Hướng nhà và Tâm nhà
1- Hướng nhà:
Hướng nhà là một trong nhiều căn bản của Huyền Không Phi Tinh. Tuy là
căn bản nhưng lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm . Nếu không thì sẻ nhận thức
sai về phương hướng của căn nhà . Phái phi tinh dùng hướng nhà chứ
không dùng hướng cửa như phái bát trạch
Đại đa số hướng nhà đều đi chung với hướng cửa ngoại trừ vài trường hợp
như cửa mở bên hông nhà, nhà có kiến trúc khác thường, v.v.
Nói một cách đơn giản thì hướng nhà phải là hướng đối ngược với hướng
của người đi tới nhà . Như người đi tới hướng Nam để tới nhà thì hướng
nhà là hướng bắc.
Có người dùng cách lấy dương làm hướng, theo cách này thì dương là nơi
khí động, có thủy, thấp v.v. Như vậy sẻ gặp nhiều trường hợp rất khó
quyết định, thí dụ như có nhà phía sau trống trải và thấp còn phía trước
thì có đường lộ và đôi khi cao hơn phía sau vậy làm sao định hướng. Có
nhà phía sau rộng và thoáng, phía trước hẹp lại có đường .
Khi phân vân thì ta phải lập nhiều tinh bàn rồi so sánh với diễn biến đã
sảy ra trong nhà đó phù hợp với tinh bàn nào thì dùng tinh bàn của
hướng đó.
Đo hướng nhà thì đơn giản hơn nhận định hướng, chỉ cần chọn một vách nhà
song song với hướng của nhà, sau đó căng một sợi giây song song với
vách đó và chạy ra khỏi nhà khoản 2-3 mét . Để la bàn song song với sợi
giây đó và xem bao nhiêu độ . Nếu có khả năng canh bằng mắt thì không
cần dùng giây .
Trong một vài trường hợp không có vách nào song song với hướng nhà thì
chọn một vách vuông gốc với hướng nhà mà đo, sau đó cộng hoặc trừ 90 độ
thì sẻ được hướng nhà
Tại sao phải làm như dưới đây ? Tại gì đó là một cách đo chính xác nhất
mà không cần phải có nhiều kinh nghiệm. Có người thì đứng giửa nhà hay
trước cửa nhìn ra hoặc đứng trước nhà nhìn vào v.v. Những cách này không
thể chính xác được . Tại sao ? đó là gì la bàn không có điểm tựa, và
người đứng không có điểm tựa, nhích một chút là đã sai lệch thấp nhất
củng 1 độ. Sai lệch 1 độ là rất lớn có thể dẩn tới kết quả đảo ngược .
Tại sao? đó là gì khi phân kim ta phân 24 sơn ra 60 long rồi có người
lại phân ra 384 quẻ như vậy 0.5 độ đã có thể từ quẻ này sang quẻ khác
rồi đừng nói gì tới 1 độ
Dụng cụ để đo hướng nhà là la bàn (dụng cụ chuyên nghiệp là La kinh)
2- Tâm nhà :
Tâm nhà củng như hướng nhà là một căn bản mà người học phong thủy lẩn
người muốn xem phong thủy cần biết . Nếu lấy hướng sai thì xem phong
thủy sẻ sai, nếu lấy tâm nhà sai thì xem phong thủy củng sai .
Đại đa số những thầy phong thủy đều dựa vào kinh nghiệm của mình và mức
phán đoán của mình mà chọn tâm nhà . Mức độ chính xác dựa theo cách này
thì tùy theo kinh nghiệm của mổi người .
Nhưng nếu dựa vào bản vẻ và toán học để tìm tâm nhà thì mức độ chính xác
sẻ cao và không phân biệt giửa người không có kinh nghiệm và người có
kinh nghiệm .
Tâm nhà trong phong thủy gọi là thái cực và củng có nhiều người gọi là
thiên tâm. Thái cực là danh từ dùng chung cho các tâm điểm chứ không
riêng về tâm nhà . Mọi vật đều có thái cực và ý nghĩa của thái cực là
điểm giửa của các vật, nơi mà vật đó phụ thuộc vào để giử thăng bằng .
Hình dạng nhà cửa ngày nay cũng rất phức tạp và đa dạng, khiến cho việc
tìm tâm nhà đang từ là 1 vấn đề dễ dàng đôi lúc cũng trở nên khó khăn.
Đối với những nhà được xây theo hình vuông hay hình chữ nhật thì tâm nhà
là giao điểm của 2 đường chéo.
Đối với những nhà có hình tam giác, lục giác, hình thang... thì cách
tính tâm nhà cũng là cách tính tâm những hình này trong các lớp toán
tiểu học. Còn đối với những nhà có nhiều góc cạnh không đồng đều thì
việc định tâm nhà tương đối khó khăn hơn. Phương pháp đơn giản nhất để
tìm tâm của những căn nhà này (và ngay cả những nhà hình tam giác, lục
giác...) là vẽ sơ đồ nhà lên giấy kẻ ô vuông theo đúng tỉ lệ kích thước
của căn nhà, rồi in hình đó sang 1 tấm bìa cứng. Sau đó cắt hết những
phần thừa của tấm bìa cứng đi, chỉ để lại phần sơ đồ căn nhà mà thôi.
Rồi lấy 1 vật nhọn (như đầu viết chì, viết big...) để nâng tấm bìa cứng
có hình sơ đồ căn nhà lên. Tới lúc nó có thể nằm thăng bằng trên đầu cây
viết thì điểm đó chính là tâm của căn nhà. Dùng bút chì để đánh dấu
điểm đó, xong bạn vẽ 2 đường thẳng đi ngang qua điểm đó: 1 đường thẳng
góc với 2 bên hông nhà; 1 đường thẳng góc với 2 mặt trước, sau của căn
nhà. Đường thẳng thứ 2 này sẽ là tọa và hướng của căn nhà. Từ đường
thẳng này bạn có thể phân ra 8 hướng và 24 sơn chung quanh nhà để xác
định chính xác vị trí của mọi thứ trong nhà trước khi luận đoán cát,
hung, hay tìm cách sửa đổi Phong thủy cho căn nhà đó.
3- Vẽ sơ đồ nhà:
Trước hết ta cần có giấy trắng kẻ ô vuông và một cây thước đo. Ta đo
chiều dài, chiều rộng của căn nhà là bao nhiêu mét (hay feet), rồi tùy
theo nhà lớn hay nhỏ mà tính theo tỷ lệ cứ 1mét hay 1 feet = 1 ô hay 2 ô
trên giấy. Kế đến, ta vẽ cách bố trí cuả căn nhà, như cửa chính, cửa
sau, cửa sổ, phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu
thang, v.v., theo từng khu vực trong khuôn viên của 4 bức tường. Dĩ
nhiên là phải đo kích thước và tính tỷ lệ trước khi vẽ, ví dụ nếu ta
muốn vẽ vị trí bếp thì phải đo xem nó cách bức tường phía trước (hay
phía sau) khoảng bao nhiêu. Và cách bức tường bên phải (hoặc bên trái)
khoảng bao nhiêu. Rồi nó lớn khoảng bao nhiêu. Và nhìn về bức tường
nào?...
Sau đó, ta áp dụng cách tìm tâm nhà như đã nói ở trên để xác định tâm
nhà trên sơ đồ vừa vẽ xong. Kết hợp với cách tìm và đo hướng nhà (đã nói
ở bài trước) ta sẻ xác định được 8 hướng trên sơ đồ nhà. Như vậy là ta
có được một sơ đồ nhà hoàn chỉnh.
Nếu các bạn dùng phần mềm AUTOCAD để vẽ và định tâm nhà thì sẽ cho chính xác khá cao.
No comments:
Post a Comment