Saturday, October 12, 2013

Chính sơn chính hướng

Chính sơn chính hướng

Tuyến chính hướng là đường thẳng góc đè lên chính giữa chữ nào đó. Lập chính sơn chính hướng mục đích là để chọn khí của quẻ sơn và hướng được thuần khiết, không pha tạp. Lập tuyến kiêm hướng là lệch sang trái hay sang phải để kiêm trái hoặc kiêm phải. Nếu lệch đến một độ số nhất định (theo lý thuyết là từ 3 độ trở lên) thì không còn là quẻ thuần nữa, khi ấy xuất hiện kiêm quái hay kiêm hướng. Nếu lệch ra khỏi quẻ sẽ phạm sai lầm “hướng xuất quái”. Nếu lệch bên trong sẽ phạm sai lầm khí âm dương lẫn lộn. Tuyến không thể lập trạch, nói đơn giản là các tuyến phạm đại không vong và tiểu không vong. Phạm đại không vong chủ về đại hung, hao người tốn của rất nặng. Phạm tiểu không vong thì dẫn đến hung sát, làm ngưới không yên, gia đạo bất ổn. Phạm ngũ hành lẫn lộn dẫn đến khí sát, có thể hao tổn tiền tài, người nhà ốm đau.
Phương pháp lập tuyến đúng phép gọi là “hợp tuyến pháp” nghĩa là không những phải hợp lý với tinh bàn, mà còn phải phù hợp với hình thế bên ngoài. Nếu vì hoàn cảnh bắt buộc phải lập trạch mà xuất hiện kiêm hướng thì phải dùng phương pháp quẻ thế để lý khí và hình thế phù hợp với nhau. Nếu hoàn cảnh địa hình rơi vào vị trí “không vong” thì đành bỏ cuộc đất ấy, không dùng kẻo mang hoạ.
Huyền không phong thuỷ rất coi trọng vấn đề thuần khí.xem nó như là yếu tố đầu tiên quyết định họa phúc, sang hèn của một căn nhà. Như nhà kiêm hướng khi lập tinh bàn thế thấy vượng sơn vượng hướng, cho dù được vậy thì vượng mà không vượng vì khí đã pha tạp. Khi an cổng cửa củng phải lưu ý đến vấn đề thuần khí. Xin được nhắc lại:
THIÊN NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương: CÀN-KHÔN-CẤN-TỐN
• 4 sơn âm: TÝ-NGỌ-MÃO-DẬU

NHÂN NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương: DẦN-THÂN-TỴ-HƠI
• 4 sơn âm: ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ

ĐỊA NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương : GIÁP-CANH-NHÂM-BÍNH
• 4 sơn âm: THÌN-TUẤT-SỬU-MÙI
Ngoài vấn đề thuần khí âm dương Khi an cổng, ngõ lại còn phải áp dụng phép phân kim sẽ được trình bày ở những hồi sau


Phân kim

Cuối đời Thanh, Thẩm trúc Nhưng tiên sinh, ngưới Tiền Đường là một phong thủy gia lỗi lạc cả về Bát Trạch lẫn Huyền Không đã đính chính lại cách phân kim của Tưởng bàn. Mỗi sơn giữ 5 vị trí, mỗi vị trí chiếm 3 độ.
Phương pháp phân kim cụ thể như sau:
_ Sơn Tý có: Giáp Tý (kim), Bính Tý (thuỷ), Mậu Tý (hoả), Canh Tý (thổ), Nhâm Tý (mộc).
_ Sơn Quí có : Giáp Tý (kim), Bính Tý (thuỷ), Mậu Tý (hoả), Canh Tý (thổ), Nhâm Tý (mộc).
_ Sơn Sửu có: Ất Sửu(kim), Đinh Sửu (thuỷ), Kỷ Sửu (hoả), Tân Sửu (thổ), Quí Sửu (mộc)
_ Sơn Cấn có : Ất Sửu(kim), Đinh Sửu (thuỷ), Kỷ Sửu (hoả), Tân Sửu (thổ), Quí Sửu (mộc)
_ Sơn Dần có : Bính Dần (hoả), Mậu Dần (thổ). Canh Dần (mộc), Nhâm Dần (kim), Giáp Dần (thuỷ)
_ Sơn Giáp có : Bính Dần (hoả), Mậu Dần (thổ). Canh Dần (mộc), Nhâm Dần (kim), Giáp Dần (thuỷ)
_ Sơn Mão có : Đinh Mão (hoả), Kỷ Mão (thổ), Tân Mão (mộc), Quí Mão (kim), Ất Mão (thuỷ)
_ Sơn Ất có : Đinh Mão (hoả), Kỷ Mão (thổ), Tân Mão (mộc), Quí Mão (kim), Ất Mão (thuỷ)
_ Sơn Thìn có : Mậu Thìn (mộc), Canh Thìn (kim), Nhâm Thìn (thuỷ), Giáp Thìn (hoả), Bính Thìn (thổ)
_ Sơn Tốn có : Mậu Thìn (mộc), Canh Thìn (kim), Nhâm Thìn (thuỷ), Giáp Thìn (hoả), Bính Thìn (thổ)
_ Sơn Tỵ có : Kỷ Tỵ (mộc), Tân Tỵ (kim), Quí Tỵ (thuỷ), Ất Tỵ (hoả), Đinh Tỵ (thổ)
_ Sơn Bính có : Kỷ Tỵ (mộc), Tân Tỵ (kim), Quí Tỵ (thuỷ), Ất Tỵ (hoả), Đinh Tỵ (thổ)
_ Sơn Ngọ có : Canh Ngọ (thổ), Nhâm Ngọ (môc), Giáp Ngọ (kim), Bính Ngọ (thuỷ), Mậu Ngọ (hoả)
_ Sơn Đinh có : Canh Ngọ (thổ), Nhâm Ngọ (môc), Giáp Ngọ (kim), Bính Ngọ (thuỷ), Mậu Ngọ (hoả)
_ Sơn Mùi có : Ất Mùi (kim), Đinh Mùi (thuỷ), Kỷ Mùi (hoả), Tân Mùi (thổ), Quí Mùi (mộc)
_ Sơn Khôn có : Ất Mùi (kim), Đinh Mùi (thuỷ), Kỷ Mùi (hoả), Tân Mùi (thổ), Quí Mùi (mộc)
_ Sơn Thân có : Nhâm Thân (kim), Giáp Thân (thuỷ), Bính Thân (hoả), Mậu THân (thổ), Canh Thân (mộc)
_ Sơn Canh có : Nhâm Thân (kim), Giáp Thân (thuỷ), Bính Thân (hoả), Mậu THân (thổ), Canh Thân (mộc)
_ Sơn Dậu có : Quí Dậu (kim), Ất Dậu (thuỷ), Đinh Dậu (hoả), KỶ Dậu (thổ), Tân Dậu (mộc)
_ Sơn Tân có : Quí Dậu (kim), Ất Dậu (thuỷ), Đinh Dậu (hoả), KỶ Dậu (thổ), Tân Dậu (mộc)
_ Sơn Tuất có : Giáp Tuất (hoả), Bính Tuất (thổ), Mậu Tuất (mộc), Canh Tuất (kim), Nhâm Tuất (thuỷ)
_ Sơn Kiền có : Giáp Tuất (hoả), Bính Tuất (thổ), Mậu Tuất (mộc), Canh Tuất (kim), Nhâm Tuất (thuỷ)
_ Sơn Hợi có : Ất Hợi (hoả), Đinh Hợi (thổ), Kỷ Hợi (mộc), Tân Hợi (kim), Quí HỢi (thuỷ)
_ Sơn Nhâm có : Ất Hợi (hoả), Đinh Hợi (thổ), Kỷ Hợi (mộc), Tân Hợi (kim), Quí HỢi (thuỷ)
Nguyên tắc sử dụng phân kim là ở chỗ vượng thì tiết giảm, suy thì bổ cứu, tránh hung theo cát, tức tránh tương khắc (nếu khắc xuất là tiết), theo cát (sinh nhập, ngang hoà là cát, sinh xuất là tiết). Tóm lại là phải vận dụng linh hoạt.
Thí dụ : Vận 8 sơn càn hướng tốn.
Địa bàn chính châm của sơn Càn có : Giáp Tuất hoả, Bính Tuất thổ, Mậu Tuất mộc, Canh Tuất kim, Nhâm Tuất thuỷ. Nay vận 8 , Bát là quẻ Cấn thuộc thổ: lấy năm hạng mục nạp âm ngũ hành phân kim trên để luận sinh khắc thì :
_ Giáp Tuất hoả, tức hoả sinh thổ, khí của thể được sinh nhiều nên luận là cát lợi.
_ Bính Tuất thổ, tức tỵ hoà nên luận cát lợi.
_ Mậu Tuất mộc, tức mộc khắc thổ, khí của thể bị khắc, sát khí quá nặng nên luận hung.
_ Canh Tuất kim, tức thổ sanh kim, khí của thể bị tiết quá nhiều nên luận không cát lợi.
_ Nhâm Tuất thuỷ, tức thổ khắc thuỷ, khí của thể cũng bị hao tổn
_ Lại coi nạp âm của ngày tháng năm nhập trạch xem sinh khắc thế nào với phân kim thì mới gọi là hoàn hảo
Ngoài ra cần lưu ý đến làn ranh phân kim, nếu phạm sẽ dẫn đến ngũ hành lẫn lộn mà có nhiều hung sát
BẢNG TỔNG HỢP của Bác KÉP NHỰT
1_ Trong vòng tròn có 24 sơn: màu đỏ là dương, màu đen là âm.
2_ Trong vòng tròn chia thành 120 phân kim và vòng tròn có 8 hướng: màu đỏ là hoả, vàng là thổ, đen (vì màu trắng không viềt được) là kim, màu xanh dương là thuỷ, màu xanh lá cây là mộc


Phục ngâm, phản ngâm

Chúng ta đã biết mỗi cung hướng đều đi liền với một số của cửu tinh như: 2, 5, 8 là cung khôn, cung cấn. 3, 7 là cung chấn cung đoài. 4, 6 là cung tốn, cung càn. 1, 9 là cung khảm cung ly. Khi lập tinh bàn mà gặp trường hợp phi tinh của sơn hoặc hướng là ngũ hoàng nhập trung cung, nếu bay thuận thì số của phi tinh giống số của địa bàn đó là bị phục ngâm, nếu đi nghịch thì số của phi tinh nằm ở cung đối diện với số của địa bàn đó là bị phản ngâm.
* Phục ngâm: tức là tăng năng lực vì cùng một số, lúc đó năng lực cửa cửu tinh là tốt hay xấu sẽ tăng lên gấp nhiều lần


* Phản ngâm: Tức là lực đối kháng lại, cũng làm năng lực của cửu tinh tăng lên gấp nhiều lần nhưng ở chiều ngược lại


- Nếu hướng tinh là vượng tinh mà lại bị Phản Ngâm hay Phục ngâm: trường hợp này không ngại, chỉ cần có thuỷ ở hướng (tức phương có vượng tinh) là vẫn có thể dùng được. Như trường hợp nhà Khôn hướng Cấn vận 8, nhà có hướng tinh 8 nằm ở phía TÂY NAM (tức phương toạ) tức là bị Phản ngâm. Nhưng trong vận 8, hướng tinh Bát bạch là vượng tinh, nếu đắc thuỷ thì vẫn tốt như thường. Tuy nhiên, nếu đến cuối vận 8 mà không tu sửa nhà hay dời chỗ ở thì lúc đó tai hoạ mới xảy ra. Ngược lại, nếu nhà có vượng tinh bị Phục ngâm, như trường hợp nhà toạ MÙI, hướng SỬU trong vận 8, nếu đầu hướng có cửa hay thuỷ cũng đều tốt như thường, dù biết rằng trong vận 8 mà có thuỷ ở phía ĐÔNG BẮC là bị Linh thần thuỷ, chủ phá tài.
- Trường hợp hướng tinh là khí suy, tử mà lại bị Phản, Phục ngâm: nếu trong những trường hợp này, hướng tinh bị Phản, Phục ngâm lại nằm chung với vượng tinh của sơn thì có thể dùng cách "dùng sơn để chế ngự thuỷ", tức là xây nhà cao, đắp đất. trồng cây cao tại nơi đó để "xuất sát" của thuỷ thần bị Phản, Phục ngâm. Ngược lại, nếu cả sơn và hướng tinh đều là khí suy tử thì 1 là tránh làm động chỗ đó. Nếu nơi đó là cửa ra vào thì nên dời cửa đi nơi khác. Nếu nơi đó là 1 khu vực của căn nhà thì tránh dùng làm phòng ăn, phòng ngủ, buồng tắm... chỉ có thể dùng làm nhà kho hoặc bỏ trống là tốt nhất. Nếu là phòng ngủ thì còn cần để ý xem phương vị của cửa phòng có nằm tại phương bị Phản, phục ngâm hay không? Nếu có thì cũng phải tránh. Còn cách thứ 2 là dùng phương pháp hoá giải tức là nếu sao bị Phản, Phục ngâm là hành Thổ thì dùng Kim hoá, nếu là hành Thuỷ thì dùng Mộc hoá... để làm giảm nhẹ mọi tai hoạ đi thôi.
- Nếu sơn tinh là vượng tinh mà lại bị Phản, Phục ngâm thì cũng không ngại. Nơi đó nếu có nhà cao hay cây cối, gò đống thì vẫn tốt cho vận đó, chỉ đến vận sau mới đáng ngại cho nhân đinh.
- Trường hợp Sơn tinh bị Phản, Phục ngâm: nếu sơn tinh nằm chung với vượng tinh của hướng ở cùng 1 cung thì dùng cách "đắc thuỷ để thu sơn" mà hoá giải. Nếu cả sơn tinh lẫn hướng tinh đều là khí suy tử thì cũng theo những cách đã nói ở phần trên mà hoá giải.
- Trường hợp Hướng tinh hoặc Sơn tinh toàn bàn phản hay phục ngâm (đây là trường hợp Ngũ hoàng nhập trung cung). Nếu nơi hướng tinh vượng có thủy và sơn tinh vượng có sơn thì có thể chế ngự được. Chỉ khi qua vận sau nếu không tu sửa lại thì tai họa mới đến. 

 

No comments: