Phong Thủy Huyền Không
Nói về hai chữ HUYỀN KHÔNG
Chương trọng Sơn nói:” Vô định, vô cứ, không phương hướng, không góc
cạnh, không khởi đầu, không kết thúc, không hình thể, không dấu vết, tồn
tại khắp nơi, không lúc nào không có. Đấy gọi là Huyền Không”
Lạc Sĩ Bằng viết:”Huyền nghĩa là trời đất khiến nó như thế. Không nghĩa
là đất phải bẩm thụ như thế. Chính vì chú trọng mặt đất như thế thì có
gì là “Không”? Nhưng đất cũng có lưu động, thông dòng. Đấy chính là chỗ
“không” của mặt đất vậy. Đấy cũng chính là chỗ xảo diệu, khéo léo của
đất vậy.
Thẩm Trúc Nhưng giải thích về Huyền Không: “Huyền nghĩa là nhất (một)
(Huyền giả nhất dã). Không cũng là vạch liền trong bát quái. Song “không
“ở đây không phải là không có gì mà không ở đây vẫn bao hàm cái có.
Các học giả Thiên Trúc (Ấn Độ) nói về chữ “không”:
Sắc bất dị không
Không bất dị sắc
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thụ tưởng hành thức
Diêc phục như thị
“Sắc(vật) chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không,
không tức là sắc. Cái cảm nhận và suy nghĩ cũng hệt như vậy”.
Khái niệm không ở đây phải dựa vào khái niệm có mà nên vậy.
HUYỀN KHÔNG là sự đến từ hư vô rồi trở về hư vô. Từ một đến chín, để suy
đoán sự sinh ra hay mất đi, thăng hay giáng, âm hay dương trong trời
đất.
Thế giới chúng ta đang sống, con người – trời – đất , thời gian và không
gian, mỗi cái đều khác nhau. Nhưng cùng tồn tại theo một qui luật chung
trong mối quân bình hài hòa, Chúng đã ở đúng trong vị trí mà chúng phải
tồn tại. Qui luật luôn biến đổi mà hài hòa cân đối đó chính là thuật
“phong thủy” mà Huyền Không địa lý nghiên cứu.
Sơn –tĩnh, Thủy – động, nhưng có mối quan hệ quân bình với nhau. Không
thể chỉ dùng mắt thường để xem mà phải dùng “tâm nhãn” để xem nữa.
HUYỀN KHÔNG nghiên cứu sự thay đổi, biến hóa của sự vật, biểu thị bằng
các số từ 1 đến 9 di chuyển theo một quĩ đạo nhất định là vòng “Lường
thiên xích”
Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách "Trạch vận tân án" có viết:
Thùy đắc Lượng thiên Xích nhất chi,
Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,
Tử sinh đắc thất tùy thám sách,
Quá hiện vị lai liễu liễu tri
Tạm dịch:
Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích,
Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,
Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,
Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cho nên Huyền khôngđịa lý là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9
con số theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà
đoán định sự thịnh, suy, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay
phần mộ (âm trạch).
Lạc thư, Hà đồ và Lượng thiên Xích
Hãy coi thử ma phương sau:
Tổng số của các cạnh hay đường chéo đều bằng 15. Đây chính là cân bằng của vũ trụ
1-Hà Đồ: Hà Đồ có 10 số: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. Tổng số Hà Đồ là 55. Năm
số lẻ là số dương tức số trời được biểu tượng bắng những chấm trắng.
Tổng số các số trời là 1+3+5+7+9= 25. Năm số âm là số chẵn tức số đất
biểu thị bằng những chấm đen. Tổng số các số đất: 2+4+6+8+10 = 30. Tổng
cộng số trời đất là 55. Do đó “Dịch từ thượng” nói: số trời có 5, số đất
có 5. Năm ngôi cùng tương tác mà hợp với nhau. Số trời là 25, số đất là
30, tổng số là 55, các số đó tạo nên sự biến hóa và điều hành quỷ thần.
Theo Chu Hy, 5 ngôi tương đắc mà đều hợp với nhau. Theo “Dịch hệ từ
thượng”: Ở trên là chỉ sự xếp đặt 5 cặp số của Hà Đồ, cứ một số trời hợp
với một số đất, 1-6 ở dưới, 2-7 ở trên, 3-8 ở bên trái, 4-9 ở bên phải
và 5 hợp với 10 ở trung cung. Hà Đồ là bức đồ đầu tiên của Kinh Dịch, sự
vận hành của nó theo chiều tương sinh của ngũ hành, vì ngũ hành có
tương sinh thì muôn vật mới luôn luôn tiến hóa , biểu hiện sự sinh sinh
nối tiếp nhau không ngừng của đạo dịch. Bắt đầu từ Bắc đến Đông, vì Thủy
sinh Mộc, qua Nam, vì Mộc sinh Hỏa, vào trung ương, vì Hỏa sinh Thổ, đi
qua Tây , vì Thổ sinh Kim, trở về Bắc , vì Kim sinh Thủy. Vậy đường vận
hành khởi từ Bắc ở dưới, qua bên trái, lên phía trên,vào trung ương,
sang bên phải, lại về Bắc ( Theo quan điểm Á Đông vì ở Bắc bán cầu: Phía
Bắc biểu trưng cho hàn lạnh nên thuộc Thủy, Phía Nam biểu trưng cho ấm
nóng, nên thuộc Hỏa. Phía Đông biểu trưng cho sự trỗi dậy, nên thuộc
Mộc. Phía Tây biểu trưng cho bền chắc, nên thuộc Kim. Trong khi đó Nam
Bán Cầu thì vị trí Hỏa và Thủy sẽ đổi cho nhau, điều này lý giải phía
Nam bán cầu “lường thiên xích” bay ngược với Bắc bán cầu)
Theo truyền thuyết thì vua phục Hy bên tàu thấy thần Mã xuất hiện ở sông
hoàng hà, trên lưng có chữ số theo 4 phương vị BẮC – NAM – ĐÔNG – TÂY
nên ghi chép lại, gọi là hà đồ
Khẩu quyết của hà đồ như sau:
“Nhất – Lục công tông, vi Thủy cư BẮC.
Nhị - Thất đồng đạo, vi Hỏa cư NAM.
Tam – Bát vi bằng, vi Mộc cư ĐÔNG.
Tứ - Cửu tác hữu, vi Kim cư TÂY.
Ngũ – Thập cư trung, vi Thổ cư Trung”
Tạm dịch là:
“ 1 - 6 đồng tông (cùng gốc), là thủy cư phương BẮC.
2 – 7 đồng đạo (cùng chí hướng), là Hỏa đóng ở phương NAM
3 – 8 là bè bạn, là Mộc đóng ở phương ĐÔNG
4 – 9 anh em, là Kim đóng ở phương TÂY
5 – 10 là Thổ nằm ở chính giữa”
Dựa vào khẩu quyết, có thể biết vào thời Phục Hy, ngưới ta chỉ biết có 4 hướng là : ĐÔNG-TÂY-NAM-BẮC mà thôi.
2 – Lạc Thư: Lạc Thư có 9 số. Số lẻ là số trời hay dương số. Tồng số các
số lẻ 1+3+5+7+9 = 25. Số chẵn là số đất. Tổng số các số chẵn là 2+4+6+8
= 20. Lạc thư vận hành khởi từ Thủy qua đến Hỏa, vì Thủy khắc Hỏa, Hỏa
lên Kim, vì Hỏa khắc kim, đến Mộc vì Kim khắc Mộc, vào Thổ, vì Mộc khắc
Thổ, rồi lại về Thủy, vì Thổ khắc Thủy.
Theo truyền thuyết vua VŨ khi trị thủy trên sông Lạc thì gặp rùa thần
nổi lên, trên lưng có đồ hình phương vị của cửu tinh. Vua Vũ sao chép
lại và gọi đó là Lạc Thư.
Khẩu quyết của Lạc Thư :
“Đời Cửu, lý Nhất; tả Tam, hữu Thất; Nhị-Tứ vi kiên; Lục-Bát vi túc; Ngũ cư trung vị”
Có nghĩa là : “ Trên đội 9, dưới đạp 1; bên trái 3; bên phải 7; vai là 4 và 2; chân là 6 và 8; còn 5 ở chính giữa”
No comments:
Post a Comment