Lập cực và phân hoạch các cung theo bát quái
Để xem xét khảo sát phong thuỷ cho bất kỳ một mảnh đất hoặc ngôi nhà nào chúng ta cũng cần xác định tâm điểm và phân hoạch các cung cho ngôi nhà, từ đó ứng dụng các lý thuyết Phong Thuỷ (Bát Trạch và Huyền Không) cho các cung đã được phân hoạch ấy, điều này được gọi là lập cực.
Trên toàn bộ bình diện rộng lớn của một khu vực hay một quần thể các ngôi nhà được gọi là đại cục, ứng dụng Phong Thuỷ cho cả một khu vực hay một quần thể nhiều ngôi nhà được gọi là Phong Thuỷ Đại Cục. Sau khi xem xét Phong Thuỷ của Đại Cục rồi đi vào khảo sát cho từng ngôi nhà hoặc từng căn phòng nhỏ trong một ngôi nhà gọi là xem xét Phong Thuỷ Tiểu Cục.
Đối với việc phân hoạch các cung theo Bát Quái cho Đại Cục cũng như Tiểu Cục cần xác định tâm đểm cuả thế đất. Sau khi xác định tâm điểm rồi mới hạ la bàn tại tâm để phân hoạch 8 cung theo Bát Quái. Tâm điểm được coi là trọng tâm của miếng đất (đối với dạng đa giác). Ta thường gặp thế đất hình vuông, hình chữ nhật thì tâm điểm được lấy là giao điểm hai đường chéo. Đối với thế đất lệch lạc nhiều góc khuyết hoặc góc thừa thì phương pháp chung là loại bỏ các góc thừa hoặc bổ sung các góc thiếu rồi quy về dạng hình vuông hoặc chữ nhật.
Sau khi xác định được tâm điểm tiến hành hạ la bàn chia đều thành 8 cung đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, tây bắc và đông bắc. Theo hậu thiên Bát Quái ứng với các cung chấn, đoài, ly, khảm, tốn, khôn, càn và cấn.
Các hình thế bên ngoài địa thế khảo sát như núi, sông,... cũng như các cách cuộc bên trong như các phòng ốc, công trình xây dựng được khảo sát theo từng cung sau khi đã phân hoạch để luận đoán cát hung cũng như cách thức sửa đổi hợp theo Phong Thuỷ.
Ví dụ : Cổng nằm ở cung khôn, cửa chính nằm ở cung khôn, bếp ở cung càn là quan hệ tây vị đồng cư rất tốt - theo Bát trạch. Trước nhà có sông hồ là thuận hợp vì theo vận khí của Huyền Không phương tây nam thuộc cung khôn là phương linh thần rất cần thuỷ.
No comments:
Post a Comment