thái quá thành vô khí : Nhà hẹp mà cửa mở quá rộng, hoặc là bốn phía xung quanh nhà đều mở cửa sổ, cửa mở thông trước sau, các cửa trước, cửa phụ thông phòng cửa sau thông nhau thành một đường thẳng ngay bên cạnh hoặc giữa tâm nhà. Cầu thang rộng đối diện ngay cửa chính, cổng và cửa chính gần nhau và thông với nhau, nhà thấp mà cổng cửa quá cao. Nhưng hình thế ấy chủ khí quá tán loạn, không tụ hội được trong nhà, tiền tài khó tụ, gia trạch khó yên, không thể sang trọng.

- Hình thế không tốt : Nhà không vuông vắn, hoặc bị méo mó, hoặc xây dựng cơi nới nhiều tạo thành quá nhiều ngăn, quá nhiều cửa, phòng nọ nối với phòng kia có khe trống, hình thế nghiêng lệch, khuyết hãm một hay nhiều góc, hoặc cột trụ nhiều, hoặc trồng ngay giữa nhà. Hình thế này tất yếu phát sinh tà khí, sát khí, nơi khuyết hãm phát sinh hoạ, nếu bị đường lộ đâm vào hoặc sát khí như cột điện, nhà vệ sinh, nhà hàng xóm,… đâm vào thì hết sức xấu dễ dẫn đến hao người tốn của.

- Trước cao sau thấp : Khí vào từ đằng trước nhanh chóng thoát ra qua cửa sau, nhà này chủ tiền cát hậu hung, ở lâu sẽ phát sinh tai hoạ, đặc biệt hiếm về nhân khẩu, làm ăn tụ tán thất thường, nếu vận khí xấu không bổ trợ được thì tất yếu không thể dùng ở lâu dài.

- Trên to dưới bé : Hiện nay ở đô thị diện tích chật hẹp, người ta thường phải lấn chiếm cơi nới khoảng không, nhà thường bị trên to dưới bé, như cái cây gốc rễ không bền chặt, ở các tầng trên thì tốt, tầng dưới bị âm khí, sát khí xâm lấn, giao tế không thuận, không lợi cho công danh sự nghiệp.

- Minh đường bất cập : Nhà quá gần nhà hàng xóm không có khoảng không, hoặc không có phần diện tích phía trước nhà, như thế làm sao nạp được khí, ngôi nhà trở thành vô khí, chẳng tốt chẳng xấu, muốn làm vượng lên rất khó, nếu trước cần “toạ không” thì hoàn toàn bất lực, thường phải dùng những thủ thuật khác nhưng kết quả không thể mỹ mãn được.

Nguyên tắc “hình” và “lý” hài hoà

Nguyên tắc “hình” và “lý” hài hoà

Thuật Phong Thuỷ hình thành từ rất lâu đời, cùng với quá trình hình thành và phát triển, sức sáng tạo của cổ nhân thật vô cùng to lớn. Đã hình thành nên trong lịch sử phát triển nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau, mỗi phái có những cách thức ứng dụng và lý luận có sự khác biệt, chính điều đó gây nên sự hoang mang cho những người muốn tìm hiểu và ứng dụng Phong Thuỷ cho bản thân và cho những người thân.

Tựu trung có hai trường phái, một chú trọng vào “hình” tức là chú trọng vào việc quan sát hình thế của cuộc đất, sự sắp xếp, phân bố của các yếu tố thiên nhiên như sông, hồ, núi non, gò đồi,.. từ đó có những kết luận sơ bộ về huyệt vị kết phát hay tầm thường, nên dùng hay nên bỏ. Trong môi trường đô thị hiện đại thì thông qua sự quan sát nhà ở, đường sá, bối cảnh xung quanh nhà để có những kết luận và hoá giải phù hợp.

Phái thứ hai chú trọng vào “lý” tức là thông qua những lý thuyết cơ bản về Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư cũng như phân bố cửu tinh để luận đoán tốt xấu, theo phái này, cho dù một cuộc đất, một sơ sở hình thế có toàn mỹ đến đâu mà xét về mặt lý khí bị phạm vào những điều bất lợi thì cũng không thể phát, không thể làm nơi lập nghiệp và sinh sống lâu dài.

Theo thiển ý của tôi, thì “hình” ví như cái “thần” của một cuộc đất, một cơ sở địa lý. Cũng như cái thần của con người, cái thần chính là linh hồn của con người, thể hiện mức độ mạnh khoẻ của năng lượng tiềm ẩn. “hình” là “thể” tức là xem Phong Thuỷ phải bắt nguồn từ “hình thế” của ngôi nhà, của cuộc đất. Nếu một cuộc đất, một ngôi nhà không có “thần” tức là về mặt hình thế bất lợi, ví dụ có núi cao như ngả xuống trước mặt, sông núi đường xá vô tình quay đi hoặc trực chiếu, xung phạm vào nhà, thế đất méo mó góc cạnh,...như thế đã giảm đi 50% cái tốt đẹp.

“Lý” xem như “tinh khí”, tinh khí chính là sự sống, sức mạnh của năng lượng tiềm ẩn có được phát huy hay không, giống như một người có “thần” nhưng không đủ “tinh khí” thì cũng không thể làm việc hiệu quả. Nếu một ngôi nhà có “hình” đẹp đẽ, lại có “lý” hài hoà theo Âm Dương - Ngũ Hành – Bát Quái thì đã tốt lại càng hoàn mỹ, thật mang lại phúc lớn cho gia chủ.

Như vậy, xem Phong Thuỷ phải biêt kết hợp hình – lý, để luận đoán và sửa chữa phù hợp, mang lại tốt lành cho căn nhà. Đó là điều mà không phải ai cũng làm được, nhất là trong điều kiện kiến trúc đô thị hiện đại.

Luận về sát tinh trong Huyền Không Phong Thuỷ

Luận về sát tinh trong Huyền Không Phong Thuỷ

- Những người mới áp dụng Huyền Không nên lưu ý nhiều đến những cách sát, bởi do học thuật hoặc kinh nghiệm còn hạn chế dễ bị bỏ qua những cách sát gây tổn hại âm đức cho mình và cho người. Nếu đã ứng dụng theo Huyền Không thì trước hết hãy theo Huyền Không từng bước cho chuẩn, sau đó có kết hợp thêm Phong Thuỷ Bát Trạch khi kinh nghiệm đã tốt rồi. Huyền Không đặc biệt chú trọng tới việc vận dụng Lý khí sao cho phù hợp với Loan đầu vì vậy Hình – Lý là hai khái niệm bắt buộc không thể thiểu khi vận dụng Huyền Không. Người tìm hiểu Huyền Không nên tìm hiểu về Loan đầu thấu đáo trước, đặc biệt là những khảo cứu cho môi trường đô thị hiện đại bây giờ.

- Về lý khí, Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí, đôi khi ngũ hành chỉ là thứ yếu, đừng quá xét quan hệ của ngũ hành sinh khắc giữa các ai tinh, các phi tinh mà quên đi tính chất vượng suy tử của các sao. Sự vượng suy phân ra chi tiết, sao chính vận ví dụ vận 8 là Bát Bạch gọi là sao đương vận, khí nó mạnh nhất và có sức chi phối lớn, tiếp theo là sao vượng khí và sinh khí Cửu Tử, Nhất Bạch. Các sao sinh khí có sức chi phối yếu hơn nhưng cũng là cát tinh, đặc biệt trong đương vận các sao này có thể yếu nhưng sang những vận sau nó lại trở thành hữu dụng đó là trường hợp tính toán cho tương lai nhất là vận dụng trong âm phần mồ mả. Trong một cùng cặp sơn tinh và hướng tinh bước đầu phải xét xem quan hệ của sơn tinh hay hướng tinh thì cái nào là chủ cái nào là khách, sau đó xem chủ vượng hay khách vượng, nếu khách vượng khắc chủ thì là cát mà sinh nhập chủ cũng là cát. Nếu sao khách là suy tử thì luận là hung, kế tiếp mới dùng ngũ hành luận mức độ nặng nhẹ và biến tướng cụ thể của học phúc. Đừng luận máy móc dễ sa đà quá vào ngũ hành.

- Trong tinh bàn cần luận chủ yếu sự hung sát của hai cung sơn và hướng, đó là hai cung rất quan trọng đặc biệt là trong môi trường dương trạch ở đô thị bây giờ. Cách cuộc vượng sơn vượng hướng thường là cát vì đảm bảo đượng yêu cầu nay vì hai cung sơn hướng đều có vượng tinh chiếu, nếu phối hợp với loan đầu nữa thì thật tốt. Có điều so với cách hợp thập (toàn ban có sao sơn - vận hơp 10, hoặc hướng - vận hơp 10) thì cón kém xa bởi cách hợp thập toàn ban đều vượng, khí các quẻ thông nhau, ví dụ 4, 6 là hai cung Càn, Tốn tức Thiên Môn và Địa Hộ , Càn vượng thì Tốn vượng nên chỉ cần một cung vượng toàn ban đều vượng, địa vận lại kéo dài chứ không như cách vượng sơn vượng hướng, nếu sang vận mới mà hướng tinh chuyển vào trung cung thì gọi là nhập tù như vậy phúc đã hết chuyển thành hoạ ngay.

- Nếu phạm vào cách thướng sơn hạ thuỷ tức là sao đương vận ở sơn và hướng bị đảo lộn là cách xấu nên bỏ không dùng hoặc nên dùng kiêm hướng bởi theo Huyền Không thì long thần và sơn thần bị đảo lộn phương vị chủ phá tài tổn đinh . Nếu bắt buộc dùng thì xem tinh bàn có cứu lại được cách phụ mẫu tam ban quái hay không. Có mấy loại phụ mẫu tam ban như sau. Nếu 3 cung Ly Chấn Càn có các sao hợp thành các bộ 147, 258,369 gọi là Ly cung đả kiếp tức là một vận vượng, vd vận 1 vượng thì cướp được vượng khí của cả 2 vận 4 và 7 và nhìn trên tinh bàn thường thấy khí thông nhau từ quẻ Ly đến trung cung ra qủe khảm, thấy có các cặp sao sinh thành nối liền 3 cung. Tương tự khảm đả kiếp là các bộ sao 147, 258,369 xuất hiện ở 3 cung Khảm Tốn Đoài. Còn 3 cung Cấn Trung và Khôn nếu xuất hiện Tam Ban Quái thì gọi là Tam Ban Xảo Quái. Mức độ tốt lành là Ly Đả Kiếp, Khảm Đả Kiếp rồi đến Tam Ban Xảo Quái. Trường hợp toàn ban mà mỗi cung đều là bộ số tam ban thì rất tốt. Lúc này dù thướng sơn hạ thuỷ cũng vẫn tốt như thường bởi khí đã liên thông giữa các vận chuyển hung thành cát, chỉ cần xem địa hình ở hai cung toạ hướng tốt lành nữa là yên tâm dùng. Chú ý là có quẻ tam ban rồi để biến thành phúc phải có giải pháp thiết kế phù hợp cho mối phương vị của quẻ.

- Ngoài thướng sơn hạ thuỷ phải kiểm tra xem tinh bàn có sao nào nhập trung là 5 không, như vậy nếu Ngũ đi thuận thì phạm phục ngâm, đi nghịch phạm phản ngâm (các sao sơn hướng lặp lại sao của vận hoặc đối ngược với sao của vận) chủ khắc hãm xấu không nên dùng.

- Kiểm tra xem tinh bàn ở hướng (rất quan trọng) và ở sơn xem cát hung thế nào, tránh các sao suy tử, sao thoái khí có thể tạm dùng nhưng phải kết hợp với một vài cách tốt khác, nếu không gặp năm có sao thoái khí hoặc tử khí sinh trợ thì hoạ đến. Nếu ở hướng bị phạm phải luận là hao tài, ở sơn là tổn hại quan hệ gia đình và con cái.

- Tránh các bộ sao Lục Thất (Thương kiếm sát), Tam Thất (Xuyên Tâm Sát), Nhị Thất (Đấu Ngưu Sát) ở sơn, hướng, minh đường.

- Kỵ Ngũ Hoàng đại sát : Nếu Ngũ hoàng xuất hiện ở sơn hướng nên tránh vì Ngũ Hoàng là tối độc không thể xâm phạm. Duy có vận 5 Ngũ Hoàng là Chính Quan Mậu Kỷ rất tốt nếu nhập toạ hướng phát sinh phúc lớn hơn hẳn các sao khác bởi quyền lực nó lớn hơn.

- Khi động thổ phải xem có phạm năm Thái Tuế hay không ? Ví dụ năm Tí không nên toạ hướng Tí cùng lắm là Toạ không thể hướng. Nếu xét tinh bàn là cách vượng thì không sợ thái tuế, chỉ sợ hung thì thái tuế làm họa đến mau hơn. Xem thêm cả tam Sát. VD tháng, năm Thân Tí Thìn sát ở 3 phương Tỵ Ngọ Mùi nên tránh động chạm đến 3 phương này. Ngoài ra Huyền Không còn dùng cả Phi Thái Tuế, Ám Kiến (chỉ dùng cho tháng)

- Xem xét địa hình xung quanh đặc biệt sơn thuỷ phối ứng với tinh bàn. Trong đô thị thì là ngã 3 ngã tư, ao hồ, sông ngòi, gò đống, mái nhọn, nghĩa trang, các toà nhà xung quanh phối với những cung xấu trong tinh bàn xem có phạm gì không ? VD một cung càn có sao 5, 9, phương ấy lại có nghĩa trang là rất xấu bởi Ngũ Cửu là cặp sao gây hoạ lớn, gặp nghĩa trang âm khí nhiều tổn hại cho người cha già, nữ trong nhà. Nếu mở cửa phụ, cửa sổ thì càng độc hơn, từ đó có cách trấn yểm ngay kịp thời thì sẽ tránh được điều xấu.

- Còn cách kết hợp những cách sát của Huyền Không với Bát Trạch cũng khá phức tạp xin xem sau

Ứng hợp giữa số mệnh và Phong Thuỷ

Ứng hợp giữa số mệnh và Phong Thuỷ

Phong Thuỷ có vai trò rất quan trọng chi phối vận mệnh con người, điều đó được ứng dụng rất cụ thể và phổ biến trong cuộc sống, không ai có thể phủ nhận.

Tuy nhiên số mệnh con người cũng có thể dự đoán trước được thông qua các môn mệnh học như Tử Vi hay Tử Bình, vậy liệu có một sợi dây vô hình ràng buộc giữa số mệnh và Phong Thuỷ - tức những yếu tố Địa mệnh góp phần cải sửa số mệnh ?

Thực tế qua xem xét Tử Vi và Phong Thủy cho nhiều người chúng tôi nhận thấy rằng, Tử Vi và Phong Thuỷ luôn có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu bản mệnh gia chủ tốt, hoặc tại những thời điểm vận mệnh tốt, nhất là lại hạn đến cung Điền trạch thì những việc như mua sắm, sửa chữa cải tạo nhà ở luôn gặp được may mắn, không cần xem xét mà vẫn kiếm được những nơi Phong Thuỷ tốt. Ngược lại, nếu bản mệnh xấu, cung Điền Trạch xấu, nhập hạn đến thời kỳ xấu thì cho dù có kiếm thấy Phong Thuỷ xem xét cũng luôn gặp phải những nơi Phong Thuỷ xấu, hoặc đến thời mà Trạch Vận bị suy thoái.

Sự vận dụng lý tưởng của người xem Phong Thuỷ là phải biết kết hợp giữa số mệnh của gia chủ, tức là "Phúc phần" của người đó với Phong Thủy nhà ở mộ phần để tìm ra nơi ở, nơi làm việc phù hợp. Vì vậy, người xưa nói rằng cho dù có tìm được huyệt tốt mà người chủ không có phúc phần được hưởng thì huyệt đó cũng không mang lại kết quả gì.

Kết hợp vận dụng Tử Vi , thông qua giải đoán số mệnh rồi xem xét cải biến Phong Thuỷ nhà ở nơi làm việc, nơi sinh sống là sự kết hợp lý tưởng góp phần cải biến vận mệnh, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người...

Thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban

Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.
Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau :



Cung
Ý Nghĩa
Tài Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt
Bệnh Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu
Ly Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt
Nghĩa Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt
Quan Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu
Kiếp Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu
Hại Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu
Bổn Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt



Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau :



Cung
Ý Nghĩa
Quý Nhân Hành Mộc – Tốt
Hiểm Hoạ Hành Thổ - Xấu
Thiên Tai Hành Thổ - Xấu
Thiên Tài Hành Thuỷ - Tốt
Nhân Lộc Hành Kim – Tốt
Cô Độc Hành Hoả - Xấu
Thiên Tặc Hành Hoả - Xấu
Tể Tướng Hành Thổ - Tốt



Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.

Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.

Khái niệm về Khí

Khái niệm về Khí

Học thuyết Âm Dương là học thuyết quan trọng nhất của văn hoá thần bí Trung Hoa. Người xưa cho rằng, mọi vật đều phát sinh từ các nguồn năng lượng khác nhau trong vũ trụ, nguồn năng lượng ấy gọi là Khí, tất cả mọi vật chất đều do khí tạo thành, khí tụ lại thành hình, tan ra thì lại trở về khí. Như vậy khí là một khái niệm trừu tượng nhưng hiện hữu, vô hình, vô ảnh nhưng rất gần gũi hiển hiện xung quanh ta.

Người xưa qua quan sát các sự vật, hiện tượng mà khái quát hoá mọi vật trong vũ trụ được tạo thành từ hai loại khí là khí Âm và khí Dương. Từ đó xây dựng nên tư tưởng duy vật biện chứng đơn giản.

Khoa học ngày nay nhất là khoa học nguyên tử cũng đã kết luận mọi vật cấu thành từ những nguyên tử, nguyên tử lại được tạo thành từ những hạt siêu nhỏ như proton, notron, các hạt này lại được tạo thành từ những hạt nhỏ hơn siêu mịn là các hạt quaze. Câu hỏi đặt ra là các hạt quaze lại được cấu tạo từ những hạt gì? Cứ như vậy vật chất cứ nhỏ mãi và trở thành hạt trường là môi trường mà nhà vật lý học Anhxtanh đã khám phá ra, còn người xưa cho đó là trạng thái vô sinh, vô diệt, đó chính là Đạo. Như vậy quan niệm xưa tuy mơ hồ nhưng rất chính xác và có tính tổng quát bao trùm rất lớn, hàm chứa mà nhiều vấn đề khoa học hiện đại không thể lý giải hết được về vũ trụ, tự nhiên và xã hội.

Khí cũng là sự giải thích rõ ràng nhất về hiện tượng "Quỷ" hay "Thần" mà chúng ta thường gặp trong các môn Phong Thuỷ, Tử Vi,... Vượng khí tức là khí tốt chính là "Thần" còn hung khí gieo rắc tai họa chính là "Quỷ".
Như vậy bản chất của Phong Thuỷ và các môn khoa học thần bí khác bắt nguồn từ Kinh Dịch đều là khoa học và duy vật chứ không phải là mê tín và duy tâm như nhiều người vẫn nghĩ.

Nạp khí cổng cửa – vấn đề vô cùng quan trọng

Nạp khí cổng cửa – vấn đề vô cùng quan trọng

Khí nạp vào ở cổng cửa chia làm hai loại cát hung chủ quản vấn đề hoạ phúc của cả một gia trạch. Cổng cửa quan trọng bởi lẽ nó quyết định đầu vào của khí, giống như sự hít thở hô hấp rất quan trọng của con người thông qua mũi miệng.

Phương pháp xem xét phải lấy phi tinh Huyền Không làm cơ bản cốt yếu, lấy khí sinh vượng của đương vận. Ví dụ như vận 8 sao Bát Bạch vượng tinh, lấy khí của sao Bát Bạch hoặc Cửu Tử, Nhất Bạch thì khí được sinh vượng. Tránh khí suy tử, khí Ngũ Hoàng, Bệnh Phù Nhị Hắc tối độc.

Kết hợp phi tinh Huyền Không với Bát Trạch làm yếu tố bổ trợ. Cổng cửa ở phương vị cát lành, tránh phương xấu như Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Hoạ Hại. Nếu kết hợp một yếu tố xấu với một yếu tố tốt thì có thể bổ trợ tránh được phần nào hung hoạ. “Bảo chiếu kinh” nói :thiên cơ diệu quyết bổn bất đồng, bát quái chích hữu nhất quái thông, kiền khôn cấn tốn triền hà vị, ất tân đinh quý lạc hà cung, giáp canh nhâm bính lai hà địa, tinh thần lưu chuyển yếu tương phùng, mạc bả thiên cương xưng diệu quyết, thác tương bát quái tác tiên tông.

Cổng cửa ví như xương sống, đường đi ví như gân cốt, nếu xương tốt nhưng gân cốt không tốt thì không thể đem lại sự tốt lành cho ngôi nhà. Đường đi dẫn khí phải tính toán sao cho việc dẫn khí đảm bảo tối đa hiệu quả, tránh những xung sát như cách xuyên tâm sát, liêm đao sát, thiên trảm sát. Xét cổng cửa, đường đi theo cửu cung bát quái, lấy phương suy vượng, tránh phương suy tử, lấy việc bài trí Phong Thuỷ xem như việc dưỡng sinh cho một cơ thể khoẻ mạnh.

Lấy sinh vượng bỏ suy tử

Phương pháp luận giải theo Huyền Không Phi Tinh - Lấy sinh vượng bỏ suy tử

Theo phương pháp luận của Huyền Không thì cần nhất là vận tinh và phi tinh được sinh vượng tức là mang lại phúc. Khi vận tinh, phi tinh ở vào thế suy tử thì sẽ mang lại tai hoạ. Huyền Không không phân biệt các sao tốt xấu mà chỉ cần sự sinh vượng của sao, nếu một sao tốt nhưng ở thế suy tử cũng sẽ mang lại điều xấu. Ví dụ ở vận 8 thì các sao Bát Bach, Cửu Tử, Nhất Bạch là sao tốt, nếu gặp các sao này chiếu đến minh đường, cửa chính, cửa phụ sẽ rất tốt. Ngược lại nếu các sao suy tử như Nhị Hắc, Tam Bích, Ngũ Hoàng chiếu đến kết hợp với những cấm kỵ khác sẽ mang lại tai hoạ.



Trong một tinh bàn thì bao giờ cũng có những cung có vượng tinh chiếu và những cung có hung tinh chiếu. Các cung có vượng tinh chiếu nên nằm ở sơn hay hướng, nơi có cửa chính cửa phụ, những bộ phận quan trọng của căn nhà như phòng khách, phòng ngủ. Những cung có nhiều hung tinh chiếu nên nằm ở những phương vị tĩnh như vườn cây, nhà vệ sinh, nhà kho, nhà để xe...

Cách vượng sơn vượng hướng

Phương pháp luận giải theo Huyền Không Phi Tinh - Cách vượng sơn vượng hướng

Thuật Huyền Không luôn lấy vượng sơn vượng hướng làm cách cục cơ bản, tối kỵ thượng sơn hạ thuỷ. Phi tinh nếu phi thuận thì ứng với cách vượng sơn vượng hướng tức là vượng tinh xuất hiện ở phương toạ và xuất hiện ở hướng. Ngược lại nếu vượng tinh phi nghịch thì ứng với cách thượng sơn hạ thuỷ. Cách vượng sơn vượng hướng là tốt với điều kiện nhà cửa cần được cách toạ thật triều hư, tức là tựa vào sơn hướng thuỷ, phía sau có núi cao che chắn, phía trước minh đường rộng thoáng hoặc có sông, hồ, thuỷ tụ. Cách toạ thật triều hư ứng với cách vượng sơn vượng hướng bởi vượng tinh ở sơn cần có sơn để vượng đinh, vượng tinh ở hướng cần có thuỷ để vượng tài.

Cách thượng sơn hạ thuỷ

Phương pháp luận giải theo Huyền Không Phi Tinh - Cách thượng sơn hạ thuỷ

Đối với cách thượng sơn hạ thuỷ nói chung là xấu vì sơn tinh toạ ở hướng và hướng tinh toạ ở sơn, để sử dụng cần có cách toạ không triều mãn, tức là phía sau huyệt cần rộng thoáng có thuỷ, phía trước có sơn tinh án ngữ. Đối với cách toạ thật triều hư, thiên khí được nạp vào ở hướng nên cần có minh đường rộng thoáng có thuỷ đón lấy dương khí, địa khí nạp vào phía sau, cần có sơn tinh thu nạp âm khí. Ngược với cách này, cách toạ không triều mãn lấy thiên khí phía sau và nhận địa khí phía trước huyệt.

Phải quán xét sự lưu chuyển của khí, phối hợp để luận cho huyệt và dương trạch, lý khí cần đồng nhất, thu được khí tốt từng vận và tụ khí ở huyệt.

Huyền Không Phi Tinh

Phương pháp luận giải theo Huyền Không Phi Tinh - Thu sơn xuất sát

Huyền Không lấy lý khí tức là tinh bàn để xét sự phù hợp của loan đầu tức là địa hình xung quanh cuộc đất cần khảo sát. Phép tắc quan trọng của Huyền Không là xét sự sinh vượng của Phi Tinh để luận về núi non, sông hồ có hợp cách hay không gọi là phép thu sơn xuất sát. Nếu sông, núi bao xung quanh nằm hợp cách thì sơn khí và thuỷ khí của nó sẽ ảnh hưởng tốt, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến gia vận.

Nguyên tắc xét đoán là nếu Hướng tinh vượng thì cần thuỷ, nếu hướng tinh suy thì cấm kỵ có thuỷ. Ngược lại với hướng tinh, sơn tinh vượng thì cần sơn và sơn tinh suy khí nếu có sơn là tối độc. Sơn tinh suy nếu có thuỷ sẽ có thể hoá giải được hung sát, Hướng tinh suy nếu có sơn cũng hoá giải được. Nếu sơn tinh và hướng tinh cùng vượng thì phương ấy cần có cả sơn cả thuỷ.

Ví dụ : Sơn Ngọ hướng Tí vận 8 lập chính hướng, tinh bàn như sau :




473
838
651

562
384
116

927
749
295




Phương Ly - Nam cả 2 sơn tinh và hướng tinh Bát Bạch đều vượng nên cần có cả sơn cả thuỷ để vượng đinh, vượng tài. Phương Khảm - Bắc cần có thuỷ, tối kỵ sơn vì sơn tinh Thất Xích thoái khí. Nếu có thuỷ sẽ rất vượng tài do hướng tinh Cửu Tử vượng khí.

Thành môn

Thành môn

Thành môn là một phương pháp hữu dụng bổ trợ cho hướng chính trong trường hợp hướng chính khí bị suy tử hoặc thoái vận. Nếu hướng chính tốt lại thêm thành môn bổ trợ thì như gấm thêu hoa. Thành môn thiết lập trên cơ sở sự tương tác phối hợp giữa các khí. Theo Đồ hình Hà Đồ - Lạc Thư, Nhất Lục là cặp số sinh thành tương ứng hai quẻ Khảm và Càn trên đồ hình hậu thiên. Sự hợp nhất này tạo thành Thuỷ Tiên Thiên trên đồ hình Tiên Thiên. Thành môn nương theo nguyên lý này mà cho rằng khí ở cung Càn có thể bổ trợ bởi khí ở cung Khảm. Do đó Khảm gọi là Thành môn chính. Ngoài ra còn bổ sung thêm 1 cung nữa giáp bên cạnh Càn là Đoài trên đồ hình hậu thiên để gọi là Thành môn phụ. Nên nhớ Thành môn chỉ có ý nghĩa khi xét nó với một cung gốc cố định (Càn trong ví dụ trên). Thành môn thường áp dụng cho cung lập hướng của nhà cửa nhưng ngoài ra có thể áp dụng cho sơn hoặc cung nào mà ta thấy cần thiết. Sau khi tìm được 2 cung Thành môn rồi phải tìm theo nguyên lý Âm Dương, Thiên Địa Nhân thuần nhất. Ví dụ trên thì Sơn Càn lập hướng chỉ chọn được Tí là thành môn chính vì cùng là Thiên Nguyên Long thuộc Âm, thành môn phụ là Dậu. Sau khi tìm được cung thành môn còn phải đưa hướng tinh hoặc sơn tinh tại cung đó vào giữa và dựa vào tính Dương hay Âm để Phi Tinh thuận hay nghịch. Kết hợp lại trên tinh bàn sẽ có 3 loại sao :

Vận tinh : Sự bài bố khí trên khí trường đồng nhất

Sơn tinh : Khí phát sinh khi lập Toạ của ngôi nhà

Hướng tinh : Khí trường phát sinh khi lập Hướng ngôi nhà

Thành môn : Khi trường phát sinh do sự phối hợp với Sơn tinh hoặc Hướng tinh.

Phối hợp 4 loại khí này để luận đoán, chế hoá, tương tác, điều chỉnh tương biến hoạ phúc. Ngoài ra còn thêm Lưu Niên Phi Tinh chiếu đến hàng năm thực chất là một loại gia giảm của Vận tinh giống như các sao lưu trong Tử Vi.

Đã là Thành môn thì đương nhiên chỉ có tác dụng phối hợp như bạn bè giúp nhau thêm sức mạnh. Do đó ta cần xem xét sao thành môn sau khi bay đến cung thành môn đó vượng hay suy, nếu vượng thì dùng suy thì bỏ. Ví dụ sơn Tốn hướng Càn vận 7

Vận bàn như sau :





6
2
4

5
7
9

1
3
8




Sơn tinh là 6, 6 nhập giữa bay thuận như sau :

5
1
3

4
6
8

9
2
7




Hướng tinh là 8, 8 nhập giữa bay thuận như sau :



7
3
5

6
8
1

2
4
9




Xét Thành môn chính là Tí, hướng tinh tại Tí là 3 nhập giữa, cung gốc Hậu Thiên Bát Quái của 3 là Mão thuộc Âm bay nghịch đến cung Khảm là 7, là vượng khí trong vận 7, vậy Tí là Thành môn chính.

Thành môn có vai trò quan trọng bởi nó hỗ trợ cho Hướng tinh hoặc Sơn tinh khi bị suy nhược. Quan trọng là phải biết xét đoán sao Thành môn với các sao đóng tại cung Thành môn về Ngũ Hành có tương sinh hay không.

Sử dụng Thành môn chủ yếu là nạp khí dựa vào loan đầu hợp cách. Phương Thành môn của hướng bắt buộc phải là minh đường sáng sủa rộng thoáng như bãi trống, công viên, nơi để xe hoặc ngã ba, ngã tư đông người. Nơi sơn cước thì đòi hỏi có sông hồ nghịch thuỷ. Nếu Thành môn của Sơn thì đòi hỏi phải có núi cao đẹp đẽ, nơi đô thị thì cần cột đèn, tháp nhọn, nhà cao tầng. Xét kỹ hơn hình thế của sơn thuỷ dựa vào đặc tính của sao Thành môn. Ví dụ như sao Lục Bạch thì cần núi hình thế cao, đỉnh vuông vắn hoặc tròn, sông hồ cần rộng thoáng.

Về lý khí xét sao Thành môn quan trọng nhất phải phối hợp có lợi cho các sao ở cung Thành môn. Nếu các sao ở hướng suy tử thì sao ở cung Thành môn phải ở thế khắc xuất hoặc sinh nhập để giảm bớt suy tử khí tránh hoạ. Nếu các sao ở Hướng là sinh vượng thì sao ở cung Thành môn phải ở thế sinh xuất hoặc khắc nhập sẽ tăng thêm phúc phần.

Ở nhà cửa cơ sở phải mở cửa chính, cửa phụ, cửa sổ đón được khí nơi Thành môn. nếu có Thành môn mà không nạp khí hoặc khí bị che chắn, bị ngoại hình xâm phạm thì coi như không có tác dụng gì. Cũng có thể dùng một phần bài trí nội thất sẽ chiêu cảm được khí từ bên ngoài vào nhưng tác dụng cũng không nhiều. Có hai loại Thành môn chính và phụ nên ưu tiên sử dụng Thành môn chính, nếu không được mới sử dụng thành môn phụ. Sử dụng được cả hai là tốt nhất. Có những địa thế địa vận đã nhập tù hoặc hình thế loan đầu bị thay đổi ở hai phương sơn hướng nhưng vẫn tốt vì có Thành môn đẹp phối hợp nên phát được về lâu dài. Đối với nhà ở đã bị nhập tù hoặc vận bị thoái khí cần chọn Thành môn phù hợp với sơn hướng, sau đó mở cửa chính cửa phụ ở phương Thành môn sẽ rất hiệu quả mà không phải thay đổi trạch vận.

Các cách cục đặc biệt

Các cách cục đặc biệt

Đối với Huyền Không có hai cách cục đặc biệt cần lưu ý đó là cách Hợp Thập và Tam Ban Quái.

- Cách hợp thập :



Khi bày bố các phi tinh sơn và hướng chúng ta gặp trường hợp mà Phi tinh của sơn hoặc Phi Tinh của hướng kết hợp với Vận tinh tạo thành tổng 10 ở tất cả các cung :



461
826
648

559
372
194

915
737
283




Ở đồ hình trên là Phi Tinh của Sơn hợp thập với Vận tinh.

Theo Huyền Không, khi hợp thập thì khí của các quẻ ở mỗi cung thông nhau. Ví dụ Nhất - Cửu hợp thập thì hai sao Nhất, Cửu thông nhau, Nhị - Bát hợp thập thì hai sao Nhị, Bát thông khí với nhau. Khi một quẻ vượng thì quẻ kia cũng vượng do khí đã liên thông. Nên cách hợp thập toàn bộ các cung trong tinh bàn liên thông và khí quẻ đều vượng, nên đây là một cách tốt có thể hoá giải những khí xấu ở các cung sơn, hướng và nếu các sao ở sơn hướng cùng vượng thì cách này chủ phát phúc nhanh chóng.

- Tam Ban Quái :

Khi các sao trong Tinh bàn kết hợp với nhau theo các nhóm tương sinh về ngũ hành như Nhị - Ngũ Bát, Tam - Lục Cửu, Nhất - Tứ - Thất. Hoặc các sao liên thông với nhau theo thế liên tiến như Nhất - Nhị - Tam, Nhị - Tam - Tứ, Tam - Tứ - Ngũ, Tứ - Ngũ - Lục, Lục - Thất – Bát, Thất – Bát - Cửu, Cửu - Nhất Nhị.

Khi các sao hợp thành Tam Ban Quái thì theo Huyền Không, những quẻ này thông khí với nhau, nên khi một quẻ vượng thì có thể khiến cho các quẻ khác cùng vượng.



Ví dụ :



Sơn Mùi Hướng Sửu vận 8 lập Chính Hướng. Cách này được vượng sơn vượng hướng, sơn tinh hợp thập nên chủ phát phúc cho toàn bàn. Hai cung sơn hướng cũng lập thành quẻ tam ban quái 2-5-8 rất tốt nên thông khí được cả 3 vận 2,5,8 phát phúc cho toàn bàn.

673
137
855

764
582
319

228
946
491


Các cách tam ban quái chia ra các cấp độ như sau :

- Tốt nhất là toàn bàn hợp thành Tam Ban Quái ở mỗi cung

- Tốt nhì là 3 cung Ly, Chấn, Càn hợp thành Tam Ban Quái gọi là Ly đả Kiếp

- Tốt ba là 3 cung Khảm, Tốn, Đoài hợp thành Tam Ban Quái gọi là Khảm đả Kiếp

- Cuối cùng là 3 cung Cấn, Trung Cung, Khôn hợp thành Tam Ban Quái gọi là Tam Ban Xảo Quái.



Phản phục ngâm :



Trường hợp sao ở 2 đầu sơn hướng là Ngũ Hoàng nhập vào trung cung bay thuận thì các sao Phi Tinh giống hệt như các sao của bản cung, trường hợp này gọi là phục ngâm bởi vì khí quẻ của bản cung giống như Phi Tinh. Theo Huyền Không cách này xấu do khí bị trùng lặp chủ tai hoạ. Trường hợp sao ở 2 đầu sơn hướng là Ngũ Hoàng nhập vào trung cung bay nghịch thì các sao Phi Tinh hợp thập với bản cung trường hợp này gọi là phản ngâm. Vì khí quẻ của bản cung khắc với Phi Tinh như Càn với Tốn, Chấn với Đoài, nên cách này rất xấu do khí quẻ tương khắc chủ tai hoạ ập đến nhanh chóng.



Ví dụ : Sơn Dậu hướng Mão vận 7 hướng tinh phạm phản ngâm.



166
521
348

257
975
793

612
439
884

Các cách sát trong Huyền Không

Các cách sát trong Huyền Không

Những người mới áp dụng Huyền Không nên lưu ý nhiều đến những cách sát, bởi do học thuật hoặc kinh nghiệm còn hạn chế dễ bị bỏ qua những cách sát gây tổn hại âm đức cho mình và cho người. Nếu đã ứng dụng theo Huyền Không thì trước hết hãy theo Huyền Không từng bước cho chuẩn, sau đó có kết hợp thêm Phong Thuỷ Bát Trạch khi kinh nghiệm đã tốt rồi. Huyền Không đặc biệt chú trọng tới việc vận dụng Lý khí sao cho phù hợp với Loan đầu vì vậy Hình – Lý là hai khái niệm bắt buộc không thể thiểu khi vận dụng Huyền Không. Người tìm hiểu Huyền Không nên tìm hiểu về Loan đầu thấu đáo trước, đặc biệt là những khảo cứu cho môi trường đô thị hiện đại bây giờ.

- Về lý khí, Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí, đôi khi ngũ hành chỉ là thứ yếu, đừng quá xét quan hệ của ngũ hành sinh khắc giữa các vận tinh, các phi tinh mà quên đi tính chất vượng suy tử của các sao. Sự vượng suy phân ra chi tiết, sao chính vận ví dụ vận 8 là Bát Bạch gọi là sao đương vận, khí nó mạnh nhất và có sức chi phối lớn, tiếp theo là sao vượng khí và sinh khí Cửu Tử, Nhất Bạch. Các sao sinh khí có sức chi phối yếu hơn nhưng cũng là cát tinh, đặc biệt trong đương vận các sao này có thể yếu nhưng sang những vận sau nó lại trở thành hữu dụng đó là trường hợp tính toán cho tương lai nhất là vận dụng trong âm phần mồ mả. Trong một cùng cặp sơn tinh và hướng tinh bước đầu phải xét xem quan hệ của sơn tinh hay hướng tinh thì cái nào là chủ cái nào là khách, sau đó xem chủ vượng hay khách vượng, nếu khách vượng khắc chủ thì là cát mà sinh nhập chủ cũng là cát. Nếu sao khách là suy tử thì luận là hung, kế tiếp mới dùng ngũ hành luận mức độ nặng nhẹ và biến tướng cụ thể của họa phúc.

- Trong tinh bàn cần luận chủ yếu sự hung sát của hai cung sơn và hướng, đó là hai cung rất quan trọng đặc biệt là trong môi trường Dương Trạch ở đô thị bây giờ. Cách cuộc vượng sơn vượng hướng thường là cát vì đảm bảo được yêu cầu này, vì hai cung sơn hướng đều có vượng tinh chiếu, nếu phối hợp với loan đầu nữa thì thật tốt. Có điều so với cách hợp thập (toàn ban có sao sơn - vận hợp 10, hoặc hướng - vận hợp 10) thì cón kém xa bởi cách hợp thập toàn ban đều vượng, khí các quẻ thông nhau, ví dụ 4, 6 là hai cung Càn, Tốn tức Thiên Môn và Địa Hộ , Càn vượng thì Tốn vượng nên chỉ cần một cung vượng toàn ban đều vượng, địa vận lại kéo dài chứ không như cách vượng sơn vượng hướng, nếu sang vận mới mà hướng tinh chuyển vào trung cung thì gọi là nhập tù như vậy phúc đã hết chuyển thành hoạ ngay.

- Nếu phạm vào cách thượng sơn hạ thuỷ tức là sao đương vận ở sơn và hướng bị đảo lộn là cách xấu nên bỏ không dùng bởi theo Huyền Không thì long thần và sơn thần bị đảo lộn phương vị chủ phá tài tổn đinh. Nếu bắt buộc dùng thì xem tinh bàn có cứu lại được cách tam ban quái hay không. Trường hợp toàn ban mà mỗi cung đều là bộ số tam ban thì rất tốt. Lúc này dù thượng sơn hạ thuỷ cũng vẫn tốt như thường bởi khí đã liên thông giữa các vận nên chuyển hung thành cát, chỉ cần xem địa hình ở hai cung toạ hướng tốt lành nữa là yên tâm dùng. Chú ý là có quẻ Tam Ban rồi để biến thành phúc phải có giải pháp thiết kế phù hợp cho mối phương vị của quẻ.

- Ngoài thượng sơn hạ thuỷ phải kiểm tra xem tinh bàn có sao nào nhập trung là 5 không, như vậy nếu Ngũ đi thuận thì phạm phục ngâm, đi nghịch phạm phản ngâm (các sao sơn hướng lặp lại sao của vận hoặc đối ngược với sao của vận) chủ khắc hãm xấu không nên dùng.

- Kiểm tra xem tinh bàn ở hướng (rất quan trọng) và ở sơn xem cát hung thế nào, tránh các sao suy tử, sao thoái khí có thể tạm dùng nhưng phải kết hợp với một vài cách tốt khác, nếu không gặp năm có sao thoái khí hoặc tử khí sinh trợ thì hoạ đến. Nếu ở hướng bị phạm phải luận là hao tài, ở sơn là tổn hại quan hệ gia đình và con cái.

- Tránh các bộ sao Lục Thất (Thương kiếm sát), Tam Thất (Xuyên Tâm Sát), Nhị Thất (Đấu Ngưu Sát) ở sơn hướng.

- Kỵ Ngũ Hoàng đại sát : Nếu Ngũ hoàng xuất hiện ở sơn hướng nên tránh vì Ngũ Hoàng là tối độc không thể xâm phạm. Duy có vận 5 Ngũ Hoàng là Chính Quan Mậu Kỷ rất tốt nếu nhập toạ hướng phát sinh phúc lớn hơn hẳn các sao khác bởi quyền lực nó lớn hơn.

- Khi động thổ phải xem có phạm năm Thái Tuế hay không ? Ví dụ năm Tí không nên toạ hướng Tí cùng lắm là Toạ không thể hướng. Nếu xét tinh bàn là cách vượng thì không sợ thái tuế, chỉ sợ hung thì thái tuế làm họa đến mau hơn. Xem thêm cả tam Sát. VD tháng, năm Thân Tí Thìn sát ở 3 phương Tỵ Ngọ Mùi nên tránh động chạm đến 3 phương này. Ngoài ra Huyền Không còn dùng cả Phi Thái Tuế, Ám Kiến (chỉ dùng cho tháng)

- Xem xét địa hình xung quanh đặc biệt sơn thuỷ phối ứng với tinh bàn. Trong đô thị thì là ngã 3 ngã tư, ao hồ, sông ngòi, gò đống, mái nhọn, nghĩa trang, các toà nhà xung quanh phối với những cung xấu trong tinh bàn xem có phạm gì không. Ví dụ một cung Càn có sao 5, 9, phương ấy lại có nghĩa trang là rất xấu bởi Ngũ Cửu là cặp sao gây hoạ lớn, gặp nghĩa trang âm khí nhiều tổn hại cho người cha già, nữ trong nhà. Nếu mở cửa phụ, cửa sổ thì càng độc hơn, từ đó có cách trấn yểm ngay kịp thời thì sẽ tránh được điều xấu.

- Theo Huyền Không, khi hướng tinh nhập tù tức là khi chuyền từ vận này sang vận khác, sao hướng tinh nhập trung cung như vậy vượng khí ở sơn hoặc ở hướng đã không còn, khí trở thành suy khí, thoái khí nên về tài vận suy giảm, hoạ đến còn tuỳ vào các sao bầy bố ở hai cung sơn hướng cũng như loan đầu ở trước nhà, sau nhà, cung thành môn phối hợp với lý khí như thế nào. Thực tế nhiều nhà tuy địa vận nhập tù nhưng vẫn phát tốt không hề bị hoạ lớn nào là do loan đầu quá tốt, phía hướng có thuỷ đến chầu tốt lành chẳng hạn thì hoá giải hết hung sát. Trường hợp nhập tù thường người ta phải bố trí khoảng giữa nhà, trung cung rộng thoáng có thuỷ (hoặc làm giếng trời đối với nhà đô thị) để làm vượng sao nhập tù, khi đó lệnh tinh không nhập tù nữa mà ban phúc cho toàn bàn giảm thiểu được tác hại của việc nhập tù. Trường hợp nhà chật cũng nên bày bố thuỷ cục ở trung cung để hoá giải.

Luận Phi Tinh

Luận Phi Tinh - Nhất Bạch

Sau khi đã có sơ đồ phi tinh, tiến hành luận đoán tốt xấu để có phương án bài trí cho phù hợp. Hai cung quan trọng nhất đó là toạ và hướng, bởi hướng là nơi nạp Thiên khí vào nhà chủ quản hoạ phúc. Toạ là nơi nạp Địa khí chủ về nhân đinh, hậu vận. Mỗi cung toạ và hướng có các Phi Tinh Sơn và Hướng, căn cứ vào Sơn Tinh và Hướng Tinh kết hợp để luận đoán tốt xấu. Sau đây luận các cách kết hợp của Sơn Tinh và Hướng Tinh.

1. Nhất Bạch :

- 11 : Đào hoa, vượng ứng với quan tinh, chủ văn xương, độc thư, thông minh, văn tài xuất chúng. Suy ứng với tai máu thận suy, di tinh tiết huyết, dâm đãng, xảy thai, bất đắc chí.

- 12 : Dễ mắc bệnh dạ dày, ruột, bệnh thận, tai máu, nữ mắc phụ khoa, đẻ non, sảy thai. Trung nam không thuận phải ly tổ bôn ba, quan lộc bị xâm hại.

- 13 : Tranh chấp, quan phi, đạo tặc, phá tài

- 14 : Ra ngoài có lợi, dễ thăng chức, văn chương phát quý nổi danh, tài vượng, phụ nữ sang quý. Nếu suy sinh dâm đãng.

- 15 : Tổn hại nhân đinh, dễ mắc bệnh thận, tai máu, trung nam bị tổn hại.

- 16 : Phú quý cát lợi, văn tài thông minh, hãm thì dâm loạn

- 17 : Đào hoa, ra ngoài cát lợi. Nếu hãm thì thương tích, thị phi, tham luyến tửu sắc.

- 18 : Phạm bệnh tật tai máu, trung nam bất lợi tha hương lưu lạc.

- 19 : Thuỷ hoả không dung, phạm bệnh tật mắt, tinh thần, trước tốt sau xấu.



Luận Phi Tinh - Nhị Hắc

- 21 : Nữ bệnh phụ khoa, tràng vị, nam mắc bệnh tai máu thận, trung nam tổn hại.

- 22 : Bệnh tật, nữ bệnh phụ khoa, nam mắc bệnh đường ruột. Đắc vận thì giàu có.

- 23 : Cách Đấu Ngưu sát chủ quan phi, kiện tụng, khẩu thiệt. Mẹ già tổn hại.

- 24 : Bất hoà, bệnh phong hàn, khẩu thiệt, kiện tụng, sinh nở khó, hại mẹ già.

- 25 : Tổn thất nhân đinh, cô quả, mẹ nhiều bệnh.

- 26 : Đất đai vượng phát, tăng tài, buôn bán phát đạt.

- 27 : Tiến tài, nhiều hỷ sự, nếu hãm phạm đào hoa, khẩu thiệt, tán tài.

- 28 : Cách hợp thập chủ cát lợi, dễ đi xa

- 29 : Sinh đẻ nhiều, nếu vượng chủ văn tài, thất vận phòng bệnh tật, sinh người ngu đần.



Luận Phi Tinh - Tam Bích

- 31 : Thị phi khẩu thiệt tranh đấu phá tài. Nếu đắc lệnh thì phát quý.

- 32 : Cách Đấu Ngưu sát chủ thị phi tranh đấu đạo tặc, hại mẹ già, bệnh đường ruột.

- 33 : Quan phi, thị phi, đạo tặc, đắc lệnh thì phú quý.

- 34 : Đào hoa, kiếp tặc hại cho nữ. Đắc lệnh văn tài phú quý nổi danh.

- 35 : Hại tì vị, chủ nhân bất an, hại cho trưởng nam.

- 36 : Trưởng nam bất lợi, quan phi, thương tích chân tay, đắc lệnh thì quyền uy, phát văn tài.

- 37 : Phá tài, kiếp đạo, dâm đãng, hại trưởng nam

- 38 : Bất lợi nhiều bệnh tật, phá tài, tuyệt hậu

- 39 : Thông minh tiến tài, sinh quý tử



Luận Phi Tinh - Tứ Lục

- 41 : Đào hoa dâm đãng, nếu sinh vượng thì xuất ngoại thành danh, văn tài xuất chúng

- 42 : Bệnh tật tỳ vị, hại mẹ già.

- 43: Dâm loạn, đạo tặc, hại thiếu nữ

- 44 : Đào hoa, ly tổ, sinh vượng thì có quý nhân phù trợ, văn tài thành danh.

- 45 : Nhiều bệnh tốn tài. Sinh vượng thì nhà cửa hưng vượng

- 46 : Trước lành sau xấu, khó sinh, bất lợi trưởng nữ

- 47 : Cô qủa bất hoà, nạn đao thương thổ huyết, hại trưởng nữ. Sinh vượng thì xuất hiện giai nhân tài sắc

- 48 : Tổn tài, hại thiếu nam, bệnh phong tật thấp khớp, đào hoa. Tốt lành tiến tài, lợi điền sản.

- 49 : Sinh quả phụ, đào hoa. Sinh vượng thì Mộc Hoả thông minh, xuất hiện danh sĩ.


Luận Phi Tinh - Ngũ Hoàng

- 51 : Tổn nhân đinh, hại trung nam nhiều bệnh tật, bệnh tai máu thận.

- 52 : Sinh cô quả phụ, nhiều bệnh, bệnh tỳ vị.

- 53 : Hại trưởng nam, phá tài, nhiều bệnh tật

- 54 : Phá tài, hại nhân khẩu, bệnh tật

- 55 : Rất xấu chủ bệnh tật, hao người tốn của

- 56 : Nếu sinh vượng thì rất tốt

- 57 : Bệnh tật, kiếp đạo, đắc thì tiến tài nhiều hỷ sự

- 58 : Bất lợi thiếu nam, đắc thì cát chủ hoạnh phát tài

- 59: Sinh nở khó, bệnh tật, thương vong, ăn chơi phá tài


Luận Phi Tinh - Lục Bạch

- 61 : Đào hoa dâm loạn, sinh nở khó. Đắc thì quan lộc hanh thông

- 62 : Bệnh tật, phụ khoa, tổn tài

- 63 : Tai nạn, bất an, hại trưởng nam

- 64 : Ly tán, tai nạn, bất an, hại trưởng nữ

- 65 : Bệnh tinh thần, đắc thì phát tài

- 66 : Hại trưởng nam, người già, đắc thì quan vận tốt, quyền hành, văn tài xuất hiện.

- 67 : Đao kiếm sát phạm đao thương, tổn tài, thị phi quan tụng

- 68 : Đại cát nhiều hỷ sự, lợi quan lộc

- 69 : Bệnh phế huyết hoả tai, hại cho cha già



Luận Phi Tinh - Thất Xích

- 71 : Kim thuỷ đa tình đào hoa, ly hương xuất ngoại, tổn hại lục súc

- 72 : Khẩu thiệt thị phi hoả tai. đắc vận thì hợp thành Hoả tiên thiên lợi nhị hắc nên phát tài.

- 73 : Thương trưởng nam, bội nghĩa, thị phi, bệnh tật, quan phi

- 74 : Hại trưởng nữ, đao thương, bệnh thần kinh

- 75 : Nhiều bệnh bất an, tửu sắc phá tài

- 76 : Đao kiếm sát, tổn tài, sinh nhiều nữ

- 77 : Tổn tài, thị phi. Sinh vượng thì hỷ sự phát tài, sinh nhiều nữ

- 78 : Cầu tài danh đều lợi, nam nữ đa tình

- 79 : Tai nạn bệnh tâm khí, hại cho nữ nhỏ


Luận Phi Tinh - Bát Bạch

- 81 : Hại trung nam, bệnh tai máu thận

- 82 : Bệnh tật, hại mẹ già, thiếu niên lao khổ, sinh vượng thì phát tài chủ tốt

- 83 : Bất lợi, ly hôn, hại thiếu nam

- 84 : Cô quả, khó sinh nở, hại thiếu nam

- 85 : Bệnh tật, tai nạn, hại thiếu nam

- 86 : Văn tài, thông minh cát lợi, sinh quý tử

- 87 : Sinh vượng thì tốt cho thiếu nam, thiếu nữ, tài lộc vượng

- 88 : Đại cát, sinh nhiều con trai

- 89 : Đinh tài đều vượng nhiều hỷ sự


Luận Phi Tinh - Cửu Tử

Huyền Không

- 91 : Cách Thuỷ Hoả Ký Tế lợi văn chương, có nhiều danh vọng, công danh tốt.

- 92 : Phạm bệnh tật, bệnh mắt, phụ khoa

- 93 : Quan phi khẩu thiệt. Nếu sinh vượng sinh văn sĩ

- 94 : Đào hoa, hao tài

- 95 : Nhiều bệnh tật, hoả tai

- 96 : Sinh bệnh tật, bệnh não, thổ huyết, quan hình

- 97 : Phá tại, hại thiếu nữ, quan phi khẩu thiệt

- 98 : Cát lành hỷ sự

- 99 : Bệnh mắt bệnh thần kinh, sinh vượng thì tốt

Chú ý : Luận phải lấy vượng làm chính, lấy suy làm ngược lại, vượng tinh thì tốt chủ cát lành, suy tinh thì chủ hung bại. Vượng tinh cần được sinh phù, suy tinh cần thu sơn xuất sát.

Những cửa chính, cửa phụ được cát tinh sinh vượng chiếu nên sinh hoạt, đi lại nhiều hoặc mở cửa sổ lớn để đón khí. Trường hợp bị hung tinh suy tử chiếu thì cần có cách thức trấn yểm, hoá giải phù hợp, tốt nhất là hạn chế đi lại hoặc mở cửa ở phương khác tốt hơn.

Sắp xếp các phòng

Sắp xếp các phòng và đồ đạc theo sự tốt xấu của các cung trong tinh bàn

Sau khi có sơ đồ Phi Tinh tiến hành phân tích 8 cung xung quanh nhà và trung cung xem tốt hay xấu để có phương án bài trí phù hợp. Phải kết hợp giữa Phi Tinh Huyền Không và các sao Bát Trạch.Một yếu tố là Nhân, một yếu tố là Thiên, Địa. Nếu được cả 3 yếu tố là rất tốt, nếu 3 yếu tố cùng xấu thì phải luận là rất xấu. Phải chú ý đến quy luật tương tác ngũ hành giữa các sao để tăng giảm thêm bớt cho phù hợp.

Ví dụ : cung Ngũ Quỷ của Bát Trạch có Phi Tinh Nhất Bạch chiếu, không luận là xấu bởi khí tốt của sao Nhất Bạch Thuỷ Tinh khắc sao Ngũ Quỷ thành cách Thuỷ Hoả Ký Tế chủ vượng tài, đây là một trong những thủ pháp để sắp xếp Thuỷ Cục ở cung này (bể cá, hồ nước nhân tạo, Phong Thuỷ Luân) để vượng tài gọi là phép Ngũ Quỷ Vận Tài.

Trước hết phải xem xét phòng khách bởi phòng khách là Tiểu Thái Cực của căn nhà, đối với văn phòng thì đó là phòng Giám Đốc. Phòng khách là nơi nạp khí ngay sau khi khí tiến vào cửa nhà. Phòng khách cũng là nơi sinh hoạt nhiều nhất, nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại nên vị trí của nó phải đặt lên hàng đầu. Phải chọn lựa trong Tinh bàn cung được những sao tốt của Bát Trạch và Phi Tinh củng chiếu hợp cách, tránh những cung Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ lại gặp những Phi Tinh như Nhị, Ngũ chiếu vào sẽ vô xùng xấu, ảnh hưởng đến toàn bộ căn nhà.

Sau đó xem xét đến phòng ngủ của chủ nhà phải ở phương vị tốt, có các cát tinh chiếu, phương vị phối với Mệnh Quái của chủ nhà được Đông Tây hợp vị, Chủ nhà Đông Tứ Mệnh nên ở phòng Đông Tứ Mệnh, Tây Tứ Mệnh nên ở phòng Tây Tứ Mệnh. Sau khi sắp xếp phòng cho chủ nhà thì có thể sắp xếp cho các thành viên còn lại trong gia đình theo cách tương tự.

Những cung xấu nên đặt khu phụ như nhà vệ sinh, nhà tắm, vườn hoa, nhà kho, phòng ngủ phụ,...bởi những công trình phụ này ít sinh hoạt, lại có tác dụng hoá giải hiệu quả khí xấu. Đặc biệt là nhà vệ sinh nên đặt ở phương hung. Tuy nhiên cũng lưu ý cần tránh những cung có các sao Nhị, Ngũ vì những sao này tối độc, nếu đặt thêm nhà vệ sinh nơi uế khí thoát ra thì các sao này sẽ càng phát huy tác hại mạnh hơn gây nên tổn thất.


Bếp phải đặt ở phương vị tốt vì bếp chủ tài lộc, đặc biệt tránh các sao Nhị, Thất hợp thành Hoả Tiên Thiên dễ sinh hoả tai. Tránh sao Nhị, Ngũ chủ phá tài bệnh tật. Nên có các cát tinh vượng khí như Bát Bạch, Cửu Tử phối chiếu.


Nơi thờ cúng cũng rất quan trọng nên cần phải đặt ở cung tốt, cần được các cát tinh như Bát Bạch, Nhất Bạch chiếu sẽ mang lại âm đức tốt cho cả gia đình, tránh được nhiều tai hoạ. Sau khi sắp xếp các phòng, tiến hành sắp xếp đồ đạc chi tiết cho từng phòng. Đồ đạc cũng chia ra theo tính chất Âm Dương, Ngũ Hành phù hợp. Những đồ Dương tính như Ti Vi, Loa Đài nên đặt phương tốt, tránh phương hung. Những đồ Âm tính như tủ, bàn ghế nên đặt phương xấu, cần tĩnh. Ngũ Hành đồ đạc cũng có tác dụng hoá giải hoặc tăng cường tác dụng của sao phải hết sức chú ý.

Luận về toạ không

Luận về toạ không triều mãn trong Huyền Không Phong Thuỷ

Thuật Huyền Không luôn lấy vượng sơn vượng hướng làm cách cục cơ bản, tối kỵ thượng sơn hạ thuỷ. Phi tinh nếu phi thuận thì ứng với cách vượng sơn vượng hướng tức là vượng tinh toạ ở hai đầu sơn và hướng. Ngược lại nếu vượng tinh phi nghịch thì ứng với cách thượng sơn hạ thuỷ.

Cách vượng sơn vượng hướng là tốt với điều kiện huyệt cần được cách toạ thật triều hư, tức là tựa sơn hướng thuỷ, phía sau có núi cao che chắn, phía trước minh đường rộng thoáng hoặc có sông, hồ, thuỷ tụ. Cách toạ thật triều hư ứng với cách vượng sơn vượng hướng bởi vượng tinh ở sơn cần có sơn để vượng đinh, vượng tinh ở hướng cần có thuỷ để vượng tài.

Đối với cách thượng sơn hạ thuỷ nói chung là xấu vì sơn tinh toạ ở hướng và hướng tinh toạ ở sơn, để sử dụng cần có cách toạ không triều mãn, tức là phía sau huyệt cần rộng thoáng có thuỷ, phía trước có sơn tinh án ngữ. Đối với cách toạ thật triều hư, thiên khí được nạp vào ở hướng nên cần có minh đường rộng thoáng có thuỷ đón lấy dương khí, địa khí nạp vào phía sau, cần có sơn tinh thu nạp âm khí. Ngược với cách này, cách toạ không triều mãn lấy thiên khí phía sau và nhận địa khí phía trước huyệt.
Phải quán xét sự lưu chuyển của khí, phối hợp để luận cho huyệt và dương trạch, lý khí cần đồng nhất, thu được khí tốt từng vận và tụ khí ở huyệt.

- Xem xét tường vây, ví dụ phương nam có tương cao sẽ không thu được ly khí, gió ở khảm đến sẽ bị cản tạo thành khảm khí.
- Xem xét đường đi, đường đi để dẫn khí, nếu thông thoàng uốn lượn sẽ dẫn khí tốt, nếu bị hẹp, gấp khúc khí sẽ không thể lưu thông.
- Cao thấp đồng nhất, nếu trước mặt có núi quá cao che chắn khí không thể vận động luận là hung, nếu xa xa có núi cao che chắn luận là cát vì khí được hội tụ.
- Hình dáng cát lành, nếu hình dáng núi non nhà cửa vuông tròn đẹp đẽ khí sẽ luận là cát khí, nếu hình dáng nhọn hẹp, quái dị tất dẫn sát khí đến.

Chung quy luận khí cốt ở tâm linh cảm ứng bén nhạy bởi hỉnh cục thiên biến vạn hoá rất nhiều nên phần tâm linh là vô cùng quan trọng.

Hai chữ Huyền Không - 玄空

Hai chữ Huyền Không - 玄空

Huyền là Thời gian, ý nghĩa là Thiên - Trời, là Tâm, ứng với Nhất. Không là không gian, ý nghĩa là Hư Không, ứng với hình thế, ứng với Cửu. Nhất Cửu hợp lại, Huyền Không chính là lý luận cơ bản tương hợp hai chiều Không - Thời gian, bản chất của nó là phương pháp tuyển trạch sao cho sự phối hợp hoàn hảo hình thế loan đầu hợp cách với thời gian cát lợi. Đó là lý thuyết rất thích hợp bài bố cho long, sa, thuỷ, huyệt. Huyền Không đã ra đời từ rất lâu, huyền bí, mỗi thời đại lại do một kỳ nhân phát triển theo lối riêng của mình như đời Đường Dương Cứu Bần, đời Tống Lại Bố Y, đời minh là Tưởng Đại Hồng, đời Thanh là Chương Trọng Sơn. Nội dung môn Huyền Không đều là bí truyền , chân truyền qua các đời không mấy khi tiết lộ ra ngoài. Ứng dụng môn huyền không vô cùng hiệu quả, thuỷ pháp ứng dụng như thần, bí quyết về hình thế núi non ngoại cục, thuỷ đến thuỷ đi bên trong nội cục phân bố như thế nào. Có thể biết gia trạch thịnh hay suy, tính cách con người bên trong nhà, xem phát hay bại thịnh hay suy, tiện hay quý, bệnh tật phát sinh như thế nào. Huyền Không kết hợp quán xét cả hai phương diện hình lý, kết hợp với nhãn tâm xem xét bố cục sẽ đạt được mức độ hoàn hảo lý khí, hình thế và tâm khí. Phong Thuỷ có vai trò chi phối rất to lớn nhưng ngoài ra cũng phải kể đến nỗ lực của cá nhân con người sinh sống. Kết hợp phúc đức của Phong Thuỷ kết hợp với nỗ lực hậu thiên của con người thì cái đích tối trọng sẽ đạt được.

Huyền Không dùng phi tinh đo lường quy luật vận động của thời gian, từ nhất bạch đến cửu tử phối hợp trên tinh bàn để dựa vào ngoại hình luận đoán cát hung, đó là con đường chính của Huyền Không. Môn này còn được gọi với khái niệm phi tinh kham dư. Kham có nghĩa là cửa chính, cửa phụ, đường đi vào nhà thông gió thông khí, nơi con người sinh hoạt vận động ấy gọi là kham. Dư là tường vây cửa kín, khí không thông, gió không vận chuyển, con người không vận động ấy gọi là dư. Kham thực chất là quán xét không gian, nơi gió khí vận động, dư là sự quán xét nơi thực địa có địa hình nhà cửa, đường xá tường ốc các công trình cụ thể. Phối hợp lại để biết âm dương thịnh suy phán đoán hoạ phúc.

Bát Trạch - Dương Trạch lập cực yếu quyết

Bát Trạch - Dương Trạch lập cực yếu quyết

Để phân định cát hung cho dương trạch, điều rất quan trọng là phải phân hoạch lập cực ra 8 cung chi phối toàn bộ dương trạch, trên cơ sở lý khí để vận dụng phân định cát hung cho từng cung. Dương trạch được chia ra đại thái cực và tiểu thái cực. Đại thái cực bao gồm toàn bộ cảnh quan cũng như diện tích xây dựng nhà cửa. Tiểu thái cực chỉ bao hàm phần nhà được xây dựng, hoặc nếu có nhiều căn nhà thì là gian nhà chính nơi chủ nhà ở.

- Ngoại cục : Phân định toàn bộ quang cảnh chu vi xung quanh để phân định cát hung cho ngoại cục, gọi là xét đại thái cực.

- Trước hết lập cung của đại thái cực nơi nhà xây dựng, sau đó tiến hành khảo sát tiểu thái cực tức bao hàm nhà chính, các phòng, cửa chính...

- An cửa chính : Lập đại thái cực ở phương cát, ở cổng chính hạ la bàn tìm phương cát của đại thái cực, đặt cửa chính của tiểu thái cực ở phương cát.

- Hạ la bàn ở trung tâm của đại thái cực, xem phương cát đặt nơi phóng thuỷ

- Đặt la bàn ở trung tâm của tiểu thái cực, xét các phương tốt đặt phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phương hung an bếp, nhà xí,...

- Trước hết phân hoạch 8 cung an các vị trí cần thiết theo cát phương, sau đó an các vị trí theo cát hướng, chủ yếu là cửa chính, phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng thờ.

- Phân định các vị trí, các phòng, các bộ phận của căn nhà theo đông tây trạch, người đông tứ trạch nên ở phương hướng đông tứ trạch, người tây tứ trạch nên ở phương hướng tây tứ trạch. Điều này tính toán thấu đáo cho cả đại thái cực và tiểu thái cực.

Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ

Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ

Nội dung cơ bản của thuyết Bát Trạch là việc phối hợp mệnh của từng người với các phương vị để luận đoán tốt xấu cho nhà ở. Trước hết chúng ta cần xác đinh mệnh cung của chủ nhà, nếu nhà có cả nam và nữ giới thì phải xác định theo tuổi nam giới, nếu nhà chỉ có nữ thì khi đó mới lấy mệnh nữ làm chủ nhà. Lưu ý là cần xác định mệnh cung theo tuổi Âm Lịch, vì có nhiều người năm sinh Dương lịch và Âm lịch khác nhau. Thường trước ngày 6/2 năm Dương lịch thì tuổi Âm lịch vẫn thuộc năm cũ.

Sau khi xác định được mệnh cung cần xác định được hướng của căn nhà
Căn nhà có thể có hướng cửa chính trùng với hướng nhà, trong thực tế, nhiều nhà có hướng cửa chính không trùng với hướng nhà
Căn cứ theo phương vị của Bát Quái theo Hậu Thiên Bát Quái ta xác định được Quẻ Hướng. Để tiện tra cứu, quý vị dùng bảng sau đây :



Phương hướng Quẻ
Bắc Khảm
Tây Bắc Càn
Tây Đoài
Tây Nam Khôn
Nam Ly
Đông Nam Tốn
Đông Chấn
Đông Bắc Cấn



Sau khi xác định được mệnh cung của gia chủ và hướng nhà, hướng cửa thì dùng phép Bát Trạch phối hợp giữa mệnh cung chủ nhà với Toạ hoặc hướng nhà (thực tế người ta thường chỉ xác định hướng nhà rồi phối với mệnh cung của chủ nhà do việc xác định toạ của nhà tương đối khó khăn) tạo thành 1 trong 8 sao sau đây sắp xếp theo thứ tự từ tốt nhất đến xấu nhất :

1. Tham Lang thuộc Mộc - Sinh Khí
Phối hợp mệnh cung và hướng :
Càn với Đoài
Khảm với Tốn
Cấn với Khôn
Chấn với Ly
Tốt chủ phú quý, giàu sang, an khang thịnh vượng

2. Cự Môn thuộc Thổ - Thiên Y
Càn với Cấn
Khảm với Chấn
Tốn với Ly
Khôn với Đoài
Tốt chủ phúc lộc, giàu sang, con cháu thông minh hiếu thảo

3. Vũ Khúc thuộc Kim - Phúc Đức
Càn với Khôn
Khảm với Ly
Cấn với Đoài
Chấn với Tốn
Tốt chủ phúc lộc, gia đạo an khang thịnh vượng

4. Phụ Bật thuộc Thuỷ - Phục Vị
Càn với Càn
Đoài với Đoài
Ly với Ly
Chấn với Chấn
Tốn với Tốn
Khảm với Khảm
Cấn với Cấn
Khôn với Khôn
Tốt chủ yên ổn, an khang thịnh vượng

5. Lộc Tồn thuộc Thổ - Hoạ Hại
Càn với Tốn
Khảm với Đoài
Cấn với Ly
Chấn với Khôn
Xấu chủ bệnh tật, bất hoà, gia đạo suy bại

6. Văn Khúc thuộc Thuỷ - Lục Sát
Càn với Khảm
Cấn với Chấn
Tốn với Đoài
Ly với Khôn
Xấu chủ kiện tụng, thị phi, gia đạo bất hoà

7. Phá Quân thuộc Kim - Tuyệt Mệnh
Càn với Ly
Khảm với Khôn
Cấn với Tốn
Chấn với Đoài
Xấu chủ bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại

8. Liêm Trinh thuộc Hoả - Ngũ Quỷ
Càn với Chấn
Khảm với Cấn
Ly với Đoài
Khôn với Tốn
Rất xấu, chủ bệnh tật, suy bại, con cái phá tán sản nghiệp

Nếu sự phối hợp giữa bản mệnh chủ nhà và Toạ của nhà không tốt thì có thể dùng hướng của chính phối với mệnh cung chủ nhà được sao tốt để bổ cứu.
Ví dụ : Người chủ nhà nam sinh năm 1955 - Ất Mùi, tra bảng mệnh cung ta thấy mệnh cung người này là Ly.
Nếu nhà Toạ Bắc hướng Nam, tức Khảm Trạch (Phương Bắc là Khảm) thì phối Ly với Khảm ta được sao Vũ Khúc tức là được Sinh Khí rất tốt. Nếu hướng cửa chính là Nam tức là Ly (Phương Nam là Ly) thì phối hướng cửa với mệnh cung là Ly với Ly ta được Phục Vị cũng tốt.
Ngoài việc phối hướng được sao tốt, cần phải xét đoán đến sự sinh khắc Ngũ Hành giữa Sao và Cung. Cũng trong ví dụ trên, chủ nhà mệnh Ly ở nhà Khảm Trạch được sao Tham Lang tốt. Sao Tham Lang thuộc Mộc ở cung Khảm thuộc Thuỷ nên được Cung sinh trợ nên đã tốt lại càng tốt hơn.

Ví dụ khác : Chủ nhà mệnh cung là Càn, ở nhà hướng Chính Tây tức là hướng Đoài. Phối hợp mệnh cung với hướng nhà ta được sao Tham Lang tức Sinh Khí thuộc Mộc. Nhưng sao này lại nằm ở cung Đoài thuộc Kim nên bị Cung khắc. Vì vậy, trong cái tốt lại ẩn chứa cái xấu và quá trình sinh sống sẽ ngày càng giảm sự tốt đẹp

Hướng cửa chính :

Hướng cửa chính của căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất, nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà. Nếu hướng cửa đặt ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng. Nếu phạm phải hướng xấu sẽ thu nạp hung khí gây tổn hại cho sự thành công của gia đình. Vì vậy, hướng của chính đặt phải đặt ở hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị).

Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1968 - Mậu Thân. Ở nhà cửa chính hướng Đông Nam cửa chính hướng Bắc. Công việc nhiều bế tắc cản trở, hay bị ốm đau. Tra bảng trên ta thấy mệnh cung chủ nhà là Khôn, kết hợp với hướng cửa chính Bắc là Khảm phạm phải Tuyệt Mệnh nên rất xấu. Sau khi xem xét đổi hướng cửa chính thành hướng Tây Bắc - Càn được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó một thời gian được thăng chức, mọi sự hanh thông.

Hướng bàn thờ :

Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà còn theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.

Tác dụng của hướng bàn thờ bạn đọc có thể tự chiêm nghiệm, song theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì tác động của nó tương đối rõ rệt. Chỉ sau khi áp dụng trong vòng từ 3 đến 4 tuần là có thể ứng nghiệm.
Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng Tây thì bàn thờ là hướng Đông.
Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị)

Ví dụ : Chủ nhà nam sinh năm 1954 - Giáp Ngọ, lập bàn thờ trong nhà hướng Tây Bắc. Trong vài năm gần đây, tuy rất tài giỏi song không được thăng chức, quan vận bế tắc. Tra bảng ta thấy tuổi này mệnh cung Khảm, hướng bàn thờ là hướng Tây Bắc tức là cung Càn. Phối hợp Khảm với Cần thì phạm Lục Sát xấu. Sau khi xem xét đổi hướng bàn thờ về hướng Chính Nam là cung Ly được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó 3 tuần có tin vui được thăng chức.

Hướng bếp :

Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tật cũng từ bếp mà ra. Ngày xưa, khi con người dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì bếp được coi là nguồn tài lộc. Vì vậy, việc đặt bếp là vô cùng quan trọng, nó chi phối nguồn tài lộc của cả gia đình cũng như bệnh tật.

Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu.

Ví dụ : Người đứng nấu quay về hướng Tây Nam thì hướng bếp chính là hướng Đông Bắc.

Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong Phong Thuỷ. Nếu nhà có nhà bếp riêng biệt và tương đối rộng thì vị trí của bếp được xác định trong phạm vi của nhà bếp. Nếu nhà hẹp và không có nhà bếp riêng thì vị trí của bếp được xác định theo toàn bộ diện tích căn nhà. Để xác định chính xác vị trí của bếp cần xác định trước tâm nhà bếp hoặc tâm nhà sau đó xác định cung đặt bếp.

- Mệnh Cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc hoặc Toạ Đông, hướng Tây.
- Mệnh cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn đặt bếp Toạ Tây hướng Đông hoặc Toạ Tây Bắc hướng Đông Nam

Hướng giường ngủ :

Ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng. Có đến hơn 1/3 thời gian sống của con người dành cho việc ngủ. Ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và thu nạp sinh khí cần thiết cho quá trình tái vận động. Theo quan niệm Phong Thuỷ thì ngủ là lúc tiếp nạp sinh khí nhiều nhất. Chính vì vậy, cần xác định hướng giường ngủ cho hợp lý để tăng sự may mắn và sức khoẻ cho bản mệnh mỗi người. Nếu hướng giường không tốt sẽ tổn hại đến thần kinh và sức khoẻ, dễ mang lại rủi ro và bệnh tật. Hướng giường ngủ được xác định riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình.

Nguyên tắc là phối giữa mệnh cung của người nằm với hướng giường để được các sao tốt Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Phúc Đức.
Hướng giường được xác định là hướng từ đầu giường đến cuối giường.

Quý vị áp dụng quy tắc tra cứu như hướng của chính cho mỗi người trong gia đình.
Ví dụ : Người nam sinh năm 1977 - Đinh Tỵ , mệnh cung Khôn thì nên đặt hướng giường Tây Bắc hoặc Chính Tây.

Hướng nhà vệ sinh :

Nhà vệ sinh là nơi thải các uế khí của căn nhà ra bên ngoài. Nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí nhất, vì vậy một nguyên tắc là nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm của căn nhà.
Nhà vệ sinh phải toạ ở các vị trí phối với mệnh cung là xấu : Ngũ Quỷ,Tuyệt Mệnh, Hoạ Hại, Lục Sát .

Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1977 – Đinh Tỵ, mệnh cung là Khôn, thì phải đặt nhà vệ sinh ở vị trí góc phía Bắc hoặc phía Đông. Vì phia Bắc là Khảm phối với Khôn là Tuyệt Mệnh, phía Đông là Chấn phối với Khôn là Hoạ Hại.

Liệt kê 16 điều cấm kỵ

Liệt kê 16 điều cấm kỵ xấu nhất khi lập phương vị cổng chính, cửa chính cho căn nhà

1. Khảm Trạch mở vào cung Càn hoặc Càn Trạch mở vào cung Khảm phạm vào Lục Sát : Chủ nam nữ dâm loạn, thanh gia không tốt, chủ đạo tặc, tai nạn thai sản.

2. Chấn Trạch mở vào cung Càn hoặc Càn Trạch mở vào cung Chấn phạm Ngũ Quỷ, sao Ngũ Quỷ thuộc Hoả sinh cung Chấn - Mộc nên càng xấu hơn. Càn Kim khắc Chấn Mộc chủ thương tử, hại cho cha già, chủ hoả tai, đạo tặc, quan quỉ lao ngục, cha con bất hoà.

3. Càn Trạch mở vào Tốn cung, hoặc Tốn Trạch mở vào Càn cung phạm Hoạ Hại. Càn Kim khắc Tốn Mộc hại cho trưởng nữ, chủ tai nạn thai sản, nam sinh bệnh tật, huynh đệ bất hoà. Sao Hoạ Hại - Lộc Tồn thuộc Thổ sinh cho Kim Cung nên có tiền nhưng dễ mắc bệnh tật, tai hoạ.

4. Càn Trạch mở vào Ly cung hoặc Ly Trạch mở vào Càn cung phạm Tuyệt Mệnh. Ly - Hoả khắc Càn – Kim, sao cung lại tương khắc chủ hại cho cha già, thiếu phụ gặp tai ương, hoả hoạn đạo tặc, phá gia tuyệt tự.

5. Khảm Trạch mở vào Cấn cung hoặc Cấn Trạch mở vào Khảm cung phạm Ngũ Quỷ. Thủy Thổ tương khắc, chủ tai hoạ, tà ma xâm hại, tự tử, hoả tai, quan trường bất lợi, nam tử bất hiếu, hại cho trung nam dễ tự tử, yểu vong, xuất hiện quả phụ.

6. Khảm Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Khảm cung phạm Tuyệt Mệnh. Mẫu khắc tử, chủ trung nam bất hoà, phụ nữ sinh khó, sảy thai, bại tài, quan phi khẩu thiệt, mắc bệnh tì vị, Âm vượng Dương suy tôi tớ sẽ nắm quyền trong nhà.

7. Khảm Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trach mở vào Khảm cung là phạm vào Hoạ Hại : sao khắc cung chủ trung nam bất lợi, quan phi khẩu thiệt, nữ dễ mắc sản nạn. Ngoại cung Đoài Kim sinh nội cung Khảm thuộc Thuỷ nên tử tôn tuy giàu có nhưng dễ mắc bệnh hoặc tàn tật cuối đời.

8. Cấn Trạch mở vào Chấn cung hoặc Chấn Trạch mở vào Cấn cung là phạm Lục Sát. Cấn - Thổ khắc Lục Sát - Thuỷ, nữ bị sản nạn, thiếu nam thiểu vong, nhân khẩu ít, bệnh tật ôn dịch hoành hành.

9. Cấn Trạch mở vào Tốn cung hoặc Tốn Trạch mở vào Cấn cung là phạm vào Tuyệt Mệnh. Mộc Thổ tương khắc, cung mở cổng cửa khắc cung toạ nên sẽ bất lợi cho thiếu nam, phụ nữ đoạ thai bệnh tật, phá tài, chủ nhân sinh chơi bời, phá bại.

10. Cấn Trạch mở vào Ly cung hoặc Ly Trạch mở vào Cấn cung là phạm vào Hoạ Hại. Sao và cung tuy tương sinh, nội cung sinh ngoại cung chủ cha con bất hoà, dâm loạn.

11. Chấn Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Chấn cung nên phạm vào Hoạ Hại chủ dâm loạn, cung tương khắc cung, tổn tiền bạc, nhân đinh suy thoái.

12. Chấn Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trạch mở vào Chấn cung là phạm Tuyệt Mệnh, còn gọi là hai phương Long Hổ, Kim Mộc giao chiến, hại cho trưởng nam, trưởng nữ, quan phi đạo tặc xảy ra do sao và cung tương khắc.

13. Tốn Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Tốn cung phạm vào Ngũ Quỷ. Cung khắc cung cha mẹ nhiều tai hoạ, sản nạn, hoả tai, nữ nhân nắm quyền do Âm thịnh Dương suy.

14. Tốn Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trạch mở vào Tốn cung là phạm vào Lục Sát. Cung khắc cung hại cho trưởng nam, con cháu điên loạn, phá bại, dâm loạn.

15. Ly Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Ly cung phạm Lục Sát. Cung khắc sao, Thủy Hoả Thổ tương khắc hỗn chiến nên tán tài, hại gia súc, đoạ thai, gia đình nội loạn.

16. Ly Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trạch mở vào Ly cung phạm Ngũ Quỷ. Sao cung tương khắc, hại cho nữ nhân, cha mẹ ly biệt, tán tài, bệnh tật.

Các trường phái Phong Thuỷ

Các trường phái Phong Thuỷ

Sơ lược các phái Phong Thuỷ

- Về loan đầu tức hình thế, phái hình thế tiên phong bởi ông tổ của phái này là Phong Thủy tổ sư Quách Phác người khởi sự cho môn phái hình thế. Chủ trương phái này vô cùng chú trọng hình thế của cuộc đất, căn cứ vào hình thế của các bộ phận long huyệt sa thuỷ, hướng đi đến để luận cát hung. Hình thế phải phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là phái loan đầu, phái hình tượng và phái hình pháp. 3 tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó có thể phân chia rạch ròi.

- Phái loan đầu: Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan sát long mạch đến đi tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy đi luận cát hung cho huyệt.

- Phái hình tượng: Là một phái vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này cũng căn cứ vào hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng vô cùng đa dạng như những con vật như rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương... sau đó căn cứ ào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc hoạ.

- Phái hình pháp: Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở phái loan đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự cát hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm.
3 tiểu phái trên ranh rới không rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.

Phái lý khí dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Trên căn cứ này để luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch nhà ở.

Về lý khí có các tiểu phái sau :

- Phái Bát Trạch: Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phải này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao ? mặt khác quan niệm căn cứ vào Bát Trạch để phân chia công cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn. Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.

- Mệnh lý phái: Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của các sơn hướng để tìm ra các sao chiếu. Sau đó luận theo âm dương ngũ hành hỷ kỵ để tìm ra phương vị phù hợp. kết hợp thêm với trang sức, máu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố, hoả giải phù hợp.

- Phái Tam Hợp: Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch có tương hợp hay không. Với thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn thuỷ đến thủy đi, thuỷ đến chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử. Thuỷ đi chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch.

- Phái Phiên Quái: Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hìnhh thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân, tả phụ, hữu bật phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.

- Phái tinh túc: Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với loan đầu núi sông để luận đoán cát hung.

- Huyền Không phi tinh quái: Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm

Phong Thuỷ là gì ?

Phong Thuỷ là gì ?

Phong Thuỷ có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nó chi phối ảnh hưởng đến hoạ phúc cát hung của mỗi tổ chức, mỗi dòng họ cũng như mỗi cá nhân. Vì vậy Phong Thuỷ thuộc vào "Tứ Đại Thiên Vương" tức 4 học thuyết lớn nhất của nền văn hoá Trung Hoa, đó là Dịch học, Phong Thuỷ học, Tướng Pháp và Bát Tự Pháp.

Vậy Phong Thuỷ là gì ?

Phong Thuỷ tức là Nước và Gió, là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của Địa lý đến đời sống hoạ phúc của con người. Cụ thể là sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến mỗi cá nhân. Vì người xưa quan niệm nước và khí có quan hệ mật thiết đến sức khoẻ và đời sống con người. Trong thực tế cũng luôn luôn diễn ra, nếu ta sống ở một môi trường địa lý thuận lợi, thoáng mát thì sức khoẻ tốt, dẫn đến thành công. Còn nếu cư trú ở nơi ẩm thấp tất sinh bệnh tật, thất bại.

Phong Thuỷ chia làm hai lĩnh vực :
- Âm phần: Nghiên cứu các huyệt vị để chôn thi hài người chết. Người xưa quan niệm khi người ta chết đi, phần hồn vẫn còn và chi phối hoạ phúc của con cháu. Vì vậy nếu được chôn vào các huyệt vị tốt thì đời sau con cháu sẽ phát đạt về công danh, tài lộc giàu có.
- Dương phần: Nghiên cứu các huyệt vị để làm nhà, cách thức xây dựng, kiến trúc công trình xây dựng, nội thất nhà ở. Những điều đó cũng chi phối đến hoạ phúc cát hung của gia chủ.

Người xưa quan niệm : Số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức ngày, giờ sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của Âm phần và Dương phần: “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”
Vì vậy, Phong Thuỷ có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu Phong Thuỷ tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

Về Dương Trạch tức Phong Thuỷ của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất, ... Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành Phong Thuỷ tốt cho ngôi nhà.

Hiện tại người ta không ngừng tranh luận về tính đúng đắn, sự khen chê tất cả đều có. Nhưng cho dù có nhiều quan niệm đối nghịch thì Phong Thuỷ tự nó vẫn tồn tại trải qua hàng nghìn năm phát triển, hiên ngang thách thức khoa học hiện đại. Một khoa học chỉ tồn tại và trường tồn được với thời gian nếu nó khẳng định được tính đúng đắn của mình trong thực tế. Và Phong Thuỷ đã đạt được điều đó, nếu không chắc hẳn nó đã không thể trải qua một thời kỳ tồn tại và phát triển lâu đến như vậy.

Ngay từ thời cổ xưa, cha ông ta đã biết chọn những hang động kín đáo an toàn để tránh mưa tránh bão, chọn những nơi màu mỡ để canh tác nông nghiệp. Ngày nay dù Phương Tây hay Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Tóm lại ít nhiều kiến trúc nhà cửa đều liên quan đến Phong Thuỷ.

Cần nhắc lại rằng Phong là Gió, Thuỷ là nước, người xưa coi khí như một khái niệm vô hình quyết định sự sinh tồn, tốt xấu của toàn bộ sự vật và đới sống con người. Khái niệm "Khí" vô hình nhưng sự biểu hiện cụ thể của nó chính là Gió và Nước. Phong Thuỷ là môn khoa học thần bí nghiên cứu về việc chọn đất, chọn hướng, bố trí nội thất nhằm tối ưu nhà ở, đem lại những điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại và phát triển của cuộc sống con người.