Khái niệm về Khí
Học thuyết Âm Dương là học thuyết quan trọng nhất của văn hoá thần bí Trung Hoa. Người xưa cho rằng, mọi vật đều phát sinh từ các nguồn năng lượng khác nhau trong vũ trụ, nguồn năng lượng ấy gọi là Khí, tất cả mọi vật chất đều do khí tạo thành, khí tụ lại thành hình, tan ra thì lại trở về khí. Như vậy khí là một khái niệm trừu tượng nhưng hiện hữu, vô hình, vô ảnh nhưng rất gần gũi hiển hiện xung quanh ta.
Người xưa qua quan sát các sự vật, hiện tượng mà khái quát hoá mọi vật trong vũ trụ được tạo thành từ hai loại khí là khí Âm và khí Dương. Từ đó xây dựng nên tư tưởng duy vật biện chứng đơn giản.
Khoa học ngày nay nhất là khoa học nguyên tử cũng đã kết luận mọi vật cấu thành từ những nguyên tử, nguyên tử lại được tạo thành từ những hạt siêu nhỏ như proton, notron, các hạt này lại được tạo thành từ những hạt nhỏ hơn siêu mịn là các hạt quaze. Câu hỏi đặt ra là các hạt quaze lại được cấu tạo từ những hạt gì? Cứ như vậy vật chất cứ nhỏ mãi và trở thành hạt trường là môi trường mà nhà vật lý học Anhxtanh đã khám phá ra, còn người xưa cho đó là trạng thái vô sinh, vô diệt, đó chính là Đạo. Như vậy quan niệm xưa tuy mơ hồ nhưng rất chính xác và có tính tổng quát bao trùm rất lớn, hàm chứa mà nhiều vấn đề khoa học hiện đại không thể lý giải hết được về vũ trụ, tự nhiên và xã hội.
Khí cũng là sự giải thích rõ ràng nhất về hiện tượng "Quỷ" hay "Thần" mà chúng ta thường gặp trong các môn Phong Thuỷ, Tử Vi,... Vượng khí tức là khí tốt chính là "Thần" còn hung khí gieo rắc tai họa chính là "Quỷ".
Như vậy bản chất của Phong Thuỷ và các môn khoa học thần bí khác bắt nguồn từ Kinh Dịch đều là khoa học và duy vật chứ không phải là mê tín và duy tâm như nhiều người vẫn nghĩ.
No comments:
Post a Comment